Primary Menu
Secondary Menu

[T1424] Di Sa Tắc Yết Ma Bổn

DI SA TẮC YẾT MA BỔN

Hán dịch: Đời Đường, chùa Khai Nghiệp, Sa môn Ái Đồng soạn Ngũ Phần Yết Ma
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Phàm các phép tắc yết-ma đều ứng dụng cho cả phàm và Thánh, tác pháp xướng rõ gọi là biện sự. Sự đã nhiều vô số thì pháp đâu có thể hạn cuộc. Khuôn phép rộng lớn làm sao có thể hợp được lời nói. Do đó, tôi đưa ra mười pháp để gồm thâu chung các việc, mỗi sự việc đều dựa vào những pháp này để nêu ra phép tắc đầy đủ:

Duyên khởi tác pháp.
Kết giải các giới.
Thọ xả các giới.
Y dược thọ tịnh.
Nghi thức Bố-tát.
Pháp tắc an cư.
Thanh tịnh Tự tứ.
Thọ thí chia y.
Sám hối các tội.
Trụ trì pháp linh tinh.

I. DUYÊN KHỞI TÁC PHÁP

(Cần đủ bảy nguyên nhân mới thành yết-ma, có mà không đủ thì phải khai ngăn).

1. Lượng việc đúng sai: Yết-ma đã nêu rõ sự việc, sự việc nêu ra cần đúng như pháp, trái giáo pháp, phạm giới thì Đức Phật không cho phép. Sự việc tuy nhiều nhưng đại khái chia làm ba loại:

– Tình như là người thọ giới.

– Phi tình như là kiết giới.

– Hai trường hợp cùng chung như là chỉ chỗ.

Hoặc nói ba nghĩa là người, pháp và sự. Người tức là người thọ giới… Pháp tức là pháp Tự tứ… Sự tức là kết giới… Sáu loại này đều gọi là sự. Còn như hoặc đủ hoặc đơn lìa hợp thì không đúng. Cần phải đúng với giáo pháp là không trái giới thì không phạm. Nếu như phạm vào những quy định này thì pháp nhất định không thành. Nếu phép tắc sai thì cũng rơi vào trường hợp ấy.

2. Pháp khởi giả xứ: Luật Tăng Kỳ ghi: Chỗ phi Yết-ma thì không được nhận dục, làm việc Tăng sự. Luật Tứ Phần ghi: Nếu tác pháp Yết-ma trước tiên phải kiết giới. Nhưng giới có hai loại, nếu giới tự nhiên chỉ tác pháp Yết-ma kiết giới một pháp. Còn những pháp khác của Tăng thì tác pháp ở trọng giới. Nếu đối đầu tâm niệm hai pháp thì chung cả hai giới.

3. Tập họp Tăng phân hạn: Pháp khởi ở chỗ không đúng, căn cứ theo giới tập họp Tăng. Giới có hai loại: Tự nhiên tác pháp hoặc hai riêng biệt nghĩa là đại giới trường. Căn cứ trong Tứ Phần thì có ba tiểu giới. Luật này nói đến giới hoặc có hoặc không có. Một loại tiểu giới không được tập hợp bên ngoài. Đại giới trường thì không có giới hạn tập hợp là bao nhiêu. Nếu giới tự nhiên trong Tứ Phần thì ranh giới là xóm làng, lan nhã, đường đi và nước. Xóm làng có hai loại có thể phân biệt hoặc không phân biệt. Nếu phân biệt, luật Tăng Kỳ tính bảy cây tức là có sáu mươi ba bước. Có thể phân biệt thì trong luật Thập Tụng không có giới hạn tập hợp. Lan nhã cũng có hai là có nạn và không có nạn. Nếu trường hợp không có nạn thì luật này ghi: Tỳ-kheo A-luyệnnhã không biết giới của mình là bao nhiêu. Đức Phật dạy: Giới tự nhiên cách thân mình khoảng hai câu-lô-xá. Các bộ khác đa số nói một câulô-xá và lớn nhỏ không định. Vả lại, theo kinh Tạp Bảo Tạng lấy năm lý làm chuẩn. Nếu có nạn, như luận Thiện Kiến là bảy Bàn-đà-la tức là hai mươi tám khuỷu tay. Luận tính chung gồm năm mươi tám bước bốn thước tám tấc. Giới đường đi luật Thập Tụng rộng rãi thì sáu trăm thước. Giới ở nước, luật này nói: Đứng trên thuyền tác pháp dùng sức người lấy cát hoặc nước ném đến chỗ nào thì tính ranh giới ở chỗ đó. Sáu trường hợp này là tự nhiên đều lấy thân làm tâm điểm định ranh giới, Tăng cần phải tập hợp hết trong phần đã hạn định đó. Tập hợp Tăng thì phương thức các giáo đều giống nhau. Luật này tập hợp Tăng tự chia bốn trường hợp khác nhau:

– Xướng Ba lần, đến giờ sai Sa-di giữ vườn đứng chỗ cao xướng.

– Đánh kiền chùy trừ cây sơn và cây độc, dùng cây gỗ có tiếng làm.

– Đánh trống, trừ bạc, thiếc dùng đồng, sắt và sành làm.

– Thổi ốc nên thổi ốc biển. Còn kiền chùy chỉ một loại. Nếu không có người thì Tỳ-kheo đánh, cũng không vượt quá ba điều chung. Phó pháp tạng là sai người cao lớn đánh. Trong tam thiên oai nghi có nói rõ kích thước và loại chùy.

4. Lựa chọn chúng đúng sai: Bản thể là Tỳ-kheo, như pháp thanh tịnh là người tác pháp, ngoài quy định này là sai. Do đó cần phải lựa chọn. Luật này có mười ba người không tính đủ Tăng số.

-Phi nhân.
-Bạch y.
-Diệt tẫn.
-Bị cử tội.
-Tự nói tội.
-Không cùng thầy.
-Điên cuồng.
-Tâm tán loạn.
-Người có tâm bệnh.
-Tỳ-kheo-ni.
-Thức-xoa-ma-na.
-Sa-di.
-Sa-di-ni.

Nhưng trong luật Tứ Phần có đưa ra bốn trường hợp rõ ràng:

– Là đủ số lượng không nên quở trách, nghĩa là quở trách người Tứ yết-ma là đúng.

– Không đủ số lượng nên quở trách, nghĩa là người muốn thọ đại giới.

– Không đủ số lượng không được quở trách, nghĩa là ni, bốn chúng. Người có mười ba nạn, Ba lần cử, hai lần diệt tẫn, hoặc biệt trú, hoặc trên giới trường hay giữa đất trống, hoặc không có mặt, hoặc lìa chỗ thấy nghe, hoặc người của người. Mười tám người này là đúng. Người che giấu bốn ngày và che giấu xong, bổn nhật trị và sáu đêm xong. Bảy hạng người kể trên không kể túc số. Luật Thập Tụng lại ghi: Người ngủ, người nói lung tung, người rối rắm, người nhập định, người câm, người ngọng, người điên, người tâm loạn, người tâm bệnh hoạn, người ở trên cây và người bạch y. Mười hai hạng người này không tính đủ số lượng thọ giới không thành. Luận Ma Đức Lặc Già ghi: Người có bệnh nặng, người ở biên địa, người ngu độn. Ba hạng người này không thể tính đủ túc số. Luật Tăng Kỳ ghi: Hoặc người giữ dục, hoặc ngăn cách, hoặc che một nửa thân tay không đụng nhau, hoặc chúng Tăng đi mà tác pháp yết-ma đứng ngồi và nằm… đều xem là không đủ túc số. Luật này người bệnh đều yết-ma nói giới. Đức Phật dạy: Riêng chúng như trong xả giới, bên trong không cùng nhau giải giới… đều không xem là đủ túc số. Những hạng người ở trên đều không tính đủ số cũng không được quở trách.

– Được tính đủ số, quở trách. Tỳ-kheo thiện cùng sống chung một giới, không lìa chỗ thấy nghe cho đến quở trách người đều là đúng. Những người không đủ túc số ở trước, nếu vì tướng đủ thì cũng không yết-ma.

5. Hòa hợp không riêng: Nên đến hay không đến, nên trao hay không trao. Khi yết-ma được quở trách, người không đồng yết-ma cưỡng yết-ma thì gọi là biệt chúng. Trong văn này có ba biệt chúng và biệt danh mục hòa, hòa chỉ là một pháp dặn dò trao, sẽ nêu ra đầy đủ ở phía sau.

6. Hỏi đáp khi tác pháp: Khi tác pháp nên hỏi: Nay Tăng hòa hợp trước tiên làm việc gì? Một người trong chúng không trả lời: Tác pháp yết-ma… Nhưng việc có chung và riêng thì trả lời tất cả hai. Nếu kiết giới thì không cần trả lời.

7. Yết-ma như pháp: Đủ sáu đều kiện ở trên, hòa hợp tác pháp yết-ma. Pháp yết-ma lại có những lỗi như vậty Nếu không có những lỗi ấy thì mới gọi là việc đã thành tựu. Lược nêu tướng lỗi và việc thành tựu như pháp.

Văn Tăng pháp yết-ma có sáu lỗi: Trong việc bàn luận lỗi hoặc một, bốn, năm. Căn cứ theo tướng tổng luận thì không quá sáu loại. Nếu chuẩn theo văn khác và luật Tứ Phần thì có quở trách không ngăn lỗi tức là làm thành bảy.

8. Yết-ma luật khác, pháp khác: Việc của chỗ Tăng pháp tùy theo một thì không đúng, việc yết-ma đều không thành tựu, không có nghi thức đúng thì không thể thuyết phục được đều gọi là dư (khác). Căn cứ theo tổng thuyết, văn sau đây sẽ nói riêng.

9. Yết-ma phi pháp biệt chúng: Từ câu thêm hoặc bớt, không theo Thánh giáo, ngược lại phi pháp tức là như pháp, nghiên cứu văn sẽ hiểu được. Biệt chúng có ba trường hợp trên đã trình bày. Ba loại tướng hòa hợp ngược lại là đúng.

10. Yết-ma phi pháp hòa hợp: Tuy người hòa hợp nhưng pháp lại rơi vào tình trạng phi pháp.

11. Yết-ma như pháp biệt chúng: Tuy yết-ma đúng nhưng chúng không cho pháp tập hợp.

12. Yết-ma giống pháp biệt chúng: Ngôn, từ, câu lộn xộn, biệt chúng giống như trước.

13. Yết-ma giống pháp hòa hợp: Giống pháp đồng như trước, hòa hợp thì khác. Chuẩn theo văn lại có vô sự tác phi pháp sự, giới không hiện tiền, bày làm ở ngoài giới, bản thể chưa thành Tăng không nên giải, việc Tăng giới này không đúng theo Thánh giáo, thuộc về phi pháp thứ nhất, không trình bày riêng.

II. PHÁP KẾT GIẢI CÁC GIỚI

Giới có ba loại:

Nhiếp Tăng giới là gồm thâu người để cùng pháp khiến cho không làm riêng chúng.
Nhiếp y giới là gồm thâu y để cùng người khiến không phạm tội, lìa chúng ngủ.
Nhiếp thực giới là gồm thâu thức ăn để ngăn Tăng khiến cho bên trong không có lỗi chia rẽ. Nay theo ba tuần tự này để bàn luận.

1. Pháp Kết Giải Tăng Giới:

Luật ghi: Gặp thời buổi đói kém, Tỳ-kheo ở các nơi khác đều tập trung về thành Vương-xá, Tăng phường đều bỏ không, không có người trông coi. Do đó Đức Phật cho phép giải các giới cũ rồi kết chung một giới. Sau khi thời buổi sung túc trở lại thì giải giới chung kia kết lại giới nhỏ. Lại nhân duyên thứ nhất. Khi vì nội giới không tập hợp biệt chúng, thọ giới bèn khai giới ngoài kết tiểu giới để thọ, gọi là giới đàn. Nếu khi thọ giới xong nên xả trừ bên trong tác pháp thọ giới. Lại vì Tỳ-kheo dẫn người thọ giới đến chỗ đàn gặp giặc giết chết. Nhân đây, cho phép ở bên trong phường làm Trường-thọ giới. Trước nên xả giới tăng phường, sau đó kết giới giới trường, xướng tướng trừ đất bên trong. Lại kết giới Tăng phường, đây thì trước hết kết giới trường rồi sau mới kết đạo giới. Kết giới bên trong trước là đúng, nhưng đối với giới nhỏ thì rất khó kết. Phi pháp thì đúng với giới trường. Nếu đúng thì tại sao khiến xả, tại sao từ xưa đến nay đều cho: Duyên thứ nhất của Ngũ Phần đặt giới trường ở ngoài giới, căn cứ theo văn thì không đúng. Nay theo thứ tự thì nó có hai vị trí: một là giới trường, hai là đại giới. Nay theo đây nương vào nghi kết giải đầy đủ.

Pháp kết giới trường: Khi muốn kết giới trường, dựa theo trước tập hợp Tăng. Luật Tứ Phần ghi: Không được thuyết dục. Đây tuy không mang ý nghĩa đó nhưng cũng đồng với kia. Tập hợp chúng, hỏi chúng hòa hợp và đầy đủ phương tiện xong. Trước hết xướng bốn phương giới tướng rồi sau đó mới bạch nhị kết.

Pháp xướng bốn phương giới tướng: Trước tiên một Tỳ-kheo nên xướng bốn phương giới tướng (tướng của giới). Nếu không xướng tướng thì kết giới không thành, phạm tội Đột-kiết-la. Không được lấy chúng sinh và lửa khói làm tướng, không được cho tướng hai giới sáp nhập vào nhau đều kết giới không thành, phạm Đột-kiết-la. Luật Tứ Phần ghi: Nên sai Tỳ-kheo trụ lâu xướng tướng cốt là biết rõ giới tướng. Dù cho không phải trụ lâu nhưng biết hành phương sở thì cũng được sai xướng. Người xướng tướng nên có đầy đủ oai nghi, trải ni sư đàn, cởi giày dép đảnh lễ Tăng rồi chấp tay thưa như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… vì Tăng xướng tướng bốn phương của giới trường, từ nêu… ở góc Đông nam này đến cái nêu… ở góc Tây nam; từ nêu… góc Tây bắc này đến nêu… Đông bắc; từ đây trở lại nêu… ở góc Đông nam. Đây là tướng giới trường kết một vòng (nói ba lần. Nếu có bao hang cửa cong và nhà, đều phải công bố từng việc rõ ràng. Tướng của nêu cần phải hết sức rõ ràng. Nếu xê dịch tới lui trái ngược với văn và xướng sai thì đều kết giới không thành. Đây là đều căn bản cần phải tìm hiểu rõ ràng).

Pháp chính kết giới trường. Đại đức Tăng lắng nghe! Như Tỳkheo tên là… đã xướng tướng của giới. Nay Tăng kết nơi này làm giới đàn cùng sống chung, cùng Bố-tát và cùng được thí. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Như Tỳ-kheo tên là… đã xướng tướng của giới. Nay Tăng kết nơi này làm giới đàn cùng sống chung, cùng Bốtát, cùng được thí. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng, vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã kết chỗ… mà Tỳ-kheo tên là… xướng tướng của giới đàn làm giới đàn cùng trú xứ, cùng Bố-tát và cùng được thí rồi, Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp giải giới trường (Các Tỳ-kheo đã kết giới trường, không xả giới lại bỏ đi. Đức Phật dạy, nên bạch nhị Yết-ma xả giới, phương tiện giống như trước).

Đại đức Tăng lắng nghe! Chỗ kết giới này, nay Tăng xả. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Chỗ kết giới này, nay Tăng xả. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng, vị nào không đồng ý thì nói ra. Tăng đã xả giới này rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này, nay tôi xin ghi nhận như vậy (Văn không cũng chung với ba, vì trái với giới).

2. Pháp Kết Đại Giới.

Luật ghi: Sau khi kết giới trường xong, lại kết giới Tăng phường. Một Tỳ-kheo xướng tướng bốn phương của giới, lại xướng trừ đất bên trong ra tức căn cứ theo văn này, nên đặt hai tướng nêu chồng lên. Một là tướng ngoài đại giới, hai tướng trong đại giới. Tướng bên ngoài là trụ xứ vuông hay tròn, cong hay thẳng, lớn hay nhỏ kích cỡ không định. Do đó, trong các luận địa hình của giới có năm hay mười bảy loại, tùy theo sự việc vốn có trước của nó mà làm nêu, cứ bên ngoài bên trong nêu tùy ý lấy làm tướng của giới. Tướng nêu chuẩn theo trước chỉ trừ trụ xứ rộng hẹp bao nhiêu nhưng phải phân hai giới rõ ràng, không nên nhập chung lại. Người xưa cho: Lấy một khuỷu tay, thân làm trụ nối liền, còn phương tiện xướng tướng chỉ chuẩn theo ở trước.

Pháp xướng tướng (oai nghi giống như trước).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… vì Tăng xướng tướng trong ngoài bốn phương của đại giới. Xướng tướng bên ngoài. Từ nêu… ở góc Đông nam này cho đến giáp một vòng trở lại nêu… ở góc Đông nam. Đây là chu vi một vòng tướng bên ngoài của đại giới (nói ba lần). Tướng bên trong cũng giống như vậy, chỉ xưng nội tướng là khác. Mỗi cái nói ba lần, sau cùng nói chung, đây là tướng bên ngoài, kia là tướng bên trong; đây là tướng trong ngoài giáp ba vòng của đại giới.

Pháp chính kết giới.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… xướng tướng bốn phương của giới và trừ đất bên trong. Nay Tăng kết làm đại giới của Tăng cùng sống chung, cùng Bố-tát và cùng được thí. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… xướng tướng bốn phương của giới và trừ đất bên trong. Nay Tăng kết làm đại giới của Tăng cùng sống chung, cùng Bố-tát và cùng được thí. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói ra.

Tăng đã kết chỗ mà Tỳ-kheo này tên là… xướng tướng bốn phương của giới và trừ đất bên trong làm đại giới của Tăng cùng sống chung, cùng Bố-tát và cùng được thí rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Nếu nhận giới trường không trừ đất bên trong thì chỉ có câu trừ đất bên trong là khác).

Pháp giải đại giới (Cách thức giống như trước).

Đại đức Tăng lắng nghe! Một trụ xứ này Tăng cùng sống chung, cùng Bố-tát và cùng được thí, trước kết giới này, nay giải. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Một trụ xứ này Tăng cùng sống chung, cùng Bố-tát và cùng được thí, trước kết giới này, nay giải. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng, vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã giải giới trước đã kết rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc này nay tôi xin ghi nhận như vậy (Giải giới này văn cũng nói ba lần. Khác ở chỗ theo cho giới trường lớn hay nhỏ).

Pháp kết giải giới y (Sự việc này do Tôn giả Kiều-trần-như mang y phấn tảo, trên đường đi rất mệt mỏi cho nên khai pháp này. Trường hợp giới lớn hơn Già lam mới cần kết giới này, còn Già lam lớn hoặc bằng thì không cần dùng).

