Tứ Thánh Địa: Bồ Đề Đạo Tràng – nơi bắt đầu Chánh Pháp rạng ngời

Khi nghĩ về đức Phật, là phật tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên. Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi đức Phật nhập Niết Bàn .

1. Địa lý

Bodh Gaya hay Bodhgaya, tiếng Việt là Bồ Đề Đạo Tràng, là một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ. Đây là địa điểm nổi tiếng do là nơi Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề.
Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích-ca Mâu-ni, còn 3 nơi khác đó là Kushinagar, Lumbini và Sarnath. Vào năm 2002, ngôi đền Mahabodhi (Đại giác ngộ tự) ở Bodh Gaya đã trở thành Di sản thế giới.[1]

Bồ Đề Đạo Tràng

2. Khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng

2.1. Cây Bồ đề và Kim Cương tòa

Theo lịch sử ghi lại cây Bồ Đề nầy từ đó đến nay đã ba lần bị đốn ngã nhưng lành thay sau khi bi chặt từ dưới gốc lại đâm chồi lên và tồn tại xanh tươi cành lá xum xuê cho đến ngày nay. Lần thứ nhất bị chặt đó là trước khi vua A Dục (Asoka, lên ngôi năm 273 trước tây lịch, làm vua được 37 năm) (3) chưa phát tâm theo Phật Giáo. Lần thứ hai, sau khi vua phát tâm theo Phật giáo, Ngài thường đến nơi cây Bồ Đề để tưởng nhớ đức Phật, hoàng hậu phẩn nộ nên sai quân lính đến chặt phá cây Bồ Đề. Lần thứ ba khi giặc Hồi Giáo xâm lăng Ấn Độ đã chặt phá cây Bồ Đề (4).
Theo ông Alexander Cunningham, thì cây bồ-đề này là cháu chít khoảng đời thứ 20 của cây bồ-đề mẹ và cây này mới hơn 100 tuổi. Cây bồ-đề rất được tôn trọng kính thờ vì đó là biểu tượng cuộc đời và sự giác ngộ của Đức Phật.

Cây Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo

Bồ Đề Đạo Tràng có một tháp lớn, sau tháp nầy là cây Bồ Đề rất lớn, tại nơi gốc cây có một Kim Cương Tòa chính là nơi Thái Tử đã ngồi tham thiền nhập định 49 ngày đêm đến lúc Ngài hoát nhiên đại ngộ thành bậc chánh đẵng chánh giác.
Tòa Kim Cang dưới gốc Bồ Đề
Tòa Kim Cang dưới gốc Bồ Đề

Tòa bằng đồng mạ vàng dài 2,28 mét, rộng 1,5 mét và cao 0,9 mét; trên mặt và xung quanh tòa có khắc rất nhiều hoa văn rất mỹ thuật. Tòa nằm bên dưới giữa cội bồ-đề và ngôi đại tháp. Tòa Kim cang là vật thiêng liêng nhất ở Bồ-đề Đạo Tràng vì đây là trung tâm của vũ trụ phát sáng năng lực thức tỉnh từ Đức Phật. Chính tại nơi tòa ngồi này, Đức Phật đã giác ngộ. Vì vậy, tòa này là điểm không thể so sánh được, là điểm tối thượng và chỉ có nơi này Đức Phật mới có thể giác ngộ. Với lòng tin và sự tín thành này sẽ khiến phát sinh sự thanh tịnh trong nội tâm của chúng ta. Đệ tử Phật tin rằng có những năng lực siêu thoát vô hình đang bao phủ khắp không gian ở Bồ-đề Đạo Tràng và sẽ làm tăng thêm sức mạnh tâm linh của chúng ta trên con đường hoàn thiện trở về tánh giác.
Cội Bồ Đề và Kim Cang Tòa (màu vàng) được nhìn từ trên xuống

 

