Primary Menu
Secondary Menu

Đại lễ Phật giáo theo truyền thống Bắc truyền và Nam truyền

ĐẠI LỄ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

THÁNG GIÊNG – THE FIRST MONTH OF LUNAR YEAR

Ngày mùng 1 – The first day of the month
Ngày Đức Phật Di-lặc đản sanh.
Maitreya Bodhisattva’s Birthday.

Ngày rằm – The fifteenth day of the month
Ngày rằm thượng ngươn này là ngày lễ hội lớn, tu tạo các công đức.
The day for seeking the merit and virtue of the Dharma body

THÁNG 2 – THE SECOND MONTH OF LUNAR YEAR

Ngày mùng 8 – The 8th day of the month
Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni xuất gia.
Celebrating of the day of The Buddha leaving the kingdom
Vía tôn giả A-nan-đa
Ānanda’s Birthday

Ngày rằm – the 15th day of the month
Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt.
Celebrating of the day of the Buddha entering Nirvana

Ngày 19 – the 19th day of the month
Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm.
Avalokiteśvara Bodhisattva’s Birthday

Ngày 21 – the 21st day of the month
Vía Đức Bồ-tát Phổ Hiền.
Samantabhadra Bodhisattva’s Birthday

THÁNG 3 – THE THIRD MONTH OF LUNAR YEAR

Ngày 16 – the 16th day of the month
Vía Đức Bồ-tát Chuẩn-đề.
Cundi Bodhisattva’s Birthday

THÁNG 4 – THE 4TH MONTH OF LUNAR YEAR

Ngày mùng 4 – The Fourth day of the month
Vía Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.
Manjushri Bodhisattva’s Birthday

Ngày mùng 8 – the 8th day of the month
Celebrating of the Birthday of Shakyamuni Buddha

Ngày 15 – the 15th day of the month
Đại lễ VESAK Liên hợp quốc: Đại hội đồng liên hợp quốc công nhận ngày 15 tháng 4 hàng năm là ngày kỷ niệm ba sự kiện: Đức Phật Đản Sanh, Đức Phật thành đạo, và Đức Phật nhập Niết Bàn.
VESAK day (since 20th Oct 1999)

Ngày 16 – the 16th of the month
Ngày an cư kiết hạ của Tăng Ni
The Rain Retreat (Vassa).

Ngày 20 – the 20nd day of the month
Ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 11-6-1963)
Celebrating of the day of Thích Quảng Đức (was a Vietnamese Mahayana Buddhist monk) burned himself to death.

THÁNG 6 – THE 6TH MONTH OF LUNAR YEAR

Ngày 19 – the 19th day of the month
Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm.
Celebrating of the day of Avalokiteśvara Bodhisattva left home.

THÁNG 7 – THE 7TH MONTH OF LUNAR YEAR

Ngày 13 – The 13th day of the month
Vía Đức Bồ-tát Đại Thế Chí.
Mahasthanapràta Bodhisattva’s Birthday

Ngày 15 – the 15th day of the month
Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu.
Ullambana Basins (Festival of the hungry ghosts).

Ngày 30 – the 30th day of the month
Vía Đức Bồ-tát Địa Tạng Vương.
Ksitigarbha Bodhisattva’s Birthday

THÁNG 9 – THE 9TH MONTH OF LUNAR YEAR

Ngày 19 the 19th day of the month
Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm.
Celebrating of the day of Avalokiteśvara Bodhisattva’s enlightenment.

Ngày 30 – the 30th day of theo month
Vía Đức Phật Dược Sư.
The birthday of Medicine Buddha (Bhaiṣajyaguru).

THÁNG 11 – THE 11TH MONTH OF LUNAR YEAR

Ngày 17 – the 17th day of the month
Vía Đức Phật A-di-đà.
Amitabha Buddha’s Birthday.

THÁNG CHẠP – THE 12TH MONTH OF LUNAR YEAR.

Ngày 8 – the 8th day of the month
Vía Phật Thích-Ca thành đạo.
Celebrating the day of Sakyamuni Buddha’s enlightenment.