Đại đức Tăng lắng nghe! Chỗ kết giới ở trong thôn này (Nghĩa bên trong thành, cái hào hoặc hàng rào). Nếu giới ở trong thôn (Nghĩa là chỗ đi của người bên ngoài hàng rào hay hào… và có người lười biếng nên làm chỗ đại tiểu tiện trên hai chỗ. Luật Tứ Phần và Thập Tụng đều bỏ, nay không bỏ thì…) cùng sống chung, cùng Bố-tát và cùng được thí, nay kết làm giới không mất y. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Chỗ kết giới này nằm trong giới thôn xóm Tăng cùng sống chung, cùng Bố-tát và cùng được thí, nay kết làm giới không mất y. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng, vị nào không đồng ý thì xin nói ra.

Tăng đã kết làm giới không mất y rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng.

Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp giải giới.

Đại đức Tăng lắng nghe! Kết giới này ở trong thôn xóm hoặc giới thôn xóm, trước đã kết làm giới không mất y. Nay Tăng giải giới này. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Kết giới này ở trong thôn xóm hoặc giới thôn xóm, trước đã kết làm giới không mất y. Nay Tăng giải giới này. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói ra.

Tăng đã giải giới không mất y rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy (Nếu trước kết Tăng trước thì sau khi giải thì giải Tăng sau).

3. Pháp Kết Giới Thức Ăn: (Tịnh có ba loại văn giống nhau để nêu đầy đủ).

– Tha xứ tịnh (Có một người thợ dệt cất nhà ở trên đường. Tỳ-kheo muốn ở trong nhà này làm thức ăn để ăn. Đức Phật dạy cho phép ở trong nhà bạch y làm nhà tịnh. Sau đó đem cúng dường cho Tăng cũng cho phép làm nhà tịnh).

– Chỗ chia tịnh thực (Đức Phật dạy: Nếu làm trụ xứ mới nên trước chỉ chỗ… làm tịnh địa lại có thể cất thức ăn. Nếu chưa Yết-ma thì không được vào trong đó cho đến khi mặt trời mọc. Có chỗ nói: Chưa Yết-ma có nghĩa là yết-ma đơn giản làm tịnh địa. Nay chính lấy chỗ chia làm yết-ma).

– Yết-ma tịnh (Các Tỳ-kheo mang thức ăn đến trong nhà tịnh, bị người ăn trộm. Đức Phật dạy: Nên yết-ma trong phòng làm tịnh xứ. Các Tỳ-kheo muốn yết-ma một phòng bên trong tường, hoặc chỗ bằng với phòng, hoặc ở trong sân, hoặc ở một góc trong phòng, hoặc nửa phòng làm tịnh xứ. Đức Phật dạy: Cho phép nên kết ở ngoài viện. Tuy không có văn nghĩa nên xướng về tướng).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… vì Tăng xướng chỗ đặt thức ăn. Trong gian nhà bếp ở phía Đông trong Già lam này kết làm tịnh địa (Nói ba lần hoặc trong sân, trong phòng hoặc dưới các cây đều tùy theo đó để xướng).

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay lấy phòng… làm chỗ tịnh cất thức ăn cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay lấy phòng… làm chỗ tịnh cất thức ăn cho Tăng. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì xin nói ra.

Tăng đã dùng phòng… làm chỗ tịnh cất thức ăn. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp giải (Trong luật không có văn giải, chỉ ngược lại với kết là giải).

Đại đức Tăng lắng nghe! Phòng… kia đã làm chỗ tịnh cất thức ăn cho Tăng. Nay giải chỗ này. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Phòng… kia trước đã làm chỗ tịnh, cất thức ăn cho Tăng. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì xin nói ra.

Tăng đã giải phòng… làm chỗ tịnh cất thức ăn cho Tăng rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy. (Nếu có nhiều chỗ nêu tên giải kết cũng được. Nếu chỗ tịnh phân chia vật thì lại lấy chỗ ấy giải).

Pháp kết chung Tăng phường làm tịnh địa (Có Tỳ-kheo muốn yếtma chung trong Tăng phường làm tịnh địa. Đức Phật cho phép).

Đại đức Tăng lắng nghe! Một trụ xứ cùng sống chung, cùng Bốtát và cùng được thí này, nay Tăng kết làm tịnh địa trừ chỗ… (Có chỗ nói: Trừ chỗ… nghĩa là trừ tịnh địa, nên biết đây là pháp tịnh địa giản lược. Nay cho: Trừ nghĩa là tục xứ của Tăng làm chỗ kết chung. Sở dĩ nói trừ đây tức là văn kết chứ không phải pháp giản lược). Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Một trụ xứ cùng sống chung, cùng Bốtát và cùng được thí này, nay Tăng kết làm tịnh địa, trừ chỗ… Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì xin nói ra.

Tăng đã kết làm tịnh địa rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy, nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp giải:

Đại đức Tăng lắng nghe! Một trụ xứ này trước đã kết làm tịnh địa. Nay Tăng giải chỗ này. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Một trụ xứ này trước đã kết làm tịnh. Nay Tăng giải chỗ này. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì xin nói ra.

Tăng đã giải tịnh địa này rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Việc ấy nay tôi xin ghi nhận như vậy (Tịnh địa này được ngăn làm hai, bên trong nấu đêm là thức ăn thuốc, giáo gọi là bất tịnh. Vì đây mà ăn cấu nghiệp rất nặng để giữ thanh tịnh. Các giáo nêu rất rõ. Nhưng ăn đồng mạng sống, Thánh phàm đều phải nương vào đó. Tịnh giáo thì đạo tồn tại, phải nên cân nhắc cẩn thận).

III. XẢ THỌ CÁC GIỚI

Ý nghĩa của thọ:

1. Ngăn ngừa chẳng phải đoạn trừ nghiệp hoặc.

2. Vì sinh phước chứng ngộ pháp thân. Kinh giới ghi: Giới làm cho thân thanh tịnh, định làm tịnh tâm, huệ lắng trong phiền não. Nếu huệ không tỏ thì không trừ được phiền não. Nếu không chánh định thì ánh sáng huệ không phát, nếu không giới cấm thì chánh định không thành. Các bậc Thánh nhân nghiệp hoặc đã hết mà vẫn trì giới cấm vững chắc như kim cang. Ba giáo nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Công đức đúng ra chẳng phải một, nhưng vì giới cấm không thường phân ra nhiều phẩm, từ trước đến nay, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Ra năm khoa:

Tam quy.
Năm giới.
Tám giới.
Mười giới.
Giới cụ túc.

Người thọ giới có bảy bậc tức là bảy chúng, sẽ nói đầy đủ ở chương sau).

1. Pháp thọ Tam quy: Phật, Pháp và Tăng là chỗ quy y chân chánh, hay sinh phước trí, hay được che chở. Hết lòng quy y thì ra khỏi bốn cõi ma. Nhiều luật ghi: Vì Tam bảo là chỗ trở về, muốn khiến cứu hộ không được xâm phạm. Kinh Niết-bàn ghi: Quy y thì biết rõ vượt khỏi ách nạn, xa lìa đường tà nên nêu làm đầu. Đức Phật nghĩa là pháp thân thanh tịnh, hai trí hiển chứng chứng thành lập năm phần. Pháp là diệt đế. Tăng là đệ nhất nghĩa đế. Tăng ở trong cảnh này thành tâm quyết định, cung kính, hướng đến Tăng thọ không nghi ngờ. Hai thầy trao hết lòng thọ nhận rõ ràng mới thành.

Con tên là… suốt đời quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tỳ-kheo Tăng (nói ba lần). Con tên là… suốt đời đã quy y Phật, quy y Pháp và đã quy y Tỳ-kheo Tăng rồi (nói ba lần).

2. Pháp thọ năm giới: Thật hy hữu khó có thể đo lường công đức. Kinh ghi: Đức Phật dạy A-nan: Nếu Đức Như Lai đầy khắp trong ba ngàn đại thiên thế giới như đem lúa, mì, tre, lau hoặc người tứ sự cúng dường đầy đủ hết hai vạn năm, sau khi các Đức Phật kia-diệt độ, mỗi vị đều xây tháp rồi lại đem các loại hương hoa cúng dường. Phước ấy tuy nhiều nhưng không bằng công đức có người dùng tâm thuần tịnh quy y Phật, Pháp và Tăng thì trăm phần không bằng một, ngàn phần trăm ngàn cho đến toán số thí dụ cũng không thể bằng được. Lại thực hành mười giới thiện trong chừng khoảnh khắc gảy móng tay thì phước đức thù thắng hơn người trước nhiều. Một ngày một đêm thọ trì tám giới, hoặc suốt đời thọ trì năm giới, hoặc giới Sa-di hoặc giới Sa-di-ni, hoặc giới Thức-xoa-ma-na, hoặc giới Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni thì phước thù thắng hơn trước không thể ví dụ. Nhưng trước khi thọ giới cần phải hỏi cặn kẽ. Cho nên kinh Thiện Sinh ghi: Ông không ăn trộm vật của Tăng hiện tiền chứ? Đối với lục thân của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chỗ hành hạnh bất tịnh, cha mẹ, chị em có bệnh thì bỏ đi. Không đánh mất sự phát tâm

Bồ-đề của chúng sinh. Hỏi đầy đủ như vậy rồi, nếu trả lời không thì nên thuyết pháp khai mở đạo tâm cho họ, để họ sinh lòng tin ưa. Trong luận Đại Trí Độ là thời hạn quy định trọn đời nghĩa là năm giai đoạn một phần, phần ít phần nhiều và tất cả đoạn dâm. Trong luận Câu Xá có năm loại hạn định không phát khởi luật nghi. Giáo đã được ứng hợp với căn cơ thì chỉ hành dụng. Kinh A Hàm ghi: Trước khi thọ giới phải sám hối tội rồi sau đó mới cho tho.

Con tên là… quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng, suốt đời làm Ưu-bà-tắc. Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác là Thế Tôn của con (nói ba lần). Con tên là… quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng, suốt đời làm Ưu-bà-tắc. Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác là Thế Tôn của con (Thưa Ba lần rồi đắc giới xong nên nói tướng cho họ).

Suốt đời không được sát sinh là giới của Ưu-bà-tắc. Ngươi có thể thọ trì được không?

Đáp: Có thể thọ trì.

Suốt đời không được trộm cắp là giới của Ưu-bà-tắc. Ngươi có thể thọ trì được không?

Đáp: Có thể thọ trì.

Suốt đời không được tà dâm là giới của Ưu-bà-tắc. Ngươi có thể thọ trì được không?

Đáp: Có thể thọ trì.

Suốt đời không được nói dối là giới của Ưu-bà-tắc. Ngươi có thể thọ trì được không?

Đáp: Có thể thọ trì.

Suốt đời không được uống rượu là giới của Ưu-bà-tắc. Ngươi có thể thọ trì được không?

Đáp: Có thể thọ trì.

Như kinh Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Tướng đã nói và có sáu trọng, hai mươi tám khinh. Như kinh Thiện Sinh… đã nói rõ. Nhưng cần phải phát nguyện dẫn hạnh khiến tăng trưởng thể. Nhưng có kinh lại nói: Chỉ có trì giới không phát nguyện thì được phước ít. (Dẫn cái xưa để chứng minh).

3. Pháp thọ tám giới: Kinh Thiện Sinh, Tăng Nhất A Hàm ghi: Đức Phật bảo các Ưu-bà-tắc, vào ngày mồng tám hay ngày mười lăm nên đến Trưởng lão Tỳ-kheo thọ tám giới. Trong luận thì nói cho phép chung cả năm chúng thọ, nếu khi không có người thì tự thọ cũng được. Trong luận Thành Thật: Năm giới, tám giới đều chung cả thời gian dài, ngắn hoặc một năm, một tháng, nửa ngày, nửa đêm, thọ thêm hay giảm bớt đều đắc giới pháp.

Con tên là… đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng rồi làm Ưu-bàtắc tịnh hạnh (một ngày, một đêm, tùy theo thời gian dài hay ngắn để thưa), làm Ưu-bà-tắc tịnh hạnh. (nói ba lần)

Con tên là… đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng rồi làm Ưu-bàtắc tịnh hạnh (nói ba lần). Như chư Phật suốt đời được không sát sinh. Người một ngày một đêm không sát sinh, có thể giữ được không? Đáp: Có thể được. Như vậy không được trộm cắp, không được tà dâm, không được nói dối, không được uống rượu, lìa bỏ hoa hương, anh lạc và dầu thơm xoa thân, từ bỏ giường tòa cao tốt, từ bỏ chơi âm nhạc hay cố ý đến xem nghe, không ăn phi thời (tất cả đều hỏi, đáp như trên). Nhưng có chỗ lấy tám giới trước là giới, còn lìa phi thời thực là trai; hoặc lấy bảy giới trước gộp lại với giới thứ tám thành bảy giới, còn ăn phi thời là giới thứ tám.

4. Pháp thọ mười giới: Từ đây trở ra ba phẩm sau là giới của người xuất gia, nhưng việc lợi ích của xuất gia khó có thể nói được. Kinh Xuất Gia Công Đức ghi: Công đức của người xuất gia cao như núi Tu-di, sâu như biển lớn, rộng như hư không, ánh sáng vô lượng, vô biên gấp ngàn lần mắt người. Luật Tăng Kỳ ghi: Một ngày xuất gia tu phạm hạnh diệt được sự khổ đau nơi đường ác trong hai mươi kiếp. Kinh Đại bi dạy: Nếu dùng bốn tấc cà-sa đeo vào thân thì có năm loại công đức, ở trong kiếp xuất hiền sẽ chứng được thánh quả ba Hiền. Nếu phạm tội làm chướng ngại xuất gia thì rất nặng, trong giáo pháp rất rõ không cần gì phải nêu ra đây.

Trước nói tác pháp nuôi chúng: Theo trong pháp thọ giới. Nếu người trao giới Cụ túc, độ Sa-di làm người, y chỉ đều phải đủ những phẩm chất công đức, nghĩa là thành tựu giới, thành tựu oai nghi, sợ hãi một tội nhỏ, đa văn, có khả năng thọ trì những lời Đức Phật dạy, khéo tụng hai bộ luật, phân biệt nghĩa lý, biết dạy tốt đệ tử tăng giới, tăng tâm và tăng tuệ. Có trừ sự nghi hoặc cho đệ tử. Có khả năng sai người trừ, biết trị bệnh cho đệ tử, hay sai người trị. Có khả năng dạy đệ tử bỏ tà kiến ác hay có thể sai người khác dạy xả bỏ. Có khả năng đưa đệ tử từ quốc độ khác về hay sai người khác đưa về. Hoặc đủ mười tuổi hạ, trái phạm Đột-kiết-la. Trong Ni giới ghi: Tỳ-kheo-ni tuy đủ mười hai tuổi hạ mà có bệnh không hiểu biết, không thể học giới. Đức Phật dạy: Cho phép Tỳ-kheo-ni bạch Nhị yết-ma rồi sau đó mới nuôi chúng. Tỳ-kheo cũng chuẩn theo nghĩa Ni nên làm như vậy. Lại trong luật Tứ Phần: Khi các Tỳ-kheo tự tiện độ người mà không biết dạy dỗ nên phạm các lỗi lầm. Đức Phật dạy: Cho phép Tăng cho phép người thọ giới Cụ túc nhưng phải bạch Nhị yết-ma rồi mới nuôi. Y chỉ, Sa-di cũng như vậy. Văn ghi: Nên đến trong Tăng cởi giày dép, để lộ vai bên phải, quỳ xuống chấp tay thưa như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… đã đủ mười tuổi hạ muốn nuôi chúng điệu. Nay tôi đến trong Tăng xin yết-ma nuôi chúng. Cúi xin Tăng cho tôi làm yết-ma nuôi chúng (xin Ba lần như vậy). Đức Phật dạy: Các Tỳ-kheo nên trù lượng, tìm hiểu kỹ, Tỳ-kheo này có khả năng nuôi chúng được không? Nếu không được thì không nên cho yếtma, nếu có khả năng thì nên cho yết-ma.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã đủ mười tuổi hạ, muốn nuôi người… làm chúng, đến trong Tăng xin yết-ma nuôi chúng. Nay Tăng cho phép làm yết-ma nuôi chúng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã đủ mười tuổi hạ, muốn nuôi người… làm chúng, đến trong Tăng xin yết-ma nuôi chúng. Nay Tăng cho phép làm yết-ma nuôi chúng. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng, vị nào không đồng ý thì xin nói ra.

Tăng đã cho phép Tỳ-kheo tên là… làm yết-ma nuôi chúng rồi. Tăng đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp độ Sa-di: Trong Luật ghi: Cho phép độ thiếu nhi bảy tuổi, tuổi có thể đuổi quạ được. Luật Tăng Kỳ ghi: Nếu người quá mười bảy tuổi mà vẫn chưa đi được thì không được độ, nếu có khả năng tu tập các nghiệp cũng nên cho xuất gia và nói những việc khổ với họ: ăn một bữa, ở một chỗ, ngủ ít thức nhiều. Nếu người nào có khả năng thì nên độ. Luật này nếu muốn độ người phải đi đến từng phòng Tăng đảnh lễ, tự xưng tên để Tăng biết hết. Theo luật Tứ Phần làm hình pháp hỏi hai lần, đơn bạch yết-ma độ, nghi thức ở trong Sao không cần thuật lại.

Pháp chính thức thọ mười giới:

Con tên là… quy y Phật, quy Pháp và quy y Tỳ-kheo Tăng. Nay con xuất gia làm Sa-di với Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, Hòa thượng hiệu là… (nói ba lần).

Suốt đời không được sát sinh là giới của Sa-di, ngươi có thể thọ trì được không?

Đáp: Được.

Suốt đời không được trộm cắp, không được tà dâm, không được nói dối, không được uống rượu, không được ca múa vui chơi âm nhạc, không được cố ý đến xem nghe, không được đeo hoa xức nước hoa trên thân, không được ngồi giường cao rộng lớn, không được nhận giữ vàng bạc và tiền, (đều hỏi đáp như trên. Theo kinh thỉnh Tăng phước điền. Sa-di nên biết năm đức mười số).

