Primary Menu
Secondary Menu

Tam Giới

Cõi luân hồi sanh tử được chia làm ba. Đó là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.

The realms of births and deaths divided into three realms of existence. They are the realm of desire, the realm of form, and the formless realm.

Dục giới là cảnh giới tham sắc dục và thực dục. Dục giới là cõi thấp nhất trong ba cõi. Dục Giới gồm thế giới nầy và sáu cõi trời (sáu cõi trời, cõi người) và địa ngục. Nó cũng là thế giới mà trong đó loài người đang sống, và nó có tên là dục giới vì “sự tham dục” là động lực lướt thắng cho tất cả chúng sanh trong cõi này.

The realm of (sensuous) desire of sex and food. This is the lowest of the three realms of existence. this world and the six devalokas (includes the six heavens, the human world) and then hells. It is also the realm in which human live, and it receives its name because desire is the dominant motivation for its inhabitants.

Sắc giới là cảnh giới có hình thể, nhưng thường dùng theo nghĩa thể chất. Sắc giới là cảnh giới bên trên Dục giới gồm Tứ Thiền Thiên.

The realm of form or matter or material world. It is above the lust world. It is represented in the Brahamlokas (tứ thiền thiên).

Sắc vốn vô thường, lệ thuộc, hư giả, tương đối, nghịch đảo và sai biệt. Đây là một trong tam giới theo truyền thống vũ trụ học Phật giáo. Sắc giới được xem như là pháp giới cao hơn dục giới mà con người sanh sống.

Form is impermanent, dependent, illusory, relative, antithetical, and distinctive. The realm of form is above the lust world (free from desires). This realm is considered to be higher that the one in which human beings live.

Vô sắc giới là cảnh giới vô sắc, trong đó không còn thân thể, cung điện, đồ vật. Nơi đó tâm an trụ trong thiền định thâm diệu. Cảnh giới nầy trải dài đến Tứ Không Xứ. Chúng sanh sanh vào chốn này do kết quả của sự tu tập thành công bốn giai đoạn thiền định gọi là “Tứ Không Xứ.”

The realm of no Beauty (non-form). The formless or immaterial realm of pure spirit. There are no bodies, palaces, things. Where the mind dwells in mystic contemplation. Its extent is indefinable in the four “empty” regions of spaces (Tứ không xứ).

Chúng sanh trong cõi này không còn khổ đau, lo lắng hay phiền não nữa, nhưng đây vẫn được coi như bất toại theo quan điểm Phật giáo, bởi vì khi thọ mạng của chúng sanh trên cõi này chấm dứt họ vẫn phải tái sanh vào cõi thấp hơn trong vòng luân hồi sanh tử.

The beings who reside there have lives free from pain, anxiety, or afflictions, but this is seen as unsatisfactory from a Buddhist standpoint, because when their lives in the Formless Realm end they are again reborn in the lower levels of cyclic existence.

Theo truyền thuyết, Đức Phật tu tập Vô sắc thiền với Arada Kalama, một nhà tu khổ hạnh đã đạt được trạng thái Thức Vô Biên; và với Udraka Ramaputra, một nhà tu khổ hạnh khác đã đạt được trạng thái cao nhất là Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Cuối cùng Đức Phật đã vượt qua các thầy mình, và, không còn gì để học hỏi nữa, Ngài tự dấn bước trên con đường của mình, mặc cho những lời yêu cầu nồng hậu của hai nhà tu khổ hạnh kia, mời Ngài ở lại để dạy cho các đồ đệ của họ.

According to Buddhism, formless-realm-meditations have the formless heaven as their objective. It is a well-known fact that in the Buddha’s career he practiced the formless dhyana with Arada Kalama, and ascetic who attained the mental state of boundless consciousness, and Udraka Ramaputra, another ascetic who reached the highest stage of being neither conscious nor unconscious. Finally, the would-be Buddha surpassed his teachers and, having found no more to learn from them, went his own way in spite of their eager requests to stay and train their respective pupils.

Reference:
Thiện Phúc – The Sorrowless flowers



Add Comment