ĐẠI LỄ PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN

LỄ HỘI RẰM THÁNG GIÊNG (MÀGHAPÙJA)

Về ngày rằm tháng Giêng, có hai ý nghĩa chính: một là đức Phật tuyên hứa và khẳng định với Ma vương ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Niết bàn (cho nên ngày nầy còn được gọi là ngày Phật di chúc), hai là ngày Ðại hội thánh tăng tại Trúc Lâm tịnh xá.

Ðồng thời với ý nghĩa trên, ngày trăng tròn tháng Giêng là ngày đại hội thường lệ của chư Phật tổ được gọi là Caturangasannipàta. Tuy nhiên trong lịch sử những vị Phật tổ trong quá khứ thì số tăng hội, thời kỳ đại hội, địa điểm có phần khác với đức Phật Thích Ca. Còn những yếu tố căn bản cho kỳ đại hội thì hoàn toàn giống nhau. Dường như đây là truyền thống của Chư Phật tổ. Ðại hội thánh tăng thời kỳ Phật Thích Ca hội đủ bốn chi:

– Ðúng vào ngày trăng tròn tháng Giêng,
– Ðại hội có 1250 vị tỷ kheo, tự động đến thăm Ngài mà không mời thỉnh,
– Số tăng hội 1250 vị đều xuất gia là Thiện Lai Tỷ kheo (Ehibhikhu), và
– Các Ngài đều là Thánh tăng.

Ðại hội thánh tăng này khai mạc đúng vào ngày trăng tròn tháng giêng âm lịch tại Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana). Trong đại hội, đức Phật thuyết cho 1250 vị tỷ kheo về Ba La Ðề Mộc Xoa (Patimokkha), được phân chia làm hai phần:

– Phần một: Giáo giới Ovadapatimokkha, nghĩa là Ngài tóm lược Giáo pháp của Ngài thành ba câu kệ ngôn:

Không làm điều ác (Sabbabàbassa akaranam),
Làm các hạnh lành (Kusalassu upasampadà),
Giữ tâm ý trong sạch (Sacittapariyotapanam).

Ðó là giáo giới của chư Phật trong quá khứ và của Như Lai vậy.

– Phần hai: Ngài giảng về Anàpatimokkha, có nghĩa là Ngài chuẩn y giới luật cho Chư tỷ kheo phải hành lễ Bố tát (Uposatha) mỗi tháng hai kỳ nhằm ngày 15 và 30 (hoặc 29). Lễ Bố tát là một hình thức giúp cho các vị xuất gia quán chiếu lại giới hạnh của mình cho được tinh nghiêm, nếu có sơ sót trong tiểu giới thì ngày hôm đó các vị sám hối với nhau.

Ngày nay chư tăng Phật giáo Nam truyền vẫn còn gìn giữ truyền thống này vì Giới luật là nền tảng của Phật giáo, Giới luật còn thì Giáo pháp còn. Trong ba tạng kinh điển, đức Phật tuyên bố rằng theo thời gian, Luật tạng sẽ hoại diệt sau cùng. Khi nào Luật tạng hoại diệt thì lúc đó là thời mạt pháp, là khởi điểm hết nhiệm kỳ Giáo pháp của một vị Phật tổ.

Ðể kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại đó, giới Phật giáo Nam tông tổ chức lễ rằm tháng giêng bằng nhiều hình thức nghi lễ khác nhau: như lễ hội đặt bát đến chư Tăng, lễ thọ giới, lễ quy y, lễ thuyết pháp, lễ thọ đầu đà… nhằm giúp người Phật tử có cơ hội gieo duyên lành trong chánh pháp.

Ðặc biệt là lễ Ðầu đà (Dhutanga): thức một đêm không ngủ để tưởng nhớ đức Phật – một con người vĩ đại, với một lý tưởng phi thường, suốt cuộc đời tận tụy hy sinh vì quyền lợi của tha nhân. Thông thường trong đêm đầu đà có nhiều tiết mục để người Phật tử tham gia học và thực hành thêm về giáo lý. Những tiết mục đó thường là Thuyết pháp, Chiêm bái Xá lợi, Hành thiền, Vấn đáp Phật pháp, Hái hoa chánh pháp, Luận đạo v.v. Người tham dự một đêm đầu đà, qua những mục đó, chắc chắn sẽ được hiểu biết giáo lý căn của đức Phật và sẽ có thêm niềm tin vững chắc ở Tam bảo.