5. Pháp thọ đại giới: Giới là chiếc thuyền vượt qua biển sinh tử, định huệ làm nền tảng, ba thân bốn trí đều nương vào đó. Cần phải duyên pháp tương ưng xứng giáo cụ túc, chỉ một chút trái phạm phẩm giới thì không sinh. Nhưng duyên buộc rất nhiều đâu có thể nêu ra bề bộn. Nay chỉ nêu đại khái năm điều như pháp:

a. Người có khả năng thọ như pháp. Trường hợp này có năm loại:

Đúng là người.
Các căn đầy đủ.
Thân khí thanh tịnh.
Đủ tướng xuất gia.
Đạt được ít pháp.

b. Đối cảnh như pháp. Trường hợp này có bảy loại:

Là kết giới thành tựu.
Có thể tác pháp Tăng.
Đầy đủ Tăng số.
Kết hợp ở trong nội giới.
Yết-ma như pháp.
Tư duyên đầy đủ
Trong thời pháp Phật.

c. Phát tâm xin thọ giới.

d. Tâm cảnh tương ứng.

e. Việc thành tựu rốt ráo: Nghĩa là từ khi thỉnh sư cho đến khi thọ giới xong, trước sau không thiếu thành tựu đủ sự, trong lúc chính thức trao giới cần phải đủ chín pháp:

– Pháp thỉnh Hòa thượng: Luật ghi: Các Tỳ-kheo không có Hòa thượng, A-xà-lê nên oai nghi không hợp, không buộc niệm hiện tiền, không khéo hộ các căn khi vào thôn xóm khất thực, lớn tiếng phát ngôn bừa bãi bị chê cười. Lại có Tỳ-kheo bệnh không có người chăm sóc do đó bị chết. Về mười điều lợi ích, từ nay trở đi Đức Phật cho phép Tỳkheo có Hòa thượng. Hòa thượng tự nhiên sinh tâm yêu thương đệ tử như con, đệ tử sinh tâm kính trọng Hòa thượng như cha. Khuyên bảo dạy dỗ kính nhường vui vẻ với nhau làm cho pháp Phật tăng trưởng, trụ thế lâu. Vị Hòa thượng được thỉnh cần phải có đủ phẩm chất là thành tựu oai nghi, sợ tội lỗi, đa văn, tụng hai bộ luật, khéo dạy đệ tử tăng giới, tâm, tuệ, có khả năng dứt sự nghi ngờ cho đệ tử, trị bênh khiến bỏ tà kiến, biết quốc độ, hoặc đủ mười hai tuổi hạ. Luật có nhiều cách không thể nói hết được. Độ Sa-di hoặc cho y chỉ cũng như vậy. Pháp biệt hành kia như trong luật đã nói rõ. Cách thỉnh pháp nên để lộ vai bên phải, cởi giày dép, quỳ xuống chấp tay thưa thỉnh như sau:

Con tên là… nay cầu thầy làm Hòa thượng. Thầy vì con làm Hòa thượng. Con rất vui khi được thầy làm Hòa thượng để con được thọ giới Cụ túc (Nói ba lần). Hòa thượng nên đáp: Có thể được. Hoặc nói: Sẽ làm giáo thọ cho ông. Hoặc nói: Chớ buông lung. (Hai vị A-xà-lê cũng thỉnh như vậy).

– Dẫn người thọ giới: Đức Phật dạy: Nên dẫn người thọ giới đến bên ngoài giới đàn chỗ mắt thấy tai không nghe.

– Pháp sai giáo sư: Hòa thượng nên nói với thầy yết-ma: Nay trưởng lão làm yết-ma. Lại nói với thầy giáo thọ: Nay trưởng lão làm thầy giáo thọ. Sai như vậy xong, thầy yết-ma nói:

Đại đức Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị hiệu là… thọ giới Cụ túc, vị hiệu là… làm thầy giáo thọ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

– Giáo thọ kiểm: Thứ nhất hỏi Hòa thượng. Thứ hai hỏi người thọ giới. Trước khi hỏi Hòa thượng nên đứng dậy đến trước Hòa thượng hỏi: Đã độ người này chưa? Nếu nói chưa thì nên nói: Trước độ người này chưa? Nếu nói đã độ thì nên nói: Làm Hòa thượng chưa? Nếu nói chưa thì nên nói: Vì người này làm Hòa thượng. Nếu nói rồi thì nên hỏi: Đệ tử có y bát đầy đủ chưa? Nếu nói chưa có đủ thì nên chuẩn bị y bát đầy đủ cho đệ tử. Nếu nói đủ rồi thì nên hỏi: Là tự có hay mượn của người khác? Nếu nói mượn của người khác thì nên bảo trả lại. Nếu tự có thì đến dạy người thọ giới:

Ngươi chớ sợ hãi, lát nữa ta dẫn ngươi đến chỗ thù thắng. Chiếc nào là Tăng-già-lê, chiếc nào là Ưu-đà-la-tăng, chiếc nào là An-đàhội? Nếu nói không hiểu thì nên dạy giới cho họ. Nên cho ba y bát. Nếu trước không cùng biết thì không nên lúc mây sương u ám chỉ dạy. Khi mặc nên kín thân- không bệnh nặng chứ? Lại hỏi:

Ngươi hãy lắng nghe! Nay chính là lúc cần nói lời chân thật. Nay ta hỏi ngươi: Nếu thật thì ngươi trả lời thật, không thật thì nói không thật. Luật Tăng Kỳ ghi: Nếu ngươi trả lời không thật là lừa dối trời, ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, thế nhân, cũng lừa Như Lai và chúng Tăng, tự phạm tội lớn.

Ngươi không giết cha chứ? Ngươi không giết mẹ chứ? Ngươi không giết A-la-hán chứ? Ngươi không phải với tâm ác làm thân Phật chảy máu chứ? Ngươi không phá hòa hợp Tăng chứ? Ngươi không xâm phạm Tỳ-kheo-ni chứ? Ngươi không phải phi nhân chứ? Ngươi không phải súc sinh chứ? Ngươi không phải huỳnh môn chứ? Ngươi không phải nhị hình chứ? Ngươi không tự cạo đầu tự xưng Tỳ-kheo chứ? Ngươi không bỏ nội ngoại đạo chứ? Ngươi không làm Tăng xuất gia trì giới không đầy đủ chứ?

Nếu trả lời không thì nên nói: Ngươi có những căn bệnh như các, hủi, ung thư, can tiêu, điên cuồng, lậu nhiệt, phù thủng không? Ngươi không phải là người mắc nợ chứ? Ngươi không phải là người của quan chứ? Ngươi không phải là đầy tớ chứ? Ngươi đủ hai mươi tuổi chưa? Y bát có đầy đủ không? Hòa thượng đã nhận lời thỉnh chưa? Ngươi tên gì? Hòa thượng của ngươi hiệu gì? Cha mẹ của ngươi có cho phép không? Ngươi muốn thọ giới Cụ túc không? (Hỏi và đáp như vậy). Lại nói: Khi vào trong chúng cũng hỏi ngươi như vậy, ngươi cũng nên trả lời thật.

– Pháp gọi vào chúng: Giáo thọ sư nên trở vào trong giới đàn đứng nói với thầy Yết-ma: Tôi đã chỉ dạy người này như pháp rồi. Thầy yếtma nên tác bạch:

Đại đức Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị Hòa thượng hiệu là… thọ giới Cụ túc. Vị… đã chỉ dạy như pháp rồi, nên sai dẫn vào. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

– Dạy xin giới: Giáo thọ sư nên dẫn đến trong Tăng, theo thứ tự đảnh lễ Tăng, rồi hướng đến thầy yết-ma để lộ vai bên phải, quỳ xuống chấp tay, giáo thọ sư dạy xin giới:

Đại đức Tăng lắng nghe! Con tên là… cầu vị Hòa thượng hiệu là… thọ giới Cụ túc. Nay con đến Tăng xin thọ giới Cụ túc, cúi xin Tăng thương xót tế độ con (Nói ba lần, rồi giáo thọ sư trở về chỗ cũ).

– Pháp giới sư hỏi bạch: Thầy yết-ma nên tác bạch:

Đại đức Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị Hòa thượng hiệu là… thọ giới Cụ túc. Nay đến Tăng xin thọ giới Cụ túc. Nay tôi hỏi các nạn sự và cho làm yết-ma thọ giới Cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

– Pháp thầy yết-ma hỏi: Nên hỏi: Nay chính lúc nên nói lời chân thật cho đến muốn thọ giới Cụ túc không? Mỗi mỗi pháp giống như thầy giáo thọ đã hỏi.

– Pháp chính thức trao giới: (Trong luật Tát Bà Đa ghi: Phàm người muốn thọ giới, trước hết thuyết pháp mở đường cho họ thành tâm mong cầu, khiến cho họ ở trên tất cả các tình cảnh khởi tâm từ bi, thề cứu độ tất cả chúng sinh, để họ lìa khỏi năm đường chứng quả ba thừa, chớ cầu tự độ, thọ trì giới cấm. Khi khởi tâm tăng thượng này lại được

giới tăng thượng. Hơn nữa giới là chánh nhân của các thiện căn Bồ-đề. Chỉ không chướng nạn trong nhân đạo thì được thọ giới này. Nay ngươi được làm người lại không có chướng nạn có thể thọ giới Cụ túc, thật là hy hữu. Người nên nhất tâm chuyên chú đứng trước chúng Tăng mà cầu giới pháp này, như bệnh nghĩ đến thầy thuốc, như đói muốn ăn, yết-ma thần nghiệm, chúng Tăng có uy lực lớn trong khoảnh khắc có thể đem tất cả công đức khắp pháp giới đặt vào trong thân ông. Ngươi nên hoan hỷ nhất tâm lắng lòng thọ nhận. Khi dạy như vậy rồi nên tác bạch như sau:)

Đại đức Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị Hòa thượng hiệu là… thọ giới Cụ túc. Người này tự nói thanh tịnh, không có chướng nạn, ba y và bát đầy đủ, đã nhận Hòa thượng, cha mẹ cho phép, đã đến trong Tăng xin thọ giới Cụ túc. Nay Tăng cho người tên là… Hòa thượng hiệu là… Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

(Luật Tăng Kỳ ghi: Tác bạch xong, hỏi Tăng có thành tựu không? Cho đến yết-ma lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba cũng hỏi như vậy. Đã hỏi thì cần phải trả lời thành hay không thành. Luật Thập tụng ghi: Khi yết-ma thì nên nhất tâm lắng nghe, chớ suy nghĩ, nhận biết việc khác, kính trọng chánh tư duy, tâm hằng ghi nhớ phân biệt, nếu trái phạm Đột-cát-la).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị Hòa thượng hiệu là… thọ giới Cụ túc. Người này tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, ba y và bát đầy đủ, đã nhận Hòa thượng, cha mẹ cho phép, đã đến trong Tăng xin thọ giới Cụ túc. Nay Tăng cho người tên là… thọ giới Cụ túc với Hòa thượng hiệu là… Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì xin nói ra (Nói ba lần).

Tăng đã cho người tên là… thọ giới Cụ túc với Hòa thượng hiệu là… rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Tiếp theo nói tướng Đọa (Khi các Tỳ-kheo đã thọ giới Cụ túc xong trở về lại chỗ cũ. Người mới thọ giới phạm trọng tội. Đức Phật dạy: Khi người mới thọ giới xong, nên nói cho họ mười hai pháp: Bốn pháp đọa, Bốn pháp dụ và Bốn pháp y).

Người tên là… hãy lắng nghe. Đức Thế Tôn Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác nói bốn pháp đọa này. Nếu Tỳ-kheo nào phạm mỗi một pháp thì chẳng phải là con dòng họ Thích. Người trọn đời không được phạm cho đến với tâm nhiễm dục nhìn người nữ.

Nếu Tỳ-kheo hành pháp dâm dục cho đến cùng với súc sinh thì chẳng phải Sa-môn và chẳng phải con dòng họ Thích. Ngươi trọn đời không nên phạm. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Ngươi nhất quyết không được lấy của vật khi người khác không cho dù chỉ lấy lá cây cộng cỏ. Nếu Tỳ-kheo nào ăn cắp năm tiền hoặc vật có giá trị năm tiền thì chẳng phải Sa-môn và chẳng phải con dòng họ Thích. Ngươi trọn đời không nên phạm. Ngươi có thể giữ được không?

Đáp: Được.

Người nhất quyết không được sát sinh dù chỉ con kiến nhỏ. Nếu Tỳ-kheo nào hoặc người hoặc đồng loại với người mà tự tay giết hay dạy người giết, hoặc cầm dao trao cho người hoặc dạy cách chết hoặc khen sự chết, quát tháo hung dữ và dùng lời ác nói chết hơn sống thì chẳng phải Sa-môn và chẳng phải con dòng họ Thích. Ngươi trọn đời không nên phạm. Ngươi có thể thọ trì được không?

Đáp: Được.

Người nhất quyết không được nói dối dù chỉ đùa giỡn. Nếu Tỳkheo nào quả thật không đạt pháp hơn người mà tự nói đạt pháp hơn người, các thiền định giải thoát Tam-muội, chánh thọ và các đạo quả thì chẳng phải Sa-môn và chẳng phải con dòng họ Thích. Ngươi trọn đời không nên phạm. Ngươi có thể thọ trì được không?

Đáp: Được.

Chư Phật Thế Tôn vì thị hiện việc thiện mà nói thí dụ: Giống như người chết đi thì mãi mãi không có lại được thân này, như lỗ kim bị hư thì vĩnh viễn không dùng được nữa, như ruột cây Đa-la bị chặt thì không sống và tăng trưởng được, như đá bị bể không thể ghép lại được. Nếu Tỳ-kheo nào phạm mỗi một pháp đọa này mà vẫn đắc pháp Tỳ-kheo thì không có chuyện ấy.

Thọ pháp Tứ Y:

Người tên là… hãy lắng nghe! Đức Thế Tôn Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác nói pháp tứ y (bốn nương dựa).

Tỳ-kheo trọn đời nên nương vào y phấn tảo để sống xuất gia thọ giới cụ túc. Người có thể thọ trì được không? Đáp: Được. Nếu sau này được y kiếp-bối, y khâm-bà-la, y câu-xá-na và y tha-da đều là được y dư.

Tỳ-kheo nào trọn đời nương vào khất thực để sống xuất gia thọ giới cụ túc. Người có thể thọ trì được không? Đáp: Được. Nếu sau này được Tăng thỉnh ăn bữa ăn trước bữa ăn sau đều là được thức ăn dư.

Tỳ-kheo suốt đời nương vào nơi gốc cây để sống xuất gia thọ giới cụ túc. Người có thể thọ trì được không? Đáp: Được. Nếu sau này được phòng lớn nhỏ, phòng trọng đều gọi là được phòng dư.

Tỳ-kheo suốt đời nương vào thuốc tàn khí để sống xuất gia thọ giới cụ túc. Người có thọ trì được không? Đáp: Được. Nếu sau này được tô, dầu, mật và đường phèn đều là được của dư.

Người tên là… hãy lắng nghe. Ta Bạch-tứ-yết-ma được như pháp thọ giới cụ túc rồi. Các trời, rồng và quỷ thần đều nguyện như thế này: Khi nào ta được làm thân người sẽ ở trong chánh pháp luật xuất gia thọ giới cụ túc. Nay ngươi đã được giống như người được làm Vua, ông thọ pháp Tỳ-kheo cũng như vậy, nên cung kính thọ giới. Còn những giới khác Hòa thượng, A-xà-lê sẽ chỉ dạy rõ cho ngươi. Ngươi sẽ sớm đắc giới cụ túc, học ba giới để dập tắt ba ngọn lửa, lìa khỏi ba cõi. Không còn các cấu uế thành tựu A-la-hán. (Khi người thọ giới không biết tuổi và thời gian thọ giới. Đức Phật dạy: Nên chỉ dạy cho họ biết, người thọ giới vào ngày… tháng… năm… Ngươi suốt đời nên nhớ việc này. Các luật và luận đều ghi: Hòa thượng A-xà-lê ghi nhớ cho thời gian xuân hạ và đông, ngày… tháng… cho đến lượng cảnh. Luật này ghi lại: Bấy giờ, Tỳ-kheo không có bậc trên dưới, không cung kính lẫn nhau, bị người đời chê bai. Đức Phật dạy: Loài súc sinh còn có trên dưới, huống gì trong chánh pháp của Ta lại không cung kính lẫn nhau. Các ông từ nay trở đi, người thọ giới trước nên nhận chỗ ngồi thứ nhất, được cúng dường bố thí cung kính lễ bái thứ nhất, cứ phụng hành như vậy. Luật Tứ Phần ghi:

Sẽ khiến người thọ giới cụ túc đi trước).

Pháp thỉnh y chỉ sư:

(Các Tỳ-kheo Hòa thượng mất, vì không có Hòa thượng A-xà-lê nên mặc y trên dưới không như pháp. Đức Phật dạy: Vì mười điều lợi ích, từ nay cho phép các Tỳ-kheo có A-xà-lê tự nhiên sinh tâm xem đệ tử như con, đệ tử tự nhiên xem A-xà-lê như cha. Trong việc Hòa thượng đã nói cho đến văn A-xà-lê ghi: Để lộ vai bên phải, cởi giày dép, quỳ xuống chấp tay thỉnh như sau:)

Đại đức nhất tâm niệm! Con tên là… nay cầu thầy làm y chỉ. Nay xin thầy vì con làm y chỉ, con nương thầy để sống và dạy giới cho con, con sẽ nhận lời y chỉ của thầy (Trong luật không dạy nói ba lần, chỉ nói một lần là đủ. Vị A-xà-lê nên trả lời): Ngươi chớ buông lung. Năm loại pháp bất cộng ngữ (Bấy giời, Lục quần Tỳ-kheo không kính giới, đối với thầy không biết hổ thẹn, không kính không yêu và không cúng dường. Đức Phật dạy: Nên làm năm pháp bất cộng ngữ).

Không nói chuyện với ta.
Vật của người không thưa với ta.
Không được vào phòng ta.
Không được cầm y bát và giúp làm việc chúng của ta.
Không nên đến gặp ta.

Đệ tử sám hối lỗi (Đức Phật dạy: Đệ tử sám hối lỗi: trạch vai áo bên phải, gối phải quỳ xuống đất, dùng hai tay nâng chân thầy, hạ thấp mình thưa như sau):

Con còn nhỏ ngu si, sau không dám làm nữa (nếu thầy nhận sự sám hối thì tội của đệ tử dứt trừ).

Pháp ni chúng trao giới (Luận Thiện Kiến ghi: Ni là nữ, ma là mẹ, vì trọng ni nên gọi như vậy. Luận Trí Độ ghi: Ni được vô lượng luật nghi, nên được đứng sau Tỳ-kheo. Đức Phật vì nghi thức không tiện nên để đứng sau Sa-di).

Pháp trao giới Sa-di ni:

(Pháp yết-ma nuôi và cạo tóc xuất gia, tất cả đều nói giống như trong Tỳ-kheo, chỉ có Hòa thượng cần phải đủ mười hai tuổi hạ và thêm chữ “Ni” là khác. Ni độ Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Đại Tỳ-kheo-ni đều riêng cần phải yết-ma nuôi chúng vì ni mỗi năm độ đệ tử phạm tội. Hoặc pháp xả nuôi chúng. Pháp xin chúng chuẩn theo đó thì biết, không nêu lại).

Pháp trao giới Thức-xoa-ma-na:

(Luật ghi: Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni không trao trước giới cho đệ tử, hai năm lại cho thọ đại giới nên ngu si không hiểu biết, không thể học giới. Đức Phật dạy: Cho yết-ma hai năm có thể biết có không. Nhưng sáu pháp tâm tịnh, hai năm tâm tịnh. Theo luật Tứ Phần, mười tám đồng nữ, mười tuổi đã lấy chồng. Những người này cho hai năm học giới đủ mười hai tuổi thọ giới cụ túc. Theo trong luật này, hoặc có thể như vậy, hoặc mười tám đồng nữ chưa lao khổ chí tiết chưa thành, cho phép hai năm đủ mười hai tuổi đến lúc lấy chồng, vì trải qua lao khổ giữ hạnh để trưởng thành liền cho thọ giới cụ túc, không cần học giới chỉ cần tác pháp Bạch-tứ-yết-ma, trù lượng họ có khả năng hay không. Trong giới ni ghi: Tuy đủ mười hai tuổi đã lấy chồng mà có các loại bệnh điếc câm. Các Tỳ-kheo-ni cho thọ giới cụ túc, ngu si không hiểu biết, không có khả năng học giới. Đức Phật dạy: Nay cho phép các Tỳ-kheo-ni Bạch-tứ-yết-ma cho người nữ mười hai tuổi, tuổi đã lấy chồng thọ giới Cụ túc. Người kia muốn thọ giới Cụ túc nên đến trong Tỳ-kheo-ni Tăng thưa. A-di Tăng lắng nghe. Con tên là… đã lấy chồng đủ mười hai tuổi, cầu xin Hòa thượng hiệu là… thọ giới cụ túc. Nay đến Tăng xin thọ giới cụ túc. Cúi xin Tăng thương xót cho con thọ giới cụ túc. Xin như vậy Ba lần. Các Tỳ-kheo-ni nên trù lượng có thể cho thọ hay không cho thọ).