2.2. Tháp nhỏ và tượng Phật lộ thiên

Phía đông của tháp lớn là một ngôi tháp nhỏ được xây để kỷ niệm nơi đức Phật đến đây để nói những lời nhân hậu cám ơn cây Bồ Đề đã che mưa che nắng cho Ngài trong suốt thời gian Ngài tham thiền nhập định cho đến khi thành Phật.
Phía nam của tháp lớn là một tháp nhỏ khác kỷ niệm nơi đức Phật đã tu chứng được tứ thiền.
Bên phải của tháp lớn là một tượng Phật lộ thiên xây giữa hồ sen có cửu long che chở. Tương truyền rằng khi Ngài tu thiền định có thần long che mưa che nắng cho Ngài.
Nơi sát vách phía đông tháp lớn có một tượng đức Quán Thế Âm. “Trở về phía đông của ngôi đại tháp thấy có nhiều người Tây Tạng, cả Tăng lẫn tục đều nhắm mắt , chấp tay chí thành đi về hướng tượng Đức Quán Thế Âm được tạc vào thành của ngôi đại tháp… tượng Đức Quán Thế Âm nguyên thủy không còn nữa, sau nầy người Tây Tạng tạc tượng nầy để lễ bái và họ tin rằng nếu nguyện một điều gì đó sẽ thành tựu thì nhắm mắt đi vẫn đến đúng trước chính diện của tượng. Nếu không, tự nhiên có một dẫn lực nào đó dắt ta ra khỏi tôn tượng.’’ Ai không tin cũng phải tin. Vì đây là nơi Thánh Địa linh thiêng vô cùng. Độ xa từ khi nhắm mắt khởi đầu đi đến gần tượng chừng 10 thước. Khi đi đến tự nhiên thấy mình như bị xô tới. Tất cả ai nấy cũng đều cảm nhận như vậy. Mà quả thật pháp Phật thật nhiệm mầu. Nếu không có những linh thiêng mầu nhiệm nầy thì ma vương và ngoại đạo đã phá nát nơi nầy rồi …’’ (6).
Nhất là nơi Thánh Địa quan trọng nầy ngoại đạo thấy nhiều Phật Tử các nơi trên thế giới đến chiêm bái họ sanh lòng ganh ghét muốn phá phách. Còn những người theo Ấn Giáo địa phương thì lúc nào cũng muốn lợi dụng lòng sùng kính Thánh Tích của khách thập phương mà lập mưu để thủ lợi.

2.3. Ngôi đại tháp

Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng có lịch sử từ khi đức Phật thành đạo tại nơi nầy. Về cây Bồ Đề mặc dầu bị chặt ba lần nhưng nó vẫn tồn tại liên tục đến ngày nay nên có phần dễ hiểu. Riêng về ngôi đại tháp khó xác định được thời gian xây cất và bị phá hủy và được xây lại nhiều lần nên khó xác định hình thái và độ cao của nó một cách chính xác.
Vua A Dục đã đến đây chiêm bái nhiều lần, cuộc chiêm bái của Ngài có khắc vào bia đá để kỷ niệm, hiện còn giữ tại Sanchi (7).
Đại tháp đầu tiên rất có thể do vua A dục dựng lên nhưng vì thiếu bia ký để kiểm chứng nên không thể khẳn định được. Thế nhưng cho dù có do vua A dục xây dựng đại tháp đầu tiên đi chăng nũa thì rất tiếc là ngôi tháp nguyên thủy ấy nay không còn, ngôi tháp hiện tại là do sau nầy mới xây lại mà thôi.

Là ngôi tháp chính vuông vức mỗi bề 15 mét và nhọn dần lên đỉnh theo hình kim tự tháp, cao khoảng 52 mét. Bốn cạnh tháp có 4 tháp nhỏ. Bên trong thờ tượng Phật Thích-ca-mâu-ni ngồi thiền dưới cội bồ-đề hướng mặt về phía đông giống y tư thế Đức Thế Tôn đã ngồi khi thành đạo.



Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật

2.4. Khu thánh tích thiêng liêng khác

Ngoài ba điểm trên, còn có những vật thiêng liêng khác như là nơi Đức Phật đã trải qua bảy tuần sau khi giác ngộ hoặc có những vật thiêng liêng liên quan đến cuộc đời của Ngài tại Bồ-đề Đạo Tràng như :
1. Tháp Animeslochana: Nơi Đức Phật đã trải qua 1 tuần vào tuần thứ hai sau khi giác ngộ để ngồi nhìn chăm chú vào cội bồ-đề với ánh mắt biết ơn cây đã che chở cho Ngài suốt thời gian qua.
2. Trụ Chankramenar: Chạy dọc theo hành lang phía bắc của đại tháp sẽ có một khối xi-măng dài 18,2 mét và cao 0,9 mét; có 18 hình hoa sen khắc nổi lên trên nền để đánh dấu vào tuần lễ thứ ba Đức Phật đã đi kinh hành tới lui thì có 18 đóa hoa kỳ diệu đã hiện lên để đỡ gót chân ngài.
3. Đền Ratnagraha: là một ngôi đền nhỏ không mái, đánh dấu nơi Ngài ngồi thiền trong tuần thứ tư. Khi Ngài ngồi nơi đây thì thân Ngài tỏa ra những luồng hào quang màu xanh, vàng, đỏ, trắng và cam.
4. Cây Nigrodha (Ni câu đà) : Trong tuần thứ năm Đức Phật đã ngồi thiền dưới cây này và một người Bà-la-môn đã đến vấn nạn Thế tôn thế nào là ý nghĩa của Bà-la-môn. Đức Phật đáp rằng một người không phải khi sanh ra là Bà-la-môn mà chính là khi chết đi việc ấy mới quyết định tùy theo nghiệp anh ta đã làm trong đời này. Bà-la-môn có nghĩa là Phạm chí và chỉ những người nào tạo nghiệp lành mới có thể sanh thiên thì mới được gọi như thế.
5. Hồ Rồng Muchalinda: Nơi vua rồng Muchalinda đã hiện lên lấy thân quấn mình Đức Phật và đầu làm tràng cái để che chở cho Ngài khỏi bị mưa gió làm ướt, khi Đức Phật đang ngồi thiền vào tuần lễ thứ sáu.
6. Cây Ravyatna: Trong tuần lễ thứ bảy sau khi thành đạo, Đức Phật đã ngồi dưới cây này để thiền định và nhận đồ cúng dường từ những vị thương gia cũng như của bốn vua trời.
7. Trụ đá vua A Dục: Có ba trụ nhỏ do vua A Dục dựng ngay cổng ra vào của đại tháp và một trụ lớn ở trước hồ rồng Muchalinda.
8. Những kiến trúc quanh tháp: Có vô số những kiến trúc tháp nhỏ, bé, vừa, trung ở chung quanh tháp làm nổi bật sư uy nghi của đại tháp. Đặc biệt những tháp này do những vị vua chúa, quan thần đã xây dựng để nhớ ơn Đức Phật hoặc sau khi họ thành công được một việc gì thì xây tháp để tạ ơn.
9. Sông Ni-liên-thuyền (Nairanjana): Cách đại tháp 180 mét, sông này ngày nay được gọi là sông Lilajan. Bề rộng của sông gần 1 km. Đây là nơi Đức Phật đã tắm trước khi Ngài lên tọa thiền và thành đạo.
10. Sujata-Kuti : là nơi nàng Sujata dâng sữa. Vượt sông Ni-liên-thuyền đi về hướng nam 2 km có một miếu nhỏ có hình Đức Phật ngồi thiền và cô gái chăn cừu Sujata dâng sữa, để đánh dấu chính nơi đây Sa-môn Cồ-đàm đã nhận bát cháo sữa từ nàng Sujata cúng dường.
11. Khổ hạnh lâm: Vượt khỏi sông Ni-liên-thuyền đi xe khoảng 30 phút về hướng Gaya, rồi đi bộ khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa sẽ đến một cái núi có hang đá tối. Tương truyền nơi đây Đức Phật đã lưu bóng sau khi chư thiên cho biết nơi đây không phải là nơi thích đáng để Ngài chứng quả.

