Primary Menu
Secondary Menu

[smr] Kinh điển và Pháp tu Đức Phật A Di Đà

A Di Đà có Bi Nguyện rộng lớn, Tâm từ sâu xa mà Pháp môn Niệm Phật ấy lại đơn giản dễ hành nên trong Phật giáo Đại thừa, Đức Phật A Di Đà chiếm địa vị rất trọng yếu.

1. Danh hiệu

A Di Đà có nghĩa là bất tử, mang đặc tính trường thọ. A Di Đà có tên Phạn là Amita nghĩa là vô lượng quang, vô lượng thọ.
Phật A Di Đà là giáo chủ của Thế giới Cực Lạc Tây Phương. Trong quốc thổ Cực Lạc, chúng sinh có thọ mệnh là vô lượng. Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà là ánh sáng vô lượng, thọ mạng là vô lượng, cho nên chúng sinh của thế giới Cực Lạc có thọ mạng kéo dài liên tục chẳng dứt, có thể dùng sự bất đoạn đó mà tu hành. Tu hành ở thế giới Cực Lạc có thể đạt được tính nhất quán, cũng ở trong thế giới này nhất định được thành tựu.
A Di Đà có Bi Nguyện rộng lớn, Tâm từ sâu xa mà Pháp môn Niệm Phật ấy lại đơn giản dễ hành nên trong Phật giáo Đại thừa, Đức Phật A Di Đà chiếm địa vị rất trọng yếu.

2. Kinh điển

Đức Phật A Di Đà được nhắc đến rất nhiều các bộ kinh điển.
Một số bộ kinh trong Đại Tạng kinh như: Kinh A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh A Di Đà, Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sinh Tịnh Độ Thần Chú, Quán Niệm A Di Đà Phật Tướng Hải Tam Muội Công Đức Pháp Môn
Một số bộ kinh Mật tông: Vô Lượng Thọ Như Lai Quán Hạnh Cúng Dường Nghi Quỹ, Vô Lượng Thọ Như Lai Căn Bản Đà La Ni, Kinh Kim Cương Đỉnh Pháp Tu Hành Quán Tự Tại Vương Như Lai, Kinh Kim Cương Đỉnh Pháp Tu Hành Già Quán Tự Tại Vương Như Lai, Kinh Cửu Phẩm Vãng Sanh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà La Ni, Phật Nói Kinh Vô Lượng Công Đức Đà La Ni, Cực Lạc nguyện văn, Phật nói Kinh Đại Thừa Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni, Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ.

3. Hình tướng

Trong kinh điển, Phật A Di Đà có màu như trăm ngàn vạn ức vàng ròng Diêm Phù Đàn Trời Dạ Ma, thân Phật cao sáu mươi vạn ức Na Do Tha Hằng Hà Sa Do Tuần, Bạch Hào (lông mày) giữa hai lông mày (Tam Tinh) xoay bên phải uyển chuyển như năm tòa núi Tu Di, mắt Phật như bốn biển lớn xanh biếc, trong trắng rõ ràng, các lỗ chân lông nơi thân Phật phóng tỏa ánh sáng như núi Tu Di. Viên Quang (hào quang tròn) của Phật ấy như trăm ức ba ngàn Đại Thiên thế giới. Trong Viên Quang ấy có trăm ức Na Do Tha Hằng Hà Sa Hóa Phật, mỗi mỗi Hóa Phật cũng có đông nhiều vô số Hóa Bồ tát làm thị giả.
Hình tượng trên thế gian của Phật A Di Đà thường ngồi xếp bằng theo tư thế Kiết Già Kim Cương ngay ngắn, tay kết Định Ấn.
Đức Phật A Di Đà được thờ cùng Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Dược Sư thành Tam Thế Phật. Hoặc thờ cùng Bồ tát Đại Thế Chí và Bồ tát Quan Thế Âm thành Tam Thánh Tây Phương hoặc Di Đà Tam Tôn.
Phật Giáo Tây Tạng còn thờ Phật A Di Đà cùng Kim Cương Thủ Bồ tát và Liên Hoa Thủ Bồ tát.

4. Chủng tử, Thủ ấn và Chân ngôn Phật A Di Đà

– Chủng tử Phật A Di Đà trong thai tạng giới Mạn Đà La: chữ AM hay SAM
– Thủ ấn của Phật A Di Đà: có rất nhiều, được sử dụng nhiều nhất là A Di Đà Định Ấn, A Di Đà Phật Cửu Phẩm Ấn,
– Chân ngôn của Phật A Di Đà: có nhiều tùy thuộc hình tướng của tông phải. Được sử dụng nhiều là A Di Đà Tâm Chú hay Vô Lượng Thọ Như Lai Tâm Chân Ngôn, Vãng Sanh Quyết Định Chân Ngôn …



Add Comment