Một Tỳ-kheo-ni yết-ma như trước (Nghĩa là như pháp cho nuôi chúng ở trước, hoặc có thể làm yết-ma theo câu từ như trình bày ở trước, không nói những lời yết-ma khác).

Văn này (Chính là thọ giới cụ túc).

Pháp xin hai năm học giới (Đức Phật dạy: Người muốn thọ giới đến trong Tỳ-kheo-ni tăng xin Ba lần, oai nghi đầy đủ, để lộ vai bên phải, cởi bỏ giày dép, đảnh lễ Tăng, rồi quỳ xuống chấp tay thưa như sau):

A-di Tăng lắng nghe! Con tên là… Hòa thượng hiệu là… Nay đến Tăng xin hai năm học giới. Cúi xin A-di Tăng thương xót cho con hai năm học giới (Thưa Ba lần như vậy rồi, Sa-di-ni nên đến chỗ mắt thấy tai không nghe).

Pháp cho hai năm học giới:

A-di Tăng lắng nghe! Sa-di này tên là… Hòa thượng hiệu là… Nay đến Tăng xin hai năm học giới. Nay Tăng cho Sa-di này tên là… Hòa thượng hiệu là… hai năm học giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

A-di Tăng lắng nghe! Sa-di-ni này tên là… Hòa thượng hiệu là… Nay đến Tăng xin hai năm học giới. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã cho Sa-di này tên là… Hòa thượng hiệu là… Nay đến Tăng xin hai năm học giới. tăng đã đồng ý thì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Tiếp theo nói pháp của giới tướng.

(Đức Phật dạy nên cho nói tên sáu pháp).

Người tên là… hãy lắng nghe! Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác nói sáu pháp không được phạm.

Nhất quyết không được phạm dâm dục cho đến với tâm ô nhiễm nhìn người nam khác. Nếu Thức-xoa-ma-na hành pháp dâm dục cho đến loài súc sinh thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được trộm cắp cho đến lá cây, cộng cỏ. Nếu Thức-xoa-ma-na hoặc ở trong làng xóm hay ở nơi đồng trống vật của người khác giữ mà ăn trộm năm tiền thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được sát sinh cho đến con kiến nhỏ. Nếu Thứcxoa-ma-na tự tay giết người, cầm dao trao cho người dạy giết, dạy cách giết và khen ngợi sự chết người giết thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được nói dối cho đến đùa giỡn. Nếu Thức-xoama-na tự mình không đắc pháp hơn người mà tự nói có các thiền giải thoát, Tam-muội chánh thọ hoặc chứng đắc đạo quả thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không? Đáp: Được.

Không được uống rượu. Nếu Thức-xoa-ma-na uống rượu thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không? Đáp: Được.

Không được ăn phi thời. Nếu Thức-xoa-ma-na ăn phi thời thì chẳng phải Thức-xoa-ma-na, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không? Đáp: Được.

(Bốn giới trước là căn bản, hai giới sau là tùy hỷ làm, cho nên riêng để người kia hai năm học giới. Nếu phạm bốn giới trước thì sẽ đuổi đi. Nếu phạm hai giới sau, theo luật Tứ Phần thì nên cho thọ giới lại. Nhưng trong giới này giống với bốn giới trước tức là tứ trọng phương tiện, nghĩa là cùng với người nam xúc chạm nhau, ăn trộm dưới năm tiền, giết súc sinh, nói lời dối gạt nhỏ, nếu phạm bốn giới này cũng cho thọ giới lại. Tất cả pháp ni giới cần phải học, trừ tự tay lấy thức ăn và trao thức ăn cho người khác, tùy thuận thực hành mười tám việc. Nếu ngày tháng không đủ hai năm thì không cho thọ giới cụ túc. Trong luật Tứ Phần nói một năm là mười hai tháng).

Pháp Tỳ-kheo-ni thọ giới:

(Theo tông này, ni có sáu pháp thọ giới:

Tám kính.
Mười một chúng.
Hai mươi chúng.
Thọ từ xa.
Mười hai tuổi lấy chồng.
Nghĩa lập biên địa mười người. Lúc đầu Ba-xà chỉ một người. Chuẩn theo năm trăm Thích nữ. Còn bốn trường hợp khác thọ chung với tất cả).

1. Trước hết nói rõ bổn pháp (Cần phải đầy đủ tám duyên)

Pháp thỉnh Hòa thượng (Ý cần thỉnh trong giới Tỳ-kheo đã giải thích, nên để lộ vai bên phải, cởi giày dép, quỳ xuống chấp tay thỉnh như sau):

Con tên là… nay cầu thầy làm Hòa thượng. Thầy vì con làm Hòa thượng. Con rất vui khi được thầy làm Hòa thượng. Thầy làm Hòa thượng con nương ở nên được thọ giới cụ túc (Nói ba lần): Có thể (hay nói): Ta sẽ dạy giới cho ngươi (hoặc nói): Ngươi chớ buông lung.

2. Dẫn người thọ giới đến (Trong Luật ghi: Đệ tử các Tỳ-kheo học hai năm, giới không thành tựu lại thọ giới cụ túc. Đức Phật dạy: Không nên như vậy, phạm Đột-kiết-la. Từ nay cho phép phải hợp ý của Hòa thượng, A-xà-lê, rồi tập họp chúng mười người, dẫn người thọ giới đến chỗ thọ giới đứng chỗ mắt thấy tai không nghe).

3. Pháp sai giáo thọ sư (Hòa thượng nên nói với thầy yết-ma):

Trưởng lão nay nhận yết-ma (Sau khi được sai như vậy, thầy yếtma nói):

A-di Tăng lắng nghe! Ngươi tên là… cầu Hòa thượng hiệu là… thọ giới cụ túc, vị hiệu là… làm giáo thọ sư. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

4. Pháp giáo thọ sư kiểm hỏi: (Một hỏi Hòa thượng, hai hỏi người thọ giới, nên đến trước Hòa thượng hỏi):

Đã độ người này chưa (Đáp: Chưa. Nên nói: Trước độ người này chưa. Nếu nói đã độ nên nói):

Vì người này làm Hòa thượng chưa? (Nếu nói chưa thì nói vì người này làm Hòa thượng. Nếu nói đã làm thì nên hỏi):

Người thọ giới này hai năm học giới ngày tháng đã đủ chưa? Y bát có đầy đủ không? (Đáp: Không đầy đủ nói khiến cho đầy đủ thì lại hỏi):

Tự có hay mượn của người khác? (Nếu trả lời mượn thì nên nói với người chủ bỏ, rồi sau đó đến chỗ người thọ giới nói):

Ngươi không nên sợ hãi, lát nữa ta sẽ dẫn ngươi đến chỗ cao thắng (Đáp: Xin vâng. Nếu trước chưa biết rõ về họ thì không nên vội vã dạy bảo. Khi mặc y thì nên lén xem họ có bị bệnh nặng không?)

Đây có phải là Tăng-già-lê, Uất-đà-la-tăng, An-đà-hội, Phú-kiếny và y tắm không? (Nếu người kia không biết nên nói cho biết. Tiếp theo nên cho người thọ giới bát. Lại nên nói):

Ngươi tên là… hãy lắng nghe. Nay chính là lúc cần nói lời chân thật. Nay ta hỏi ngươi: Nếu có thì nên trả lời có. Không trả lời không.

Ngươi không giết cha chứ? Ngươi không giết mẹ chứ? Ngươi không giết A-la-hán chứ? Ngươi không có tâm ác làm thân Phật chảy máu chứ? Ngươi không có phá hòa hợp Tăng chứ? Ngươi không phạm Tỳ-kheo tịnh hạnh chứ? Ngươi không phải là phi nhân chứ? Ngươi không phải là súc sinh chứ? Ngươi không phải là huỳnh môn chứ? Ngươi không phải là nhị hình chứ? Ngươi không phải là kẻ tự cạo đầu xưng mình là Tỳ-kheo-ni chứ? Ngươi không bỏ nội ngoại đạo chứ? Ngươi chưa từng xuất gia trì giới không đầy đủ chứ? (Nếu theo câu hỏi trả lời là không thì nên hỏi tiếp).

Người nữ có các căn bệnh như sau: bệnh hủi, bệnh hủi trắng, bệnh ung thư, bệnh căn tiêu, bệnh điên cuồng, bệnh lậu, bệnh mỡ chảy ra. Ngươi có những căn bệnh nan y như vậy không? Ngươi không mắc nợ người ta chứ? Ngươi chẳng phải là vợ của người khác chứ? Chồng ngươi có cho phép không? Ngươi không phải là người của quan chứ? Ngươi không phải là đầy tớ chứ? Ngươi là người phải không? Nữ căn đầy đủ không? Ngươi không phải là huỳnh môn chứ? Ngươi không phải là thạch nữ chứ? Ngươi không phải hai đường hợp một chứ? Bệnh nguyệt thường xuất ra không? Ngươi hai năm học giới ngày tháng có đầy đủ không? Ngươi đã cầu Hòa thượng chưa? Cha mẹ có cho phép không? Ngươi muốn thọ giới cụ túc không? (Tùy theo từng câu hỏi trả lời đúng như pháp. Lại nên dạy):

Như ta đã dạy ngươi, lát nữa vào trong Tăng cũng hỏi như vậy. Ngươi cũng nên trả lời đúng như vậy.

5. Pháp gọi vào trong chúng. (Thầy giáo giới kia nên trở vào trong chúng đứng thưa): Tôi đã hỏi xong (Thầy yết-ma nên bạch):

A-di Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu Hòa thượng hiệu là… thọ giới cụ túc, vị hiệu là… hỏi đã xong. Nay cho phép dẫn đến. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch. (Thầy giáo thọ nên dẫn đến dạy đảnh lễ Tăng).

. Pháp dạy xin giới. (Đảnh lễ dưới chân Tăng rồi, dẫn đến chỗ thầy yết-ma quỳ xuống chấp tay bạch thầy yết-ma theo Tăng xin thọ giới cụ túc. Dạy):

Con tên là… cầu Hòa thượng hiệu là… thọ giới cụ túc. Nay đến Tăng xin thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là… cúi xin Tăng thương xót tế độ con (xin Ba lần rồi, thầy giáo giới sau đó trở lại ngồi).

6. Giới sư bạch Hòa thượng (Thầy yết-ma nên bạch như sau):

A-di Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu Hòa thượng hiệu là…thọ giới cụ túc, đến trong Tăng xin thọ giới cụ túc với Hòa thượng hiệu la… Nay tôi ở trong Tăng nêu các vấn nạn và làm yết-ma thọ giới cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

7. Pháp thầy yết-ma hỏi. (Nên nói: Người tên là… hãy lắng nghe! Nay chính là lúc cần nói chân thật cho đến muốn thọ giới cụ túc không? (Tất cả như thầy giáo thọ hỏi ở trên, người kia cũng trả lời đầy đủ như vậy).

8. Chính thức trao bổn pháp. (Thầy yết-ma tùy theo căn cơ chỉ dạy để họ phát tâm vô thượng, khiến đầy đủ bổn pháp, rồi tác bạch như sau):

A-di Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị Hòa thượng hiệu là…thọ giới cụ túc. Người kia đến trong Tăng xin thọ giới cụ túc, tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, đã đủ hai năm học giới, năm y bát đầy đủ, đã cầu Hòa thượng, cha mẹ đã cho phép, rất muốn thọ giới cụ túc. Cúi xin Tăng nay cho người tên là… thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là…. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

A-di Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị Hòa thượng hiệu là… thọ giới cụ túc. Người kia đến trong Tăng xin thọ giới cụ túc, tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, đã đủ hai năm học giới, năm y bát đầy đủ, đã cầu Hòa thượng, cha mẹ đã cho phép, rất muốn thọ giới cụ túc. Cúi xin Tăng nay cho người tên là… thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là… Các A-di nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì xin nói ra. (Nói ba lần)

Tăng đã cho người tên là… thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là…

Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

– Pháp bổn pháp ni đến trong đại Tăng thọ giới:

(Luật ghi: Hòa thượng, A-xà-lê nên tập họp mười Tỳ-kheo-ni, Tăng dẫn người thọ giới đến trong Tỳ-kheo Tăng. Đúng lẽ nếu ni Tăng tự kiết đại giới là phạm tội biệt chúng).

Pháp thỉnh thầy yết-ma (Trong luật không có chánh văn, theo Tỳkheo thọ giới ở trước cũng khiến thỉnh thêm, nên dạy):

Con tên là… nay thỉnh Đại đức làm yết-ma A-xà-lê, cúi xin Đại đức vì con làm yết-ma A-xà-lê, con nương Đại đức nên được thọ đại giới, từ mẫn cố! (Thỉnh ba lần, vị kia nên trả lời): Có thể.

Pháp xin thọ đại giới:

(Luật ghi: Nên đối trước thầy Tỳ-kheo yết-ma hai gối quỳ xuống đất xin thọ giới cụ túc. Thầy yết-ma ni nên dạy nói):

Con tên là… cầu Hòa thượng hiệu là… thọ giới cụ túc đã ở trong chúng thọ giới cụ túc rồi, thanh tịnh không có nạn sự, đã đủ hai năm học giới, y bát đầy đủ, đã cầu Hòa thượng, cha mẹ đã cho phép, không phạm tội thô ác, rất muốn thọ giới cụ túc. Nay đến Tăng xin thọ giới cụ túc với Hòa thượng hiệu là… Cúi xin Tăng từ bi thương xót tế độ con

(Nói ba lần)

Pháp thầy yết-ma hỏi:

(Luật ghi: Pháp hỏi lại xin trong, đã hỏi thanh tịnh. Nhưng trong các bộ cùng hành pháp hỏi, nên kiểm vấn. Thầy yết-ma muốn nói cặn kẽ nên tác bạch như sau):

Đại đức Tăng lắng nghe! Ngươi này tên là… cầu vị hiệu là… thọ giới cụ túc. Người kia đến trong Tăng xin thọ giới cụ túc. Nay tôi sẽ hỏi các nạn sự và làm tác pháp yết-ma thọ giới cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Pháp chính thức hỏi chướng nạn: (Trước hết nên an ủi, như trên đã nói. Lại hỏi: Nay chính là lúc cần nói lời chân thật cho đến muốn thọ giới cụ túc không? Mỗi mỗi đều giống như trên pháp thầy đã hỏi).

Pháp chính thức thọ giới thể:

(Thuyết pháp khai đạo giới để khiến cho họ chuyên tâm thọ nhận giới pháp, như trước đã nói).

Đại đức Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị hiệu là… thọ giới cụ túc, đã ở trong một chúng thọ giới cụ túc rồi, thanh tịnh không có các nạn sự, đã đủ hai năm học giới, những gì trước nên làm đã làm xong, y bát đầy đủ, đã cầu Hòa thượng, cha mẹ đã cho phép, không phạm tội thô ác, muốn thọ giới cụ túc. Nay đến Tăng xin thọ giới cụ túc với Hòa thượng hiệu là… Cúi xin Tăng nay cho người tên là… thọ giới cụ túc với Hòa thượng hiệu là… Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Người tên là… cầu vị hiệu là… thọ giới cụ túc, đã ở trong một chúng thọ giới cụ túc rồi, thanh tịnh không có các nạn sự, đã đủ hai năm học giới, những gì trước nên làm đã làm xong, y bát đầy đủ, đã cầu Hòa thượng, cha mẹ đã cho phép, không phạm tội thô ác, muốn thọ giới cụ túc. Nay đến Tăng xin thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là… Cúi xin Tăng nay cho người tên là… thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là… Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã cho người tên là… thọ giới cụ túc, Hòa thượng hiệu là…rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp nói tướng đọa:

Người tên là… hãy lắng nghe! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác nói pháp Đọa. Nếu Tỳ-kheo nào phạm mỗi một pháp này thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ.

Nhất quyết không được phạm dâm dục cho đến với tâm ô nhiễm nhìn người nam khác. Nếu Tỳ-kheo-ni nào hành pháp dâm dục cho đến loài súc sinh thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể giữ được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được trộm cắp cho đến lá cây, cộng cỏ. Nếu Tỳ-kheo-ni nào ở trong làng xóm hay trên đồng trống ăn trộm vật thuộc của người khác bảo hộ năm tiền hoặc hơn năm tiền thì chẳng phải Tỳkheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được giết hại cho đến con kiến nhỏ. Nếu Tỳkheo-ni nào tự tay giết người, cầm dao trao cho người dạy giết, dạy cách chết và khen ngợi sự chết người giết thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được nói dối cho đến đùa giỡn. Nếu Tỳ-kheoni tự mình không đắc pháp hơn người hoặc nói có các thiền giải thoát, Tam-muội chánh thọ, hoặc đạo, hoặc quả thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được gần gũi với người nam. Nếu Tỳ-kheo-ni nào dục phát khởi mạnh tâm biến loạn xúc chạm trên thân của người nam từ mái tóc xuống đầu gối, từ đầu gối trở lên, hoặc người nam xúc chạm như vậy cũng không được nhận, hoặc đè xuống, hoặc nắm, hoặc đỡ lên, hoặc đặt xuống, hoặc kéo thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được gần gũi với người nam. Nếu Tỳ-kheo-ni nào dục phát khởi mạnh tâm biến loạn nhận sự nắm tay, nắm y, hoặc hẹn cùng đi, hoặc cùng đi với nhau không có ai, hoặc cùng đứng riêng với nhau, hoặc cùng nói chuyện riêng, cùng ngồi chung, hoặc hai thân sát nhau, đầy đủ tám việc thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không được tùy thuận phi pháp theo lời Tỳ-kheo-ni. Nếu Tỳ-kheo-ni nào biết Tỳ-kheo tăng hòa hợp như pháp cử tội Tỳkheo mà tùy thuận Tỳ-kheo này. Các Tỳ-kheo-ni nên nói: Này chị em! Tỳ-kheo này bị Tăng hòa hợp như pháp cử tội, cô chớ có tùy thuận theo. Khi can gián như vậy mà kiên trì không bỏ, nên hai Ba lần can gián. Hai Ba lần can gián bỏ việc này thì tốt, nếu không bỏ thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nhất quyết không nên che giấu tội thô ác của người khác. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo-ni khác phạm tội Ba-la-di. Sau một thời gian, người kia bỏ đạo, hoặc chết, hoặc đi xa, hoặc bị cử tội, hay căn biến đi nói với Tỳ-kheo khác như vậy: Trước đây tôi biết Tỳ-kheo này phạm tội Ba-la-di mà không bạch Tăng, không nói với người khác thì chẳng phải Tỳ-kheo-ni, chẳng phải Thích chủng nữ. Trong giới này suốt đời không được phạm, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Chư Phật Thế Tôn khéo nói chỉ dạy việc hiện tiền, giống như cái kim bị hư lỗ thì không thể sử dụng được, giống như người chết rồi không sinh lại được thân này nữa, giống như ruột cây Đa-la bị chặt không thể sinh trưởng được, giống như viên đá bị vỡ không thể gắn lại được. Nếu Tỳ-kheo-ni nào ở trong tám pháp này phạm mỗi một pháp mà trở lại thành Tỳ-kheo-ni thì không thể có chuyện ấy Tiếp theo nói tám kính pháp.