2.5. Những ngôi chùa của nước ngoài tại Bồ đề Đạo tràng

thanhdao-vietnamese-monatery-01
Việt Nam Phật Quốc Tự
thanhdao-tibetan-monastery-02thanhdao-tibetan-monastery-01
Chùa Tây Tạng
thanhdao-thai-monastery-02
Chính điện chùa Thái Lan
thanhdao-thai-monastery-01
Chùa Thái Lan

thanhdao-royal-bhutanese-monastery-02

Thêm chú thích

Chính điện Chùa Hoàng Gia Bu Tan
thanhdao-royal-bhutanese-monastery-01
Chùa Hoàng Gia Bu Tan

thanhdao-japanese-monastery-02
Chính điện chùa Nhật Bản
thanhdao-japanese-monastery-01
Chùa Nhật bản
thanhdao-daiphat-tuong-01
Đại Tượng Phật
thanhdao-chinese-monastery-03
Bàn thờ Phật chùa Trung Quốc
thanhdao-chinese-monastery-02thanhdao-chinese-monastery-01
Chùa Trung Quốc
thanhdao-bhutan-monastery-03
Chùa Bu Tan
thanhdao-bhutan-monastery-02thanhdao-bhutan-monastery-01

3. Bài kinh đầu tiên

Bài Kinh đầu tiên: Kinh Chuyễn Pháp Luân
(Dharmmacakkapavattana Sutta)
Từ Bồ Đề Đạo Tràng đến vườn Lộc Uyển (Miga Daya) thuộc thành Ba La Nại (Bénarès xưa gọi là Vârânasi), đọan đường dài trên 300 cây số mà Đức Phật đã thân hành đến đây vì 5 vị đồng tu ngày trước mà thuyết pháp độ họ.
Đức Thế Tôn đã gọi 5 anh em Kiều Trần Như dạy rằng: “Này các tỳ kheo có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Một là mê đắm sắc dục, hạ liệt phàm phu, không xứng thánh hạnh, không thiệt lợi Đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng thánh hạnh, không thiệt lợi Đạo. Chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá nầy Như Lai giác ngộ con đường trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn trí tuệ đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ Niết Bàn…’’(13)
Con đường trung đạo Đức Như Lai đã thuyết giảng đó là Bát Chánh Đạo (ariyoatthangikomaggo):
Chánh Tri Kiến (samma-ditthi)
Chánh Tư Duy (samma-sankappa)
Chánh Ngữ (samma-mavaca)
Chánh nghiệp (samma-kammanta)
Chánh Mạng (samma-vajiva)
Chánh Tinh Tấn (samma-vayama)
Chánh Niệm (samma-sati)
Chánh định (samma-samadhi) .
Đức Phật đã giảng pháp Tứ Diệu Đế (aryasacca) :
Khổ (duhkha-aryasatya)
Tập (samudya)
Diệt (nirdha)
Đạo (marga), như sau :
Khổ Đế là gì? Tức là những hình tướng của sự khổ não : ‘’ Sanh là khổ, già là khổ , bệnh là khổ, chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ, thân ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại 5 Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) chấp thủ là khổ’.
Kế đến Tập Đế là gì? Tức là những nguyên nhân đưa đến sự khổ. Đức Phật dạy: “Chính là Ái đưa đến Hửu, tương ứng với hỷ và tham, tìm cầu hoan lạc chổ nầy chổ kia, chính là dục ái , sanh ái, vô sanh ái”.
Diệt Đế là gì? “Chính là sự diệt tận, vô dục, từ bỏ, xả ly, giải thoát, tự tại đối với các ái”.
Đức Phật dạy chúng ta hãy diệt tận những nguyên nhân đưa đến khổ não ràng buộc khiến cho tâm trí ta bị vô minh che lấp, ánh sáng trí tuệ không thể tỏa sáng được …
Phương pháp diệt tận gốc rễ của sự khổ não đó là Đạo Đế. Đạo Đế đây tức là Con Đường Thánh Tám Ngành, còn gọi là con đường hay phương pháp hướng dẫn chúng ta diệt trừ những sự khổ và nguyên nhân đưa đến khổ não nói trên.
Đó là Bát Chánh Đạo: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
Đây là những pháp mà từ trước đến nay chưa có ai giảng thuyết cả.
Sau khi Đức Như Lai thuyết pháp như vậy, 5 vị tỳ kheo hoan hỷ tán thán lời Đức Thế Tôn. Đức Kondanna (Kiều Trần Như) chứng được pháp nhãn thanh tịnh, không cấu nhiễm và chứng ngộ rằng: ‘’Các pháp do Tập sinh đều là những pháp phải bị diệt.’’(14)

Add Comment