LỄ HỘI RẰM THÁNG TƯ (VESÀKHAPÙJI)

Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Ðản sanh, Bồ tát thành Ðạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch. Danh từ “Bồ tát” (Ðản sanh và Thành đạo) được sử dụng do quan niệm Phật giáo Nam tông cho rằng vì Ngài khi là vị Bồ Tát đã thành tựu các Pháp độ (Ba-la-mật) trong quá khứ nên kiếp này Ngài mới thành Phật để tế độ chúng sanh. Chính vì thế, nên Phật không có Ðản sanh và Thành đạo, mà chỉ có Bồ tát Ðản sanh và Bồ tát Thành đạo. Kinh điển Pàli không chấp nhận quan niệm cho rằng người giải thoát khỏi sanh tử luân hồi (bậc thánh A-la-hán, Phật Ðộc giác, và Bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác) lại còn sanh trở lại Tam giới này.

Do đó, ngày trăng tròn tháng Tư Âm lịch là ngày lịch sử trọng đại của Phật giáo Nam tông Việt Nam cũng như trong các cộng đồng Phật giáo thế giới, để kỷ niệm một lúc ba sự kiện (Tam hợp): Bồ tát Ðản sanh, Bồ tát Thành đạo và Phật Bát Níp-bàn.

LỄ HỘI RẰM THÁNG SÁU (ÀSÀLHAPÙJÀ)

Căn cứ theo kinh điển truyền thống Pàli tạng thì ngày Rằm tháng Sáu chẳng những là ngày khởi điểm mùa an cư Kiết hạ của chư Tăng Phật giáo Nam tông mà còn đánh dấu những sự kiện quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp đạo pháp của đức Tôn sư. Tuy nhiên ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Sáu cũng vẫn còn xa lạ đối với đối với đa số Phật tử. Dựa theo kinh điển truyền thống, ngày trăng tròn tháng Sáu âm lịch là ngày kỷ niệm lịch sử trọng đại một lúc bốn sự kiện:

1/ Bồ tát giáng trần
2/ Bồ tát xuất gia
3/ Ðức Phật chuyển Pháp Luân
4/ Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo

LỄ HỘI RẰM THÁNG BẢY

Lễ hội Rằm tháng Bảy là một ngày lễ quan trọng của Phật giáo Bắc tông. Ðây là ngày Vu lan Báo hiếu, đồng thời là ngày mãn mùa An cư Kiết hạ (Tự tứ) của chư Tăng Phật giáo Ðại thừa. Tuy nhiên trong Phật giáo Nam tông, ngày này là ngày lễ bình thường, vì lịch sử của ngày này không thấy ghi trong kinh điển nguyên thủy. Phật giáo tại Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng của truyền thống Bắc tông trong gần hai ngàn năm lịch sử, nên ý niệm về ngày Rằm tháng Bảy đã ghi sâu vào trong tâm tư của quần chúng. Vì thế, Phật giáo Nam tông tại Việt Nam cứ đến mỗi độ thu về cũng hòa đồng trong sự lễ lạc chung với Phật giáo Bắc tông, cũng có tổ chức lễ Rằm tháng Bảy nhưng theo nghi thức riêng của hệ phái Nguyên thủy.

LỄ HỘI RẰM THÁNG CHÍN

Rằm tháng Chín Âm lịch là ngày mãn mùa An cư Kiết hạ (tự tứ) của chư Tăng Nam tông, đồng thời là khởi điểm mùa dâng y Kathina trong một tháng, từ 16- 9 đến 15-10 âm lịch. Có thể nói trong một năm, chư Tăng và Phật tử rộn rịp, tưng bừng và hoan hỷ trong ngày Rằm này, với người tại gia cư sĩ chuẩn bị lễ phẩm, tứ vật dụng cúng dường chư Tăng và tham gia dự lễ dâng y các chùa Phật giáo Nguyên thủy. Chư Tăng lại càng hoan hỷ hơn vì ngày này đánh dấu thêm một tuổi đạo.

Chi tiết hơn về phân tích các ngày lễ hội Phật giáo Nguyên thủy, mời quý vị đọc bài viết của Tỳ kheo Thích Thiện Minh tại đây



Add Comment