Người tên là… hãy lắng nghe! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác nói tám pháp không thể trái. Ngươi suốt đời không nên vi phạm:

Tỳ-kheo-ni mỗi nửa tháng nên đến chúng Tỳ-kheo xin người giáo giới. Tỳ-kheo-ni không được ở chỗ không có Tỳ-kheo an cư ba tháng hạ. Khi Tỳ-kheo-ni tự tứ nên đến chỗ Tỳ-kheo Tăng thỉnh ba việc thấy nghe và nghi tội. Thức-xoa-ma-na hai năm học giới xong nên thọ giới cụ túc trong hai bộ đại Tăng. Tỳ-kheo không được mắng nhiếc Tỳkheo. Không được ở trong nhà bạch y nói Tỳ-kheo phá giới, phá oai nghi, phá kiến. Tỳ-kheo-ni không được cử tội Tỳ-kheo, trái lại Tỳ-kheo được phép quở trách Tỳ-kheo-ni. Tỳ-kheo-ni phạm tội thô ác trong mỗi nửa tháng hành Ma-na-đỏa ở trong hai bộ Tăng. Sau khi mỗi nửa tháng hành Ma-na-đỏa xong nên ở trong hai mươi vị Tăng mà xuất tội. Tỳkheo-ni tuy thọ giới trước một trăm tuổi cũng phải đảnh lễ, đứng dậy nghinh đón Tỳ-kheo mới thọ giới.

Tiếp theo nói pháp bốn y.

Người tên là… hãy lắng nghe! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác nói bốn pháp y này, suốt đời thọ pháp tứ y là người xuất gia thọ giới cụ túc. Nương vào y phấn tảo xuất gia thọ giới cụ túc, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nếu được y dư, y kiếp bối, y khâm-đà-la, câu-xá-da, y cù-đồ-già và y gai nên nhận. Nương pháp khất thực, xuất gia thọ giới cụ túc, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nếu được thức ăn dư, thức ăn của Tăng bữa ăn trước, bữa ăn sau hoặc thức ăn thỉnh nên thọ. Nương vào ngọa cụ thô xấu xuất gia thọ giới cụ túc, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được.

Nếu được nhà dư như am thất, thành thất, nhà lớn, nhà nhỏ, nhà vuông tròn nên nhận. Nương vào thuốc hạ tiện xuất gia thọ giới cụ túc, ngươi có thể thọ trì được không? Đáp: Được. Nếu được thuốc dư như tô, dầu, mật và đường nên nhận.

Ngươi tên là… hãy lắng nghe! Ngươi đã Bạch-tứ-yết-ma, thọ giới cụ túc rồi. Các trời, rồng, thần, Càn-thát-bà thường nguyện: Khi nào chúng ta được làm thân người sẽ xuất gia thọ giới cụ túc. Người này đã được như người được vương vị. Nay người thọ pháp Tỳ-kheo-ni cũng như vậy. Người nên vui vẻ nhẫn nhục, vui vẻ cùng nói chuyện, cùng nhận giáo giới, nên học ba giới để diệt trừ ba độc, vượt qua ba cõi, chứng đắc quả A-la-hán. Cón những gì chưa biết Hòa thượng A-xa-lê sẽ dạy cho ngươi.

IV. PHÁP Y DƯỢC THỌ TỊNH , THỌ TRÌ Y PHÁP:

(Ba y của đạo tiêu biểu cho phàm Thánh đồng phục đã khác ngoại đạo, lại dứt tham sân, đồng tướng giải thoát, cần tăng thêm Thánh pháp, ngược tà và khác tục, cho nên chế có ba. Hơn nữa nhiều luận ghi: Vì lập nghĩa nên che nóng lạnh, trừ sự không hổ thẹn, vì vào sống ở trong làng xóm, giữ oai nghi thanh tịnh mới chế ba y. Ni chế năm y cũng vậy. Công năng dĩ nhiên là thể nên phải hướng vào pháp này, đầy đủ bốn cái mới có thể thọ trì. Một là lông gấm, hai là sắc, Ba-là lượng, bốn là làm. Thể là mười loại y. Khác ở chỗ là cỏ cây da và tóc. Xả đọa tà mạng là lông gấm, bông và lụa the đều không thành y. Sắc nghĩa là hoại sắc, năm loại văn hoa gấm thêu phi tục cũng không cho phép. Lượng là ba khuỷu tay hoặc năm khuỷu tay. Trong các luận nói y khoảng hai khuỷu tay, bốn khuỷu tay cũng cho phép làm An-đà-hội. Làm nghĩa là điều xếp mức thước cắt may như pháp. Hai điều kế sau giáo đều giống nhau. Tăng-già-lê nhiều luận phân làm chín phẩm. Nếu tự tăng hoặc giảm may thành thọ có lỗi. Kia mặc thọ dụng, luật có nói giới là giữ gìn thanh tịnh kính phụng giống như tháp, tâm ác hủy hoại phạm tội cũng như vậy. Khi đi phải mang theo bên mình như đôi cánh của con chim.

Dạy đã cặn kẽ còn nói gì nữa).

Pháp thọ An-đà-hội:

(Trong luật có văn thọ riêng. Nay chuẩn theo văn ấy để đối chiếu).

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… thọ y An-đà-hội năm điều này.

Pháp thọ Uất-đà-la-tăng.

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… thọ y Uất-đà-la-tăng bảy điều này (nói ba lần).

Pháp thọ y Tăng-già-lê.

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… thọ y Tăng-già-lê chín điều này (tùy theo số điều nhiều hay ít mà xướng Ba lần).

Pháp thọ y Tăng-kỳ-chi.

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… làm y Tăng-kỳ-chi này như pháp. Tôi thọ trì (nói ba lần).

Pháp thọ Phú-kiên y.

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… y Phú-kiên này làm như pháp. Tôi thọ trì (nói ba lần).

Pháp xả y (Nên để lộ vai bên phải, cởi bỏ giày dép, quỳ xuống cầm y, phát tâm miệng thưa):

Đại đức nhất tâm niệm! Y Tăng-già-lê chín điều này, nay tôi xả (Nói ba lần. Còn các y khác cũng chuẩn theo đó để biết tâm niệm thọ xả đều giống như vậy, chỉ trừ câu Đại đức nhất tâm. Năm y của ni cũng giống như vậy).

Pháp Ni-sư-đàn.

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… Ni-sư-đàn này làm đúng lượng, nay tôi thọ trì (nói ba lần).

Pháp thọ Bát-đa-la.

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… Bát-đà-la này thọ đúng lượng thường dùng.

Pháp thọ thuốc.

(Khi thân thể có bệnh thì thân thể cần phải chăm sóc uống thuốc còn không bệnh thì chỉ dùng thức ăn. Các bộ luận nêu các loại thuốc phân chung gồm bốn loại không thể dùng chung, cho nên Đức Phật chia ra bốn loại. Một là thuốc nhất thời, hai là thuốc phi thời, Ba-là thuốc bảy ngày, bốn là thuốc trọn đời. Thuốc nhất thời chỉ dùng tay nhận, còn ba loại thuốc sau có hai cách nhận lời nói và tay. Nhiều luận nói: Tay nhận có năm nghĩa, tay nhận sợ mất nên có thêm pháp nói. Theo Thập Tụng và luận đều có pháp nhận bằng lời nói, còn các luật đều không có văn này).

Thọ thời dược.

(Luật này, thể nơi thời dược phân mười loại. Luật Tứ Phần: Năm chánh và năm phi chánh đều thuộc về phi dược. Biết danh và thể rồi, tâm cảnh tương ứng, oai nghi như pháp, theo giáo thọ nhận. Nhưng trong luật này thọ nhận có bốn:

Thân trao thân thọ.
Vật trao vật thọ.
Tay trao tay thọ.
. Dạy lấy mà ăn (Nghĩa là thí chủ đưa qua nhanh không kịp nhận thức ăn, gặp giặc ác Tỳ-kheo không thể đến gần để được trao. Vì thức ăn để dưới đất nên nói: Có thể lấy ăn cũng cho phép. Vì người kia nói chính là thọ thực).

Pháp thọ thuốc phi thời.

(Nghĩa là quả Am-bà… và tám loại nước uống, thức ăn không phải tạp thời, như pháp tác tịnh, có các duyên như khát v.v, nhưng sau đó như pháp. Nghĩa gia ghi):

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… nay vì nhân duyên khát, bệnh. Đây là nước uống của quả Am-bà, vì muốn qua cơn khát phi thời. Nay tôi ở bên Đại đức thọ. (Nói ba lần. Các thứ nước uống khác chuẩn theo đây. Nếu không có bệnh khát thì phạm tội).

Pháp thọ thuốc bảy ngày.

(Bấy giờ, các Tỳ-kheo bị bệnh gió, nóng. Đức Phật cho phép dùng bốn loại: Tô, dầu, mật và đường phèn làm thuốc, thọ dùng trong bảy ngày này vì muốn dùng qua đêm. Nay tôi ở bên Đại đức thọ (nói ba lần).

Pháp thọ thuốc trọn đời.

(Có các Tỳ-kheo mắc bệnh mùa thu. Đức Phật dạy: Nên dùng thuốc quả, rễ và tất cả những thứ khác như mặn đắng cay và nồng, không thể làm thức ăn, nhưng vì có nhân duyên bệnh cho phép dùng suốt đời. Nghĩa gia ghi):

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… nay vì nhân duyên bệnh khí nên gừng tiêu này nhận làm thuốc trọn đời. Nay tôi muốn cùng chứa ngủ qua đêm nên ở bên Đại đức nhận (nói ba lần).

Pháp y dư thuyết tịnh.

(Thể của y dư theo luật có hai. Nếu chứa ba y dư quá mười ngày mới phạm tội xả đọa. Nếu chứa y khác cho đến khăn tay đều phạm Độtkiết-la. Kim ba chỉ một loại, những cái này ở ngoài đều cần thuyết tịnh.

Không như kết tịnh thí có hai:

Vật chân thật trao cho người kia.
Lần lượt xưng tên tác pháp, nếu cưỡng đoạt phạm tội, chỉ chân thật có thể xưng tên thì không có nghĩa cưỡng đoạt).

Pháp thỉnh người làm chủ thí y:

(Tịnh chủ chân thật, luật chế. Chọn lựa một năm hay như văn lần lượt nói rõ. Nếu chuẩn theo văn khác thì nên cầu người trì giới đa văn đầy đủ. Luật không có pháp thỉnh. Vì nghĩa gia ghi):

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… Nay thỉnh Đại đức làm tịnh thí chủ lần lượt về y, thuốc và bát. Cúi xin Đại đức vì tôi làm tịnh thí chủ lần lượt về y, thuốc và bát (nói ba lần).

Pháp chánh thuyết pháp tịnh.

(Nếu chúng nhiều y vật, nói riêng từng vật hoặc góp chung lại một chỗ rồi nói chung cũng được).

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi có y dư này đến bên Đại đức làm tịnh thí (Người kia nên hỏi).

Trưởng lão y này làm tịnh thí ở bên tôi. Tôi mang cho ai? (Đáp: Vị tên là… Người kia nên nói): Nay tôi cho vị tên là… Nếu trưởng lão cần thì đến vị kia nhận dùng.

Pháp ở một mình tác tịnh:

(Có Tỳ-kheo ở trong phòng một mình không biết tịnh ví như thế nào. Đức Phật dạy: Cho phép làm tịnh thí chỉ từ xa, tâm phát miệng nói):

Tôi có y dư này tịnh thí cho vị tên là… đến vị kia lấy dùng (Pháp tịnh thí riêng, cho đến mười một ngày lại nên nói như pháp trước, tâm phát miệng nói):

Tôi có y dư này, đến người tên là lấy lại.

Pháp kim túc tịnh thí.

(Tát-bà-đa ghi: Tiền, báu, lúa thóc đều giống với y dư, mười ngày nói tịnh. Tứ Phần ghi: Sẽ mang đến người Ưu-bà-tắc đáng tin cậy hoặc người giữ vườn bảo):

Đây là các vật không phải của tôi, ngươi nên biết.

V. PHÁP TĂNG CÙNG BỐ TÁT

(Ngoại trừ những nhân duyên thỉnh ở bên ngoài mà chế, để gặp gỡ tôn trọng nhau làm cho những người phạm càng tăng thêm sự trì giới.

Luận Ma Đắc Lặc Già ghi: Thế nào gọi là Bố-tát? Bỏ các pháp ác bất thiện, chứng đắc bạch pháp phạm hạnh cứu cánh. Nửa tháng tự xem xét phạm hay không phạm, làm thanh tịnh thân khẩu).

Pháp Tăng chúng thuyết giới.

(Luật ghi: Các Tỳ-kheo muốn trang nghiêm giảng đường Bố-tát nên treo ảnh, rải hoa và thí đồ uống quá trưa và thí y vật. Lại muốn dùng kệ tán thán Phật, Pháp, Tăng. Đức Phật dạy: Đều cho phép. Nếu có việc phước nên làm kịp thời. Thánh giáo cũng vậy, đặc biệt cần phải kính trọng mỗi mỗi tướng, khuyến khích nương theo pháp để tu hành. Đến ngày Bố-tát, quét tưới sân viện, trang hoàng trong đường (nhà Bố-tát), tòa thuyết giới phải trang nghiêm mọi thứ. Xướng thời gian đã đến, bốn loại tập hợp Tăng khiến cho chúng đều biết rõ tự giác tập họp. Nhưng giới là pháp tịnh chẳng phải khai cho kẻ phạm. Nếu có phạm thì nên sám hối để được thanh tịnh, chưa sám hối thì Thánh mở bày cho phát lồ. Nay theo thứ tự nêu đầy đủ nghi thức của nó).

Pháp Tăng phạm sám hối:

(Có một trú xứ, ngày Bố-tát tất cả Tăng đều phạm tội. Đức Phật dạy: Nên bạch nhị yết-ma, một người đến chúng khác sám hối tội, sau đó người khác hướng đến người kia trừ tội. Nếu không được thì tất cả Tăng tập họp kết trong giảng đường Bố-tát bạch nhị yết-ma, trừ bỏ tội ấy):

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay Tăng đều phạm tội này không thể sám hối được. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay Tăng đều phạm tội này, không thể sám hối được. Nay cùng dứt bỏ tội ấy rồi sau đó sẽ sám hối. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã dứt bỏ tội này rồi, Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy (sau đó nên Bố-tát).

Pháp gần đến giờ Bố-tát, một người phát lồ: (Nên hướng đến vị đối diện, tâm niệm, miệng nói): Tôi có tội này. (Nên nói tên loại, không được nói thẳng tội này). Nói giới xong sẽ sám hối.

Pháp giáo giới ni chúng:

(Ni vốn mang thân hình nghiệp chướng, thường mắc phải những lỗi lầm, cần sự giáo huấn. Đức Đại Thánh từ bi nên chế ra nghi thức này khiến ni đến Tăng thỉnh người giáo giới. Tăng sai người đầy đủ đức chỉ dạy điều chưa nghe, nhưng pháp có rộng, có lược, trong luật giáo đã nói đầy đủ nên hòa hợp phụng hành, không nên lười biếng phế bỏ. Nhưng hiện nay, Tăng ni xem thường giáo luật, hơn nữa các bậc cụ túc rất hiếm có nên nghi thức giáo giới rộng chưa nghe, thực hành bừa bãi, lược bỏ nghi thức phép tắc để hợp với thời đại. Ni sai sứ đến Tăng thỉnh, ghi nhận lời dặn của Tỳ-kheo, lúc… xin. Pháp trong luật ni lại ghi: Ngay khi ấy nên nói: Các Tỳ-kheo không đến có thuyết dục và thanh tịnh không? Khi muốn thanh tịnh, người nhận dục nên rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy trước Tăng bạch):

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo-ni Tăng ở chùa… hòa hợp đảnh lễ Tỳ-kheo Tăng hòa hợp xin người giáo giới (Nói ba lần. Rồi nên đến chỗ Thượng tọa thưa: Đại đức thương xót, có thể giáo thọ ni được không? Nếu trả lời không thể, lại đến vị mười hai trở lên, mỗi vị cũng đều hỏi như vậy. Nếu không có vị nào nhận lời thì trở lại chỗ Thượng tọa thưa: Đi hỏi khắp chúng Tăng nhưng không có ai nhận lời. Thượng tọa nên làm pháp lược giáo giới: Sáng mai Tỳ-kheo-ni đến nên báo với họ: Tối hôm qua vì ni đã cầu pháp mà không có vị nào nhận lời cả, nên nói với ni chúng là tinh tấn hành đạo, cẩn thận chớ buông lung. Sáng mai tuyên bố lời chỉ dạy của Thượng tọa với người sứ của ni. Sứ của ni trở về trong chùa tập hợp chúng thuyết dục. Sư ni hỏi hòa hợp và tuyên bố lời Thượng tọa dạy. Ni chúng chấp tay kính cẩn ghi nhận. Mỗi người đều nói: Kính vâng thọ trì. Sau đó đảnh lễ Phật rồi giải tán).

Pháp gởi dục thanh tịnh:

(Khi tới ngày thuyết giới, Tỳ-kheo có bệnh không đến. Đức Phật dạy: Cho nằm vào trong y khiêng đến. Nếu sợ bệnh nặng thêm thì nên lấy dục thanh tịnh mang đến. Nếu không thể nói được thì đưa tay, đưa ngón tay, lắc đầu nhướng mắt được gọi là thân cho dục thanh tịnh. Nếu lại không được thì nên khiêng người bệnh đến chỗ thuyết giới, cho mặt người bệnh hướng đến chỗ người thuyết giới. Nếu lại không thể hướng đến người thuyết giới thì nên xuất giới ra ngoài Bố-tát. Nếu trường hợp cho ni hoặc bốn chúng điên loạn, bị diệt tẫn đều không gọi là gởi dục thanh tịnh. Nếu đến trong Tăng điên loạn nổi lên đều không gọi là gởi dục. Trường hợp ngủ hoặc quên được gọi là trì dục, phạm Đột-kiết-la. Lại khi Tăng có việc loạn xảy ra nên bỏ đi. Nên chỉnh đốn oai nghi đối trước như pháp nói):

Trưởng lão nhất tâm niệm! Nay Tăng có đoạn sự. Tôi Tỳ-kheo tên là… gởi dục như pháp Tăng sự (không cần nói ba lần chỉ nói một lần là được).

Trong Tăng nói:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… như pháp tăng sự, gởi dục thanh tịnh (nói một lần).

Pháp chuyển dục.

(Luật Tứ Phần ghi: Người gởi dục tự có việc không đến được trong Tăng, cho phép chuyển trao cho Tỳ-kheo. Nên nói như vầy):

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… đã nhận dục thanh tịnh cho nhiều Tỳ-kheo. Họ cùng với tôi đối với Tăng sự như pháp này gởi dục thanh tịnh (vị kia đến trong Tăng nói trực tiếp).

Pháp bảo thanh tịnh.

(Đức Phật dạy: Nếu thuyết giới xong tất cả chưa đứng dậy, có Tỳ-kheo đến hoặc nhiều hơn hoặc bằng nên Bố-tát lại. Nếu ít hơn thì ở trong Tăng quỳ xuống, chấp tay thưa):

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… thanh tịnh.

Pháp năm loại thuyết giới:

(Như bộ khác nói có tám nạn duyên khác, khai lược thuyết giới. Đây tuy không có duyên nhưng chỗ khai cũng giống như vậy. Một rộng bốn lược tạo thành năm cách thuyết giới).

Thuyết lời tựa của giới một lần xong. (Nói): Chư Đại đức, bốn pháp đọa này Tăng thường nghe (Mười ba Tăng tàn, hai pháp Bất định, ba mươi Xả đọa, chín mươi tội Đọa, bốn Đề-xá-ni và pháp Chúng học. Mỗi một pháp chỉ nêu tên và nói Tăng thường nghe).

Nói lời tựa của giới Ba lần, bốn tội Đọa, mười ba pháp Tăng tàn và hai Bất định xong (Những pháp khác chỉ nói Tăng thường nghe).

Pháp hai ba người Bố-tát (chỉnh đốn oai nghi chấp tay nói): Nay là ngày thứ mười lăm, Tăng Bố-tát. Tôi Tỳ-kheo tên là… thanh tịnh (nói ba lần).

Pháp một người tâm niệm Bố-tát (Oai nghi như trước): Nay là ngày thứ mười lăm, chúng Tăng Bố-tát (Tâm nghĩ, miệng nói ba lần).

VI. PHÁP TĂNG CÙNG AN CƯ.

(Không có lý do đi du hành, lại giẫm đạp lên sinh vật, còn bỏ việc tu tập. Nêu việc bên ngoài để nói lên việc bên trong, nên chế ra pháp này).

Pháp nói ba lần an cư:

(Sửa soạn oai nghi đối cảnh như pháp nói):

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… ở trú xứ này an cư vào mùa hạ, ba tháng trước nương Tăng-già-lam… Nếu phòng xá hư hoại sẽ sửa lại (nói ba lần. Đáp): Tôi biết (Luật ghi: Sẽ nương vào người trì luật an cư. Nếu chỗ ở ồn ào bức bách thì qua bảy ngày được trở về chỗ cũ, tâm niệm nương từ xa. Luật Tứ Phần ghi: Trong mùa hạ an cư nên nương vào đệ ngũ luật sư tụng đầy đủ hai bộ luật, nếu trái phạm Ba-dật-đề. Theo ý nghĩa luật nên hỏi):

Ngươi ai trì luật? Đáp: Nương luật sư… (nói): Có nghi ngờ nên hỏi ( Nếu chẳng phải Tăng-già-lam cần phải bỏ. Phòng xá hư nên nói sửa chữa lại. Nếu hậu an cư thì chỉ xưng ba tháng sau là khác).

Pháp tâm niệm an cư.

(Chuẩn theo nói ba lần ở trước, chỉ trừ câu đầu).

Pháp thọ phòng xá an cư.

(Bấy giờ, có phân chia phòng xá và ngọa cụ, chia xong không khởi tâm niệm, miệng cũng không nói sinh nghi, bạch Đức Phật, Ngài dạy: Vì an cư nên phải thọ phòng xá và ngọa cụ, cũng thành an cư. Đã nói, cũng không tâm niệm, nên có tâm niệm an cư):

Pháp thọ ngày xuất giới.

(Văn ghi: Trưởng giả thỉnh Tăng sợ không dám nhận, nhân đó bị chê bai. Đức Phật dạy: Hoặc thỉnh hoặc không thỉnh cần phải xuất ra ngoại giới. Tất cả đều cho phép bảy ngày, rồi trở lại. Lại có các ngoại đạo muốn cho nước chảy quanh Kỳ-hoàn. Vua xuất binh chinh phạt muốn đến hỏi han. Đức Phật dạy: Nếu có việc Phật, Pháp, Tăng hay việc riêng bảy ngày cho phép bạch nhị, thọ mười lăm ngày đêm hoặc ba mươi đêm, lấy đêm để tính, không giống các bộ khác duyên đúng, duyên sai, giáo tự nêu rõ, trùng hay không trùng cứ nương vào cách thức thường làm. Nếu có hai nạn cho phép phá không có tội. Khai không trùng nên hạ an cư không phá thành tựu. Hoặc có thể theo văn đã cho phép chỗ kia thọ an cư chia y, an cư chỗ kia thành nghĩa cũng không mất).

Pháp Yết-ma thọ ngày.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… vì việc… muốn xuất giới đi ra ở ngoài bảy ngày lại thọ (mười lăm đêm hoặc ba mươi đêm) rồi trở lại an cư chỗ này. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… vì việc… muốn xuất giới đi ra ở ngoài bảy ngày lại thọ (mười lăm đêm hoặc ba mươi đêm) rồi trở lại an cư chỗ này. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã cho Tỳ-kheo này tên là… thọ thêm (mười lăm đêm hoặc ba mươi đêm) xuất giới đi rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp nói ba lần thọ ngày.

(Luật không nói từ thọ, nói theo yết-ma):

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… vì việc… muốn xuất giới đi ra ngoài rồi trở về lại an cư ở đây (nói ba lần).

VII. PHÁP TĂNG TỰ TỨ

(Cùng sống chung tu tập đạo, hoặc có lỗi lầm nên để ngày cuối cùng của ba tháng hạ, ở trong chúng Tỳ-kheo như pháp, bôi đất trải cỏ ở trên, tự tứ thỉnh người khác cử tội).

Pháp sai người thọ Tự tứ.

(Tác pháp Tăng đều dựa vào nghi thức thông thường. Người có năm loại đức nên sai để thọ, nghĩa là không theo dục, tức giận, ngu si, sợ hãi và biết thời, phi thời. Hoặc hai hoặc nhiều trong văn đều cho phép).

Đại đức Tăng lắng nghe! Ở trụ xứ… Tỳ-kheo tên là… có thể vì Tăng làm người Tự tứ. Nay Tăng sai vị tên là… làm người Tự tứ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Ở trụ xứ… này Tỳ-kheo tên là… có thể làm người tự tứ cho Tăng. Nay Tăng sai vị tên là… ở trụ xứ… này làm người tự tứ. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói ra.

Tăng đã sai Tỳ-kheo tên là… ở trụ xứ… làm người tự tứ rồi. Tăng đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp năm đức đã được sai, đơn bạch gồm thâu chúng.

(Vì các Tỳ-kheo tạp loạn không theo trước sau tự tứ, nên chế ra tác bạch để chỉnh đốn oai nghi).

Đại đức Tăng lắng nghe! Nay đến ngày chúng Tăng tự tứ, Tăng hòa hợp tác pháp tự tứ. Đây là lời tác bạch (Sau đó đều quỳ xuống tự tứ).

Pháp chính thức Tự tứ:

Các Đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thấy tôi có tội, hoặc nghe tôi có tội, hoặc nghi tôi có tội, cúi xin Tăng thương xót tự tứ cho, tôi sẽ thấy tội sám hối (nói ba lần).

Pháp lược Tự tứ:

(Vì các bạch y muốn bố thí và nghe pháp mà các Tỳ-kheo Tự tứ lâu quá, đến nỗi bị những người chê trách. Nhân đó khai trừ bậc Thượng tọa, tám người mỗi mỗi Tự tứ, còn Hạ tọa cùng tuổi tự tứ cùng một lúc. Ngoài ra duyên tám nạn có khai ở bộ khác. Chọn người có đức sai như trước. Đã nói rõ người có đủ năm đức được sai rồi, nên đứng dậy bạch chúng như sau):

Trừ Thượng tọa tám người, còn Hạ tọa cùng tuổi ngồi một chỗ tự tứ (Nếu tự tứ còn chậm nên bạch chúng):

Pháp bốn người mỗi mỗi hướng đến nhau tự tứ rồi, Hạ tọa tự tứ (Trong pháp tự tứ tuy không nói văn này chỉ căn cứ theo Bố-tát và các văn khác).

Pháp bốn người đối thú Tự tứ, nói ba lần:

Đại đức nhất tâm niệm! Nay là ngày chúng Tăng Tự tứ. Tôi Tỳkheo tên là… thanh tịnh (nói ba lần, mọi người đã thể hiện sự thanh tịnh nên tự tứ với người khác. Ba người, hai người cũng vậy).

Pháp một người tâm niệm Tự tứ: Nay là ngày chúng Tăng Tự tứ. Tôi tâm niệm thọ tự tứ (nói ba lần. Vị kia thuyết dục cũng như Bố-tát ở trước, chỉ có khác là đổi từ Tự tứ. Trong luật Tăng Kỳ: Khi Tự tứ không cho thuyết dục, sợ tránh việc cử tội nên không giống với nay).

Pháp Ni sai người Tự tứ:

(Đức Phật dạy: Tỳ-kheo-ni không được cùng tự tứ với Tỳ-kheo. Nên tập họp chúng Tự tứ trước, sau đó sai người đến chỗ Tỳ-kheo Tăng thỉnh kiến, văn, nghi tội. Luật Tứ Phần ghi: Nếu Tăng Ni đủ năm người không đến tự tứ thì sau đó sai người đến chỗ Tỳ-kheo Tăng thỉnh tội kiến, văn, nghi tội. Luật Tứ Phần ghi: Nếu Tăng Ni không đủ năm người đến tự tứ, Tỳ-kheo-ni đến Tỳ-kheo Tăng đảnh lễ thăm hỏi. Nghĩa chuẩn theo mỗi đủ năm người, nên tập họp Tăng cần muốn hỏi duyên. Đáp: Sai. Yết-ma tự tứ nên nói):

A-di Tăng lắng nghe! Nay sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo-ni Tăng nên đến trong Đại Tăng thỉnh kiến, văn và nghi tội. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

A-di Tăng lắng nghe! Nay sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo-ni Tăng nên đến trong Đại Tăng thỉnh kiến, văn và nghi tội. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Ni Tăng đã sai Tỳ-kheo-ni tên là… vì Tỳ-kheo Tăng nên đến trong đại Tăng thỉnh thấy, nghe và nghi tội rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy (Luật Tứ Phần ghi: Không được đi một mình mà nên sai hai ba người đi làm bạn. Luật này ghi: Ni kia đến trong Tăng rồi, trạch áo vai bên phải, cởi giày dép, từ xa đảnh lễ Tăng, sau đó vào trong Tăng chấp tay tác bạch):

Tinh xá… Tỳ-kheo-ni Tăng thanh tịnh hòa hợp đảnh lễ Tỳ-kheo Tăng hòa hợp. Chúng con Tỳ-kheo Tăng hòa hợp thỉnh Đại đức tự tứ nói thấy, nghe và nghi tội (nói như vậy Ba lần, đợi một lát. Nếu không có người cử tội, Thượng tọa trong chúng nên bảo với người sứ):

Tỳ-kheo-ni chúng thỉnh Ba lần thấy, nghe và nghi tội, trong chúng từ Thượng tọa đến Hạ tọa đều im lặng, thật do ni chúng hành đạo như pháp, cẩn thận chớ buông lung (Sứ ni đảnh lễ lui ra. Khi trở về đến trong chùa, tập hợp Ni chúng tuyên bố khắp lới Tăng dạy, như nói trong giáo giới).

VIII. PHÁP THỌ THÍ CHIA Y:

(Mặc y phấn tảo bậc Thánh trước khen ngợi. Nhân Kỳ Vực thỉnh thọ gia thí y, nhưng y phấn tảo đã không có thí chủ, theo duyên có mười nhà thí y với tâm thí sai khác. Văn phân có chín loại).

1. Giới được thí: (Nghĩa là tâm thí chủ căn cứ nơi giới mà thí, tùy theo ý thí cho Tăng ở trong giới).

2. Cần được thí: (Hai giới cùng chia y, sau đó có vật thí, tùy theo yêu cầu mà nhận).

3. Giới hạn được thí: (Nghĩa là tâm thí chủ đã khởi số người nhất định. Văn trong luật nói thí cho người như vậy).

4. Tăng được thí: (Nghĩa là thí cùng khắp mười phương phàm Thánh, phát tâm rộng lớn thí phước cúng rất nhiều. Lại theo bổn tâm Tăng bốn phương nhận).

5. Tăng hiện tiền được thí: (Thí chủ đối diện căn cứ nơi cảnh làm hạn định).

6. Tăng an cư được thí: (Không có tâm nghĩ định bố thí Tăng an cư này).

7. Hai bộ Tăng được thí: (Tâm của thí chủ bố thí cho hai bộ Tăng, dù số lượng bao nhiêu cũng phân chia hết cho các vị trong hai bộ Tăng. Nếu chỉ một bộ thì chỉ một bộ được nhận. Trong văn của Tứ Phần không chia cho Sa-di, trong phần của Tỳ-kheo không có Sa-di-ni. Tỳ-kheo nên phân, nghĩa dựa theo đây. Y vật của người mất, Đức Phật bảo thuộc hai bộ Tăng, không thuộc về một bộ nào cả. Tuy không có thí chủ nhưng cũng dựa vào đấy phân chia cho đúng cách.

8. Dạy được thí: (Thí ba giáo Tăng không có nhân duyên như vậy).

9. Người được thí: (Thí chủ tự nói: Thí cho người… vì chín trường hợp thí trước chỉ thuộc trong chúng. Trong hội chúng bao gồm riêng Tăng đúng thới và phi thời. Tăng được một loại hoặc thường trú đem nhập vào Tăng bốn phương. Nếu chẳng phải thường trụ, theo như trong tông này thì được tiếp phân chia như vậy. Không cần yết-ma. Do đó, văn ghi: Có một trụ xứ, vào lúc không an cư Tăng được thí y thì nghĩ: Đức Phật dạy: Bốn người trở lên gọi là Tăng. Nay chỉ một mình không biết phải làm thế nào? Đức Phật dạy: Nên thọ trì, nếu là người tịnh thí. Nếu không như vậy thì Tỳ-kheo khác đến thì nên phân chia. Đây chỉ một người nói thọ trì, không ghi tâm niệm nói, dù có Tăng cũng không yết-ma. Lại ghi: Có một người ở trong Tăng được y, có thể phân chia nhưng có một Tỳ-kheo mang đến trong giới trường nhận riêng một mình. Đức Phật dạy: Không nên như vậy, phạm Đột-kiết-la, Tăng hiện tiền nên chia. Nếu theo các bộ khác thì Tăng phải yết-ma. Vì vật đã thí cho Tăng chia cần phải như pháp. Ba người trở xuống đối diện cùng chia. Trượng đã bằng vàng theo đó mà dùng không giữ. Tám pháp khác đều chia trực tiếp, theo sự tuy khác nhưng vẫn không yết-ma).

Pháp chia vật Tỳ-kheo chết.

(Thoát tục trở thành rồng trong bay vào đạo. Bên trong chứa Thánh giới, bên ngoài trang hoàng oai nghi Thánh. Vì đổi phước điền nhận tịnh vật cúng dường. Do nương vào Tăng được lợi dưỡng, thân mất thì nhập vào Tăng, chỉ giáo phân khai chế vật khác nặng nhẹ thuộc hai bộ Tăng phân chia có phép tắc rõ ràng. Muốn nêu tướng ấy cần phải làm mười trường hợp.

1. Cùng sống chung cùng tài lợi.

(Chủ yếu kết cùng tài lợi đều là vật chủ, ngoài thân mình đều hòa hợp chia cho Tăng. Nếu có thì không sợ cứ theo số liệu mà kết. Cùng sống cùng ở chung thì chung riêng đều có người khác ở đó nên trù lượng phân chia. Cần phải xem xét rõ ràng thực hiện theo giáo pháp. Nếu vì tự lợi sẽ có hai sự tổn thất).

2. Mắc nợ đền trả (Nếu vật mắc nợ người khác đúng lý nên trả trước. Nếu vật mắc nợ trả rồi thì giữ lấy một phần. Dù vật khinh hay vật trọng đều căn cứ vào gốc của nó.

3. Trao thành không?

(Người chết lúc lâm chung lấy vật cho người, nói phó chúc tay nhận đều có thành không? Có thể biết các bộ có nêu trường hợp ấy. Luật này nói rõ chỉ hai loại cho rồi mang đi, tức là người kia như ở tại bổn xứ thì cần Tăng tác pháp. Cho nên, luật ghi: Nếu khi còn sống không lấy cho người thì nên chia cho Tăng hiện tiền. Nếu đem cho người mà người đó chưa giữ thì Tăng nên bạch nhị yết-ma tác pháp cho).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã qua đời ở đây, của cải khi còn sống hoặc y hoặc phi y nên chia cho Tăng hiện tiền. Nay cho vị tên là… Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã qua đời ở đây, của

cải khi còn sống hoặc y hoặc phi y nên chia cho Tăng hiện tiền. Nay cho vị tên là… Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng, vị nào không đồng ý thì xin nói ra. Tăng đã cho vị tên là… y rồi. Tăng đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy (Tác pháp như vậy rồi trao vật cho người ấy).

4. Xứ thời chia vật (Thời có nghĩa là an táng xong, xứ là trong đại giới. Tăng Kỳ ghi: Nếu Tỳ-kheo chết, đệ tử là người không đáng tin cậy nên mang chia khóa giao cho vị tri sự của Tăng. Sau đó cúng dường xá lợi. Mẫu luận ghi: Trước hết đem người chết táng theo luật, sau đó đem vật của người chết đến trước Tăng, tập hợp Tăng chia. Luật này ghi: Chỉ một Tỳ-kheo mang vào trong giới đàn. Đức Phật dạy, phạm Đột-kiết-la. Nên chia cho Tăng hiện tiền.

5. Cắt rọc nặng nhẹ (Nếu muốn cắt nặng nhẹ, trước khiến xả vật. Tứ Phần ghi: Đem vật của người chết đến trong chúng, nên tác pháp như vậy. Nghĩa chuẩn theo, nên thể hiện oai nghi, quỳ xuống chấp tay, tác bạch như sau):

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã qua đời ở đây, những của cải khi còn sống hoặc y hoặc phi y nên chia cho Tăng hiện tiền (nói ba lần). Tôi Tỳ-kheo tên là… nay xả cho Tăng (Xả như vậy rồi nên chính thức chia. Luật ghi: Có một hoặc nhiều Tỳ-kheo tri thức qua đời. Vật của họ rất nhiều. Đức Phật dạy: Khi còn sống đã cho người nên bạch nhị yết-ma. Nếu không cho người thì có thể chia hay không thể chia. Có thể chia là y Bà-na, y Tô-ma, y Kiếp-bối, ba y chấp lao, hoặc hạ y, xá lặc đơn phu hoặc y mền đắp thân, tọa cụ, ống đựng kim, đãy lọc nước, bát lớn nhỏ và chìa khóa. Những vật như vậy đều phân chia cho Tăng hiện tiền. Nếu gấm lụa, y lông dày, y tắm mua, y đi vệ sinh, bích phong, tọa cụ giường, giường ngồi, trừ bát sành lớn nhỏ đựng nước, còn tất cả những đồ sành khác; trừ bát sắt lớn nhỏ, chìa khóa, dao cắt móng tay và kim, còn tất cả đồ sắt khác; trừ kiền chùy bằng đồng, Sa-la đồng thành nhãn dược vật, còn tất cả đồng khác, hoặc dù trích trượng, những vật như vậy thì không thể chia nên thuộc về Tăng).

6. Lượng đức thưởng vật:

(Luật ghi: Có một Tỳ-kheo lười biếng không chịu giúp làm việc chúng, không cung phụng sư trưởng. Khi bệnh không có người chăm sóc nằm liệt trên giường đầy phân uế. Đức Thế Tôn đích thân tắm rửa và dọn dẹp cho vị ấy, đồng thời Ngài thuyết pháp cho vị ấy lìa cấu chứng đạo. Nhưng sau đó Ngài bảo các Tỳ-kheo: Các thầy không có cha mẹ, không tự chăm sóc lẫn nhau thì ai chăm sóc các người? Nhân đó Ngài chế giới thầy và đệ tử chăm sóc cho nhau. Không có thầy đệ tử khuyên bảo thứ tự sai. Nhưng người bệnh khó chăm sóc, nuôi bệnh đức có đủ hay không đủ? Khó nuôi có năm trường hợp:

Không thể lượng đúng thức ăn.
Không uống thuốc đúng.
Không nói bệnh trạng.
Không cho người khác dạy.
Không quán vô thường.

Dễ nuôi thì ngược lại. Có năm trường hợp không thể nuôi bệnh:

Không biết cho uống thuốc.
Không biết nhận thức ăn tùy theo bệnh.
Không thể vì người bệnh thuyết pháp.
Ghê tởm người bệnh, đổ đồ dơ, khạc nhổ.
Vì lợi ích chứ không có tâm từ.

Người có khả năng nuôi bệnh là nói ngược lại. Các bộ khác cũng nói đại khái như vậy. Ở trong chúng tìm hiểu xem xét người có đủ đức sau đó mới thưởng. Nếu vì người bệnh đang đi xa kiếm thuốc thang, thân tuy ở ngoài nhưng nương theo đó để thưởng.

7. Chính thức nói rõ pháp thưởng:

(Thưởng ở các bộ luật khác là ba y và sáu vật hoặc thuốc tàn. Luật này chỉ đem y bát).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… qua đời, ba y bát nên chia cho Tăng hiện tiền, nay đem cho người nuôi bệnh tên là… Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… qua đời, ba y bát nên chia cho Tăng hiện tiền, nay đem cho người nuôi bệnh tên là… Trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã cho Tỳ-kheo tên là… y bát rồi. Tăng đã dồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy (Ba y, bát hoặc ngọa cụ tùy người có đức thì thưởng. Tỳ-kheo-ni qua đời nên cho hai người hoặc đem vật của ni qua đời cho ba người là những người này ở trong chúng. Ngoài chúng thì dù người nuôi bệnh cũng không được cho).

8. Chính thức chia vật nhẹ:

(Luật ghi: Chia vật không có pháp yết-ma, chuẩn theo Tăng được vật trước mà chia trực tiếp, vì đây kia đều thuộc vật của Tăng. Tăng chia rồi vật này lại không thuộc vật của riêng. Biết dùng cách nào đây? Đáp: Vì đây cho người khác. Văn thêm bạch nhị. Vì vật của Tăng này không thuộc của người khác, nếu không dùng thì pháp này đâu thuộc về người kia. Cho nên thưởng người nuôi bệnh và trao cho người, vật thiếu không chia Tăng nên chia cho một người đều có yết-ma. Lại theo các bộ luật khác cũng đều có yết-ma. Vì vật của Tăng đây đều thuộc về bốn phương. Nếu không dùng pháp để định thì Tăng hiện tiền làm sao có thể gồm thâu được. Nhưng chuẩn theo Tăng thì hành sự thủ xả đều không giống nhau. Một hoặc hai bộ phận có thể đủ thuật từ, văn rõ định lý hai pháp làm trưởng (dư).

Sai người.
Chia trao.

Tuy chẳng phải lấy kết cục của bộ này làm chuẩn nhưng dùng cũng không sai, cho nên nêu đầy đủ. Nếu có năm người nên tác pháp bạch nhị lưỡng trùng:

Sai người.
Phân trao.

Nếu chỉ bốn người không hòa hợp sai người thì nên theo luận Tỳ Ni Mẫu, trực tiếp tác một pháp chia trao cho).

Pháp sai người chia y:

(Vật đã thuộc về Tăng, chia vật không yết-ma thì không có sự rõ ràng. Trong văn người chia ngọa cụ, sai người thọ thỉnh người giữ vật… đều có pháp sai. Tứ Phần sai người cũng giống như vậy. Ở đây nghĩa chuẩn ghi):

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… có thể vì Tăng làm người chia y. Tăng nay sai vị tên là…làm người chia y. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… có thể vì Tăng làm người chia y. Tăng nay sai vị tên là… làm người chia y. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã sai vị tên là… làm người chia y rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp đem vật giao chia.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã qua đời ở trụ xứ này, của cải khi còn sống hoặc y hoặc phi y nên chia cho Tăng hiện tiền. Nay Tăng đem cho Tỳ-kheo tên là… vị kia sẽ trao lại cho Tăng đã cho vị tên là… Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã qua đời ở trụ xứ này, của cải khi còn sống hoặc y hoặc phi y nên chia cho Tăng hiện tiền. Nay Tăng đem cho Tỳ-kheo tên là… vị kia sẽ trao lại cho Tăng đã cho vị tên là… Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý trao cho Tỳ-kheo tên là… Tỳ-kheo tên là… sẽ trả lại cho Tăng rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp bốn người trực tiếp chia:

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã qua đời ở trụ xứ này, của cải khi còn sống hoặc y hoặc chẳng phải y nên chia cho Tăng hiện tiền. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… đã qua đời ở trụ xứ này, của cải khi còn sống hoặc y hoặc chẳng phải y nên chia cho Tăng hiện tiền. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý chia vật này rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy (Nếu muốn thưởng cho người bệnh, nên dùng pháp ba người lấy y bát vật cho, nên nói):

Chư Đại đức Tăng! Tỳ-kheo tên là… qua đời đem y bát và vật cho người nuôi bệnh tên là… (nói ba lần). Hai người hòa hợp, thưởng cũng như vậy.

Pháp chúng nhiều người nói ba lần chia y:

Nhị Đại đức. Tỳ-kheo tên là… qua đời hoặc y hoặc chẳng phải y nên thuộc về chúng tôi (nói ba lần. Hai người khác cũng nói như vậy).

Pháp một người tâm niệm chia y.

Tỳ-kheo tên là… qua đời ở trú xứ này, hoặc y hoặc chẳng phải y đều nên thuộc về chúng tôi (nói ba lần).

Pháp cùng cho một người:

(Luật ghi: Nếu y thiếu không muốn chia, nên bạch nhị cho một người không có y).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tăng nay được y hoặc chẳng phải y. Nay đều cho Tỳ-kheo tên là… Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tăng nay được y hoặc chẳng phải y. Nay đều cho Tỳ-kheo tên là… Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đồng ý cho Tỳ-kheo tên là… y rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

9. Cùng thuộc về hai chúng:

(Văn ghi: Nếu có Tỳ-kheo trụ xứ, không phải lúc an cư, Tỳ-kheo qua đời không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nên chia. Nếu trụ xứ Tỳ-kheoni không phải lúc an cư, Tỳ-kheo qua đời, không có Tỳ-kheo-ni, Tỳkheo nên chia. Lúc an cư cũng như vậy. Tăng được thí vật cũng như vậy. Trong luật Tứ Phần cho đến không có một Sa-di thì Tỳ-kheo nên chia, như trước đã nói. Luật kia lại ghi: Nếu không có trụ xứ Tăng, Ni qua đời, nếu có người xuất gia trong năm chúng đến trước thì cho. Nếu không có người đến thì đem cho Già lam ở gần).

10. Các bộ tạp minh:

(Các bộ nhận chia. Đại luận có mười loại:

Lấy y phấn tảo. Như luật này người bị chết rồi.
Thấy trước lấy. Như luật Thập Tụng người học hối giữ giới cùng sống chung.
Đồng thấy lấy. Như luật Tứ Phần hai bộ cùng chết.
Công năng lấy. Luật Tứ Phần hai người cử chết cùng vào yếtma cử Tăng.
Hai bộ lấy. Như luật Tứ Phần không trụ xứ chết.
Hướng đến trước mặt lấy. Như luận, chết trong hai giới.
Nhập Hòa thượng. Như Tăng Kỳ, Sa-di chết.
Vào nhà bạch y. Như trong đa luận người bị diệt tẫn chết.
Tùy chỗ được lấy. Như Thập Tụng giới cho người.
Yết-ma lấy. Như luật khác, chết ở trong chúng, luật này cũng như vậy).

IX. PHÁP SÁM HỐI CÁC TỘI

(Phàm nghiệp như huyễn hóa, tánh tướng không định, gặp duyên thì sinh, không mà bỗng nhiên có. Gặp duyên mà diệt, có rồi lại hóa không. Nếu không sinh tâm hổ thẹn ăn năn tự trách tội lỗi trước đây thì trải qua trăm ngàn kiếp không thể trừ diệt. Khi duyên đã chín chắc sẽ thọ nhận, nếu hết lòng hối hận nhất tâm tu sửa, chỉ trong một niệm sẽ tiêu diệt hết. Cho nên, kinh Vị Tằng Hữu ghi: Tâm trước tạo ác như mây che mặt trời, tâm sau làm thiện như ngọn đuốc phá tối tăm. Lại như kinh Nghiệp Báo Sai Việt ghi: Nếu người tạo tội nặng, lại tự nhận quở trách hối hận không làm nữa thì có thể dứt được nghiệp căn bản. Lại như kinh Niết-bàn ghi: Nếu người tu tập thân, giới, tâm, huệ có thể khiến những khổ đau nặng trong địa ngục hiện đời được giảm nhẹ. Kinh giáo đã nói rất nhiều làm sao nêu cho hết được. Nhưng phạm thì có tánh ngăn. Sám hối chia ra lý và sự. Trong hai sám lại chia ra lớn và nhỏ. Nếu tu tập tỏ tuệ, quán ngã, pháp đều không, phước thể còn không thì tội làm sao có lý này? Theo căn cơ tự nó bao hàm có lớn nhỏ. Trong Đại thừa phép tắc sám hối không giống nhau. Quán thể Phật tượng, tụng trì chú, tội vô khinh trọng đều diệt hết. Trong luật, sự sám chỉ thanh tịnh trái với giáo. Trên đã nêu ra những điều hoàn toàn khác, nên đã không có căn cơ tốt thuộc thế gian. Nhưng pháp sự trong Luật tông chỉ lấy kiến văn, đã phá luật nghi cuối cùng cần phải quy định. Có phạm giới thì nên nương vào pháp mà sám hối. Nhưng giáo pháp bao la không phân biệt phàm Thánh. Nay nương theo nặng nhẹ mỗi thứ đều nêu rõ đầy đủ).

Pháp sám hối Ba-la-di:

(Tên phạm Ba-la-di là hư hoại rễ gốc, chặt đá bể, đoạn đầu há lại còn sống hay toàn vẹn được sao? Trong pháp sám hối của Đại thừa tuy nói trừ diệt, nhưng đối với tông pháp thì vĩnh viễn không dùng Tăng. Đây là điều bổn cấm không giống với các tội khác, thọ trì nên cẩn thận dù nát thân cũng nên giữ gìn vững chải. Nhưng phàm tình dễ buông lung theo cảnh, nếu không có nhất niệm che chở. Trong luật cho phép người phạm tội này hối cải chỉ có thể sạch nghiệp phạm kia, còn Tăng pháp đâu có thể được dự. Phàm biết sám hối là đã quý. Nói đầy đủ như trong phần Sao).

Pháp sám hối Tăng-già-bà-thi-sa:

(Đã gọi là hình tàn phế, gần giống như đoạn mạng, cần nhờ chúng thanh tịnh mới trừ được nghiệp nặng. Bao gồm bốn pháp nêu rõ trong văn. Cả hai bộ đều có phép tắc. Pháp đã có rất nhiều, đây đâu có thể nêu ra được, gặp chuyện hành dụng có khác trong văn sao).

Pháp sám hối Thâu-lan-giá.

(Tội này từ duyên thông đến nhân quả. Nhân quả nặng nhẹ lại chia ra ba phẩm. Như phá pháp luân, trộm thức ăn của Tăng, trộm bốn tiền là nhân trọng của Thiên thứ nhất gọi là phẩm thượng, nên sám hối trong Tăng. Nếu phá yết-ma, trộm ba tiền trở xuống đều có thể nương vào xúc là nhân khinh của Thiên thứ nhất và nhân trọng của Thiên thứ hai nên gọi là phẩm trung, nên sám hối trước hai ba người. Nếu ăn thịt người, dùng tóc của người, mặc y của ngoại đạo và nhân khinh của hai Thiên gọi là phẩm hạ, nên sám hối trước một người. Ở trước Tăng, trước hết nên xin Ba lần biệt thỉnh, sám chủ đơn bạch, Tăng hòa hợp nói ba lần sám hối. Nếu hai hoặc ba người chỉ trừ xin mà lại bạch, thêm điều hỏi người bên cạnh, một người, lại trừ hỏi người bên cạnh chỉ bạch. Còn câu từ thì giống như trong sám hối Ba-dật-đề đã nói. Chỉ tên tội có khác, sự đã ít, giản lược nói đại cương, gặp chuyện hành dụng đã nói rõ trong phần Sao).

Pháp sám hối Ba-dật-đề:

(Xả đọa do tài lợi để thành, đơn đề không chỉ giới hạn nơi y. Phạm biệt luận xả. Tuy khác nhưng căn cứ vào xả đọa thì đồng với ba mươi, sám hối giống như Tăng biệt. Đơn đề chỉ sám hối riêng. Cho nên, phân chia nghĩa trước sau là ở chỗ đó).

Trước sám hối xả đọa, đối Tăng tác pháp.

(Văn ghi: Nên xả cho Tăng, nếu một người hai người trong ba người thì không được, cho người khác và phi nhân, xả rồi nên sám hối. Nếu không xả mà sám hối thì tội ấy càng nặng thêm. Trong luật Tứ Phần ghi: Có bốn pháp:

Xả tài vật.
Xả tội.
Trả lại tài vật.
Không trả lại kết tội.

Chia thảm, cụ điệp chuẩn theo dùng không mất. Nay chỉ dựa vào ba cái trước để nói nghi giới).

1. Xả tài vật.

(Trong xả tài vật này cần biết năm pháp:

– Xả tâm tài vật, nghĩa là dùng tâm tham lấy vật này trái với giáo thành nghiệp sẽ nhận quả báo khổ. Bậc Thánh đã chế chân thật không hư, nếu không sám hối trừ diệt thì trong tương lai nhất định thọ quả báo. Suy nghĩ như vậy rồi, sinh tâm rất nhàm chán đối với tài vật này, vĩnh viễn đem xả không tiếc thứ gì.

– Tài vật được xả nghĩa là y, bát, thuốc và vật báu, nhưng chế người xả phải tập hợp lại xả kết.

– Chỗ xả tài vật nghĩa là Tăng ba người trở lên. Luật Tứ Phần ghi không được xả riêng chúng. Nếu xả không thành, phạm Đột-kiết-la.

– Oai nghi xả tài vật, nghĩa là trải Ni-sư-đàn, cởi giày dép đảnh lễ, quỳ xuống chấp tay. Nếu đối với người nhỏ hơn không cần đảnh lễ.

– Pháp xả tài vật đối với Tăng nên nói):

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… cố ý giữ chừng ấy y dư, phạm xả đọa (Hoặc lìa y theo việc mà gọi). Y này nay xả cho Tăng (Nói ba lần. Xả như vậy rồi nên giao cho Tăng. Đối với trường hợp sau câu từ cũng như vậy, chỉ đổi nói hai lần đầu và sau là khác).

2. Xả tội. (Sám hối tội với Tăng cần phải có sáu pháp.

Xin.
Thỉnh.
Bạch.
Hối.
Dạy.
Thọ.

Sáu pháp này các giáo đều nói rõ. Cần phải đầy đủ mới thành sám hối).

1. Đối với chúng trình bày xin (Sửa soạn đủ oai nghi, quỳ xuống chấp tay): Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là…cố chứa chừng ấy y dư phạm tội xả đọa, y này đã xả cho Tăng. Nay có chừng ấy tội Ba-dật-đề đến Tăng xin sám hối. Cúi xin Tăng từ bi thương xót cho tôi Tỳ-kheo tên là… sám hối (nói ba lần).

2. Thỉnh chủ sám hối (Phàm chủ sám hối cần phải thanh tịnh. Người kia mình bị trói buộc thì làm sao giải cho người khác, lúc người bệnh nặng thì không thanh tịnh. Trước khai không đồng phạm, sau khai đồng phạm).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là… nay thỉnh Đại đức làm chủ sám hối tội Ba-dật-đề. Cúi xin Đại đức rủ lòng thương xót làm chủ cho tôi sám hối tội Ba-dật-đề.

3. Đơn bạch hòa hợp.

(Đã đối nghĩa chúng thanh tịnh không thọ liền, nên cần phải hỏi bạch để lấy phương tiện tình cảm hòa hợp của chúng như thường lệ. Trả lời: Nhận yết-ma sám hối Ba-dật-đề).

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… cố chứa y dư, phạm tội xả đọa. Y này đã xả cho Tăng, trong này có tội Ba-dật-đề, nay đến Tăng xin sám hối. Tôi tên là… nhận sám hối của vị tên là… nếu thời gian thích hợp với Tăng. Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

4. Chính thức sám hối trừ tội.

(Tội chứa y dư số loại quá nhiều, hoặc một, hai, ba cho đến chín loại tên phạm, chỉ kiết là Ba-dật-đề. Sáu loại là phát sinh, ba loại là căn bản. Nay theo thứ tự nói sơ lược tướng của nó.

– Như chứa một y dư phạm tội Ba-dật-đề, biết có phạm tội này mà còn khởi tâm che giấu rồi ngủ chung với người thanh tịnh đồng giới thì phạm tội Đột-kiết-la che giấu. Đây là một phẩm tội tùy theo y phát khởi, nên định chung là tội phú tàng. Nhưng phú tàng Đột-kiết-la cũng cần phải phát lồ, nếu che giấu không chịu phát lồ thì cũng sinh che giấu, do che giấu mà sinh nên gọi là tội tùy phú tàng Đột-kiết-la. Tội nhất phẩm này cũng theo đêm sinh, nếu số tuy nhiều nhưng gọi tổng quát tùy phú (Tùy che giấu, ở trên có ba phẩm tội. Một là đề (Ba-dật-đề), hai là kiết (Đột-kiết-la). Đề là từ căn bản, kiết là sinh, che từ hai, ba, không che thì chỉ một).

– Phàm chứa y dư cử thể sinh tội. Nếu vị kia mặc dùng thì phạm tội Đột-kiết-la, theo tâm cởi ra thì không phạm. Há không phát lồ cũng có phú tàng. Như ba phẩm nặng nhẹ trước là khác.

– Phạm các tội trước khi Tăng thuyết giới, hỏi Ba lần không phát lồ phạm Đột-kiết-la. Sinh từ hai phú (che) cũng đồng như ở trên. Từ trên trở xuống ba hai hợp thành chín. Phẩm có đủ và không đủ, theo sự suy nghĩ. Người hành sám hối đặc biệt phải biết rõ, xưng tên đếm số nhàm chán sinh hổ thẹn. Lập đạo để đối trị, phải cẩn thận chế ngự thân tâm, câu từ không sai mới thành sám hối, trước nhẹ sau nặng thứ tự dứt trừ. Hai điều kiện nói nhắc lại mới kết loại của nó. Thức sám hối ba bậc phú, tùy và phú thành sáu, vì loại nặng nhẹ của nó giống nhau. Thứ hai mặc dùng mà quên, hai tội kiết là cơ bản. Thứ ba sám hối tội Ba-dật-đề do chứa y dư. Theo sự tuy nay đã rõ phép tắc. Trước nói sám hối Ba-dật-đề. Những trường hợp khác nhẹ chuẩn theo đây mà dùng. Văn ghi: Tỳ-kheo phạm tội nên để lộ vai bên phải, quỳ xuống chấp tay. Văn khác thì ngược lại cần có năm pháp. Đây thêm để lộ vai tổng cộng thành sáu pháp.

Đại đức tôi tên là… cố chứa y dư phạm tội Ba-dật-đề, hướng đến Đại đức sám hối (nói ba lần, các bộ lại có từ khác. Theo tông này chỉ hợp là như vậy).

5. Giới trợ giúp khiến đoạn.

(Vị kia nên hỏi: Thầy có tự thấy tội không? Đáp: Tôi tự thấy. Vị kia lại hỏi: Thầy muốn sám hối chứ? Đáp: Tôi muốn sám hối. Vị kia lại nói: Từ đây về sau ông không được làm như vậy nữa? Và lập thề nguyện).

Đáp: Vâng hoặc nói: Ghi nhớ thọ trì (từ trước đến nay gọi là sám hối xong).

3. Trả y lại.

(Nếu xả cho Tăng thì Tăng phải trả y lại. Xả cho người khác thì người khác cũng trả y lại. Vì tội chướng đã thành tâm thanh tịnh có thể tiêu vật lợi dưỡng để tăng trưởng đạo nghiệp.

Luật Tứ Phần ghi: Tăng nên trả y lại cho Tỳ-kheo này bạch nhị yết-ma, nếu Tăng không trả lại và cố làm hư đều phạm Đột-kiết-la, chỉ trừ năm phu cụ, hai vật báu và thuốc bảy ngày. Tám cái này không trả lại, nhưng Tăng kia muốn trả lại thì có hai cách.

– Thượng tọa chuyển trao, nghĩa là chúng Tăng tập hợp đông, hoặc Tỳ-kheo có nhân duyên muốn đi xa, Tăng nên hỏi: Y này thầy cho ai. Tùy theo vị kia nói mà cho. Nếu không có hai nhân duyên này, thì sáng mai trực tiếp trả lại.

– Thượng tọa trực tiếp trao, nghĩa là không cần để qua đêm nên trao. Nhưng phải có đủ năm người mới được phép chuyển trao, nếu bốn người chỉ được trao trực tiếp, nếu ba người trở xuống thì tác pháp bằng lời trả lại).

Pháp Thượng tọa chuyển trao.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là… cố chứa chừng ấy y dư phạm tội xả đọa. Y này đã xả cho Tăng, nay Tăng đem y này cho Tỳ-kheo tên là… vị kia sẽ trả lời cho Tỳ-kheo này. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… này cố chứa từng ấy y dư phạm tội xả đọa. Y này đã xả cho Tăng. Tăng mang y này cho Tỳkheo tên là… vị kia sẽ trả lại cho Tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đem y này cho Tỳ-kheo tên là… vị kia sẽ trả lại cho Tỳ-kheo này rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.

Pháp Thượng tọa trực tiếp trao.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… cố lìa Tăng-già-lê ngủ phạm tội xả đọa. Y này đã xả cho Tăng. Tăng nay mang y này trả lại cho Tỳ-kheo tên là… nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng đồng ý. Đây là lời tác bạch.

Đại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo tên là… cố lìa Tăng-già-lê ngủ phạm tội xả đọa. Y này đã xả cho Tăng. Tăng nay mang y này trả lại cho Tỳ-kheo tên là… Các trưởng lão nào đồng ý thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra.

Tăng đã đem y này trả lại cho Tỳ-kheo tên là… rồi. Tăng đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy (Tác yết-ma xong mang y trao lại cho vị kia).

Pháp đối trước chúng nhiều người xả sám hối.

(Xả tài vật giống như trên, chỉ miệng nói hòa hợp với người khác, không dùng đơn bạch).

Pháp thọ sám hối miệng nói hòa hợp.

Vị trưởng lão lắng nghe! Tôi nhận sám hối của Tỳ-kheo tên là…

thì tôi sẽ nhận (Người nhận sám hối trả y, có thể dựa theo cách dùng ở trước).

Pháp đối với trước một người xả sám.

(Nên dẫn Tỳ-kheo đến giới tự nhiên, hoặc trên giới trường gom

hết tài vật đã phạm chớ để thất lạc, sửa sang oai nghi giống như pháp Tăng ở trên, chỉ xưng cảnh là khác. Chỉ một mình nên không cần nói hòa hợp, chính thức sám hối trả lại cũng giống như vậy).

Sám hối hai tội Đột-kiết-la.

(Nên thỉnh người chủ sám hối. Oai nghi nói như trước).

Đại đức tôi tên là… phạm tội mặc dùng y bất tịnh và trải qua Tăng thuyết giới mà vẫn mặc nhiên nói dối, đều phạm tội Đột-kiết-la, không nhớ được số, nay hướng đến Đại đức sám hối.

Pháp sám hối phú tàng và tùy phú tàng Đột-kiết-la.

Đại đức, tôi tên là… phạm tội Ba-dật-đề cố chứa y dư và mặc dùng y bất tịnh, trải qua Tăng thuyết giới mà vẫn mặc nhiên nói dối Đột-kiết-la, mỗi mỗi đều có tội Đột-kiết-la che giấu (phú tàng) và lần lượt che giấu không nhớ số, nay hướng đến Đại đức sám hối.

Pháp sám hối đơn Ba-dật-đề:

(Chỉ theo tên là khác, dựa theo trước mà nói).

Pháp sám hối Ba-la-đề-đề-xá-ni:

(Thỉnh chủ sám hối, sửa oai nghi giống như trên, trình các tội đã phạm là khác).

Đại đức tôi tên là… phạm tội nhận thức ăn từ tay Tỳ-kheo-ni không phải bà con. Chừng ấy tội Ba-la-đề-đề-xá-ni, nay hướng đến Đại đức sám hối (Ngoài ra hỏi Ba lần, trả lời cũng giống như trước).

Sám hối Đột-kiết-la.

(Luật ghi: Mặc y cao thấp, nếu không giải không hỏi mà làm phạm tội Đột-kiết-la. Nếu giải không thuận cũng phạm tội Đột-kiếtla. Hai loại tội Đột-kiết-la này không coi nhẹ nặng vì bằng nên trách tâm sám hối. Nếu giải khinh nhẹ giới khinh nhẹ người mà tác pháp thì phạm tội Ba-dật-đề. Sám hối tội Ba-dật-đề này giống trước có thể biết. Tâm trách tội Đột-kiết-la không nên đối cảnh, nên sửa sang oai nghi rồi nói):

Tôi tên là… phạm tội Đột-kiết-la mặc y cao thấp, nay tâm tự trách sám hối ( chỉ nói một lần).

X. PHÁP TRỤ TRÌ LINH TINH

(Chỉ tác tu đầy đủ, tự tha đều lợi, giáo hạnh nhân quả chứng cứ cần phải trình bày rõ ràng. Trước trình bày rõ về tông này, sau ngăn thuyết các bộ khác).

Tác pháp sáu niệm:

(Luật ghi: Tỳ-kheo biết số ngày mỗi nửa tháng biết ngày Bố-tát sám hối thanh tịnh. Lại ghi: Trước nên khởi tâm bố thí thức ăn, nếu không khởi tâm bố thí thức ăn mà ăn phạm Đột-kiết-la. Nhưng văn này lại lộn xộn không theo thứ tự phép tắc lục niệm rút ra ở trong Tăng Kỳ. Nay nương theo văn nghĩa chuẩn làm pháp. Nó thường làm nên ghi ở đầu).

1. Nghĩ biết số ngày tháng (nên nói): Hôm nay là ngày không trăng, nhỏ là ngày mồng một (cho đến ngày mười bốn. Nếu lớn thì nói lớn, nghĩa là ngày trăng tròn là lớn không phải nhỏ. Có thể tùy theo thời gian để gọi).

2. Nghĩ biết chỗ thức ăn (Nếu thường xin thức ăn nên nói: Tôi thường xin thức ăn. Nếu xin thức ăn của Tăng thì nên nói: Tôi xin thức ăn của Tăng. Nếu thức ăn tự làm thì nên nói: Tôi ăn thức ăn tự làm. Nếu nhận thức ăn người thỉnh một bữa muốn đi đến chỗ thỉnh thì nên nói: Tôi ăn thức ăn của nhà tên… Nếu nhận thỉnh nhiều chỗ không thể tự đi hết được, nên tự đi đến một chỗ thỉnh. Còn những chỗ khác nên bố thí cho người. Người bố thí là Tỳ-kheo hay Sa-di, chỉ ở trước người được thí tác pháp trao):

Trưởng lão… đàn-việt… bố thí cho tôi năm món ăn chính này, tôi có nhân duyên không đến được, nay đem bố thí lại cho Đại đức (Nếu thời gian quá gấp không có người bố thí lại. Luật mở bày nên tâm niệm thí cho, người nên tâm niệm như sau):

Phần tôi thỉnh cho Tỳ-kheo… Nếu không định thực xứ thì nên nói: Tôi không bỏ thỉnh thực.

1. Nghĩ biết thọ số thời an cư mùa hạ. (Nên nói: Tôi ở dưới chừng ấy bóng cây một thước vào ngày… tháng… năm… thọ giới cụ túc không hạ. Nếu một hạ hay nhiều hạ thì cứ theo số mà gọi).

2. Nghĩ biết y bát thọ tịnh (Nên nói: Tôi ba y và bình bát đầy đủ thọ trì y dư và thuyết tịnh. Nếu thiếu y bát hoăc chưa thọ trì và chưa thuyết tịnh nên nghĩ từ nghĩ thuyết tịnh, tùy theo việc để gọi).

3. Nghĩ biết thân mạnh yếu, nên nói: Nay tôi không bệnh có thể hành đạo được. Nếu có bệnh nên nói: Tôi có bệnh cần phải điều trị.

Tác pháp tàn thực (thức ăn dư):

(Đức Phật dạy: Giữ thức ăn trong bát thủ hình đối với Tỳ-kheo chưa đủ thức ăn, trịch vai áo bên phải, quỳ gối phải xuống đất nói như sau):

Trưởng lão nhất tâm niệm! Tôi tên là… thức ăn đã đủ, xin trưởng lão vì tôi làm pháp tàn thực. (Tỳ-kheo kia lấy thức ăn rồi hỏi: Thức ăn này cho tôi phải không? Đáp: Cho. Nên trả thức ăn lại cho người khác, không nên ăn chỉ lấy một ít rồi trả lại. Lại nói: Thức ăn này tôi đã làm phép tàn thực cho trưởng lão rồi. Pháp bạch đồng lợi thực trước sau vào thôn xóm:

Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo tên là… trước thọ thỉnh vị…nay có duyên sự… muốn vào thôn xóm… đến nhà… tôi thưa với Đại đức biết.

Pháp bạch phi thời vào xóm làng.

Bạch trưởng lão! Tôi phi thời vào xóm làng. Luật Thập Tụng ghi:

Đến thành ấp, xóm làng… nhà… (Người trước đáp): Có thể.

Pháp phòng hộ mua bán cầu lợi:

(Luật ghi: Nếu Tỳ-kheo muốn mua bán nên sai tịnh nhân nói: Vì tôi đem vật này buôn bán. Lại nên nghĩ: Thà sai người kia được lợi cho mình, mình không được làm lợi cho mình.

Pháp đệ tử muốn từ giả đi Hòa thượng lượng nghi:

(Nếu trên đường có nghi sợ, hoặc đi với bạn không hiểu biết, không biết tụng giới yết-ma, Bố-tát, hoặc người kia mới khất thực, khó trì được pháp luật, hiểu luật nghi của người, hoặc thích tranh chấp, phá Bố-tát Tăng sự, hoặc người kia mới mắc bệnh, không tùy theo bệnh mà cho thuốc và thức ăn, không người nuôi bệnh. Nếu có một việc trong các việc ấy thì không cho phép đi. Nếu đệ tử cưỡng đi thì phạm tội Badật-đề, khinh thầy. Nếu Hòa thượng trù lượng cho phép đi phạm tội Đột-kiết-la.

Pháp Tỳ-kheo trì luật đến nên ra nghinh đón cúng dường:

(Đức Phật dạy: Nay vì các Tỳ-kheo kết ứng học pháp đầu tiên. Nếu nghe Tỳ-kheo trì luật đến không nên tránh đi, phải quét tưới, sửa sang phòng ốc và ngọa cụ rồi đi ra nửa do-tuần nghinh đón. Chỗ nghi có nạn nên mang y vật dùng, làm ướt và soạt thức ăn ngọ nên thỉnh thuyết pháp, nếu thật cầu sự hiểu biết nên như pháp thưa. Nếu hỏi bực bội thì không nên trả lời. Sáng làm thức ăn trước, thức ăn sau, cầu thỉnh ở lại an cư, nên cầu vì đàn-việt thí y. Cần phải cúng dường những thứ như vậy, nếu không phạm tội Đột-kiết-la).

(Tỳ-kheo trì luật có bảy nghi:

Đa văn các pháp.
Có thể biết được pháp và phi pháp.
Trù lượng Tỳ-kheo-ni.
Khéo giữ lời thầy dạy.
Khi đến nói ở chỗ khác không sợ.
Sống trong giới luật.
Biết giới cộng và bất cộng).

Pháp người nên tụng giới:

(Có một trụ xứ, Bạt-nan-đà làm Thượng tọa. Chúng Tăng thỉnh thuyết giới. Đáp: Tụng quên rồi. Các Tỳ-kheo nói: Tụng quên tại sao ở trên chỗ Thượng tọa? Đem việc này bạch Đức Phật, Đức Phật dạy: Thượng tọa phải thuyết giới, nếu không thuyết giới phạm tội Đột-kiếtla. Không biết thì làm sao làm Thượng tọa? Đức Phật dạy: Ở trên mọi người đều gọi là Thượng tọa).

Pháp tôn ty lễ kính của hai chúng Tăng Ni:

(Đức Phật dạy: Từ nay cho phép các Tỳ-kheo tùy thứ tự lễ Thượng tọa. Các Tỳ-kheo-ni đảnh lễ tất cả các Tỳ-kheo và cũng tùy theo thứ đảnh lễ. Thức-xoa-ma-na đảnh lễ tất cả Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni cũng tùy theo thứ tự đảnh lễ. Sa-di cũng như vậy. Pháp kính lễ: Cho phép Tỳkheo-ni cách Tỳ-kheo không gần không xa chấp tay để đầu thưa: Hòa na. Luật Tứ Phần ghi: Tháp cũng đảnh lễ như vậy. Đức Phật dạy: Khi ăn cháo, quả, khi đi kinh hành, khi không mặc ba y, khi tối, khi không cùng nói, tức giận nhau nơi chỗ vắng, tất cả những trường hợp này đều không đảnh lễ. Phạm là tội Đột-kiết-la. Yết-ma năm người. Người bị cử không cùng nói chuyện. Bổn nói trị. Tâm tán loạn, điên, bệnh hoại tâm, biệt tục, hành Ma-na-đỏa, Bổn nhật, A phú ha na đều không nên đảnh lễ.

Tịnh năm sinh chủng. Nếu ăn quả không làm năm loại tịnh chủng (Lửa tịnh, dao tịnh, chim tịnh, hương tịnh và chưa thành chủng tịnh). Nếu ăn rễ nên làm năm loại chủng tịnh (Cắt tịnh, lột tịnh, phá tịnh, rửa tịnh và họa tịnh). Nếu ăn lá quả nên làm ba loại chủng tịnh (dao tịnh, lửa tịnh, và rửa tịnh). Gom lại trong một đồ đựng, nếu tịnh một gọi là tổng tịnh).

Pháp mặc y cao thấp.

(Đức Phật dạy: Mặc y dưới từ đầu gối trở xuống chân chừng một khuỷu tay, giữ ở trên cho hai bên đều nhau, giữ chặt đằng sau và cột chặt lại).

Pháp thọ thỉnh ứng cúng.

(Bấy giờ có trưởng giả thỉnh Phật và Tăng. Tỳ-kheo hỏi Đức Phật: Nếu người thỉnh Tăng là thỉnh ai? Đức Phật dạy: Nếu hướng đúng đến người đó đầu đảnh lễ thỉnh. Tuy chẳng đúng hướng đến, nếu vì người xuất gia giải thoát, hoặc người tọa thiền, hoặc người đọc tụng kinh, hoặc người siêng làm việc chúng, trừ người giới ác còn tất cả Tăng đều nên ăn. Nếu thỉnh Tăng nên ăn cả hai chúng. Tỳ-kheo và Sa-di. Nếu thỉnh hai bộ thì năm chúng ăn).

Có năm loại vật bốn phương Tăng chúng không thể giữ, không thể bán và không thể chia:

Đất ở trụ xứ.
Phòng xá.
Phần cần dùng.
Quả cây.
Hoa quả.

Tất cả Tỳ-kheo Sa-môn Thích tử đều có phần trong đó. Nếu giữ bán hoặc chia đều phạm tội Thâu-lan-giá.

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Các ông phải nên buộc niệm hiện tiền, tự phòng hộ tâm (Thế nào gọi là buộc niệm? Nghĩa là quán hành bốn niệm xứ, trong thân quán chiếu từ bỏ vô minh ở thế gian, hoặc hộ quán ngoài thân và chế ngự tâm, pháp cũng như vậy. Thế nào gọi là tại tiền? Nghĩa là khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc đi, hoặc đến, xem xét trước sau, hoặc che thân phủ ngưỡng, hoặc mặc y trì bát, hoặc ăn uống tiện lơi, họăc nói, hoặc im lặng thường phải có tâm ấy. Đây là lời dạy của Ta).

Đức Phật bảo các Ly-xa: (Thế gian có năm báu rất là khó gặp 1. Tất cả chư Phật Thế Tôn.

Giáo pháp khéo nói của chư Phật.
Nghe pháp khó hiểu.
Theo giáo pháp thực hành.
Không quên ân nhỏ).

Pháp cung dưỡng cha mẹ( Đức Phật bảo các Tỳ-kheo, nếu người trải qua một trăm năm vai phải cõng mẹ, vai trái cõng cha ở trên đại tiểu tiện, hoặc đem những vật châu báu quý giá, y phục, thức ăn uống cũng không đền đáp được một phần nhỏ của ân đức sinh thành dưỡng dục. Từ nay cho phép các Tỳ-kheo hết lòng, dốc sức cung dưỡng cha mẹ, nếu không cung dưỡng thì phạm tội nặng.



Add Comment