Primary Menu
Secondary Menu

Một số bộ kinh Phật quan trọng

(A) KINH A HÀM – THE AGAMAS

(A1)Kinh A Hàm của trường phái Đại Thừa—Mahayana Agamas:

1) Trường A Hàm: Dirghagama (skt)—Gồm năm mươi bản kinh—Long Collection which comprises fifty sutras.

2) Trung A Hàm: Madhyamagama (skt)—Gồm 222 bản kinh bàn những vấn đề siêu hình—Medium Collection which comprises of 222 sutras, concerning with metaphysical problems.

3) Tạp A Hàm: Samyuktagama (skt)—Gồm 1362 bản kinh, những văn bản hỗn hợp nầy bàn về suy tưởng trừu tượng—Miscellaneous Collection which comprises of 1,362 sutras, dealing with abstract meditation.

4) Tăng Nhứt A Hàm: Ekottarikagama (skt)—Gồm 51 bản kinh, bàn về các con số—Numerical Collection which comprises 51 sutras.

5) Kinh Tiểu A Hàm (Khuất Đà Ca A Hàm)—The Collection of Minor Discourses: Khuddaka-Nikaya (p)—See Chapter 7 (B) (A3) (1).

(A2) Kinh Bộ của trường phái Theravada—Theravadan Agamas:

1) Trường Bộ Kinh: Dirgha Agama (Digha-Nikaya—p), the “Long Discourses”.

2) Trung Bộ Kinh: Madhyama Agama (Majjhima-Nikaya—p), the “Middle Length Discourses).

3) Tương Ưng Bộ Kinh: Samyukta Agama (Samyutta-Nikaya—p), the “Connected Discourses”.

4) Tăng Chi Bộ Kinh: Ekottarika Agama (Anguttara-Nikaya—p), the “Increased-by-One Discourses.”

5) Tiểu Bộ Kinh: Ksudraka Agama (skt).

(B) THẬP NHỊ BỘ KINH – THE TWELVE DIVISIONS OF MAHAYANA CANON (ANGA – TRIPITAKA skt)

(B1) Sắp xếp trong Kinh Tạng Pali—Arranged in Pali Scriptures:

1) Tu-Đa-La (Khế Kinh): Sutra (skt)

Kinh Trường hàng là những bài pháp dài, ngắn hay trung bình do Đức Phật thuyết giảng trong nhiều trường hợp như kinh Hạnh Phúc, Kinh Trân Bảo, kinh Từ Tâm, vân vân .

The Buddha’s exposition of the Dharma in prose. These are short, medium, and long discourses expounded by the Buddha on various occasions, such as the Discourse on Blessings (Mangala Sutta), The Jewel Discourse (Ratana Sutta), Discourse on Goodwill (Metta Sutta), etc.

2) Kỳ Dạ (dịch theo mới là Ứng Tụng—dịch theo cũ là Trùng Tụng): Geya (skt)

Kệ trùng tụng, có nghĩa là lập lại kinh văn giảng thuyết ở đoạn trên (xưa Đức Phật vì muốn lợi lạc chúng sanh nên sau khi thuyết giảng cho các Tỳ Kheo ngài đã đặt tụng giải thích cho người đời sau), như Kinh Tương Ưng Bộ.

Singing—songs, or verses which repeat the ideas already expressed in the preceding prose, in honour of the saints, such as the Sagathavagga of the Samyutta Nikaya.

3) Già Đà – Gatha (skt).

Già Đà gồm những bài kệ trong Kinh Pháp Cú, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, vân vân

Verses containing ideas not expressed in prose. Gatha includes verses found in the The Way of Truth (Dhammapada), Psalms of the Brethren (Theragatha), and Psalms of the Sisters (Therigatha), etc.

4) Ni Đà Na: Nidana (skt)

5) Y Đế Mục Đa Già: Itivrttaka (skt)—Itivuttaka (p)

Nói về tiền thân của các vị đệ tử của Phật. Itivuttaka gồm 112 bài thuyết pháp của Đức Phật nằm trong bộ Tạp A Hàm.

Narratives of past lives of the Buddha’s disciples. Itivuttaka includes 112 discourses in the Khuddaka Nikaya.

6) Xà Đa Già (Bổn Sanh): Jataka (skt)

Bổn Sanh Kinh, gồm 547 chuyện kể về tiền thân Đức Phật.

Jataka includes 547 birth-stories or narratives of past lives of the Buddha.

7) A-Phù-Đạt-Ma (Vị Tằng Hữu): Adbhuta-dharma (skt)

Vị Tằng Hữu, thuyết về những pháp vi diệu mà Phật hay chư Thiên đã từng thực hành. Kinh Vị Tằng Hữu gồm những bài kinh trong Kinh Trung A Hàm

Accounts of miracle or wonderful dharmas performed by the Buddha or a deva. The Adbhutadharma includes a portion of the Majjhima Nikaya.

8) A-Ba-Đà-Na (Thí Dụ): Avadana (skt) – An exposition of the Dharma through allegories.

9) Ưu-Ba-Đề-Xá: Upadesa (skt)—Discussions of doctrine.

10) Ưu Đà Na (Tự Thuyết): Udana (skt).

Kinh Vô Vấn Tự Thuyết, hay kinh mà Đức Phật tự thuyết vì thấy nhu cầu cần thiết của chúng sanh, chứ không cần đợi ai hỏi, như Kinh A Di Đà, và một phần của Tạp A Hàm.

Sutra which spoken voluntarily without being asked. An exposition of the Dharma by the Buddha without awaiting questions or requests from his disciples, i.e. Amitabha Sutra, and a portion of the Khuddaka Nikaya.

11) Tỳ Phật Lược (Phương Quảng): Vaipulya (skt)—An extensive exposition of principles of truth.

12) Hòa Ca La (Thọ Ký): Vyakarana (skt)—Veyyakarana (p)

Kinh Thọ Ký, Phật nói về tương lai thành Phật của những vị đệ tử của Ngài.

Prophecies by the Buddha regarding his disciples’ attainment of Buddhahood.

(B2) Sắp xếp trong Kinh Tạng Trung Hoa—Arranged in Chinese Scriptures

1) Chánh Kinh: Principal Sermons.
2) Ca Vịnh: Metrical Pieces.
3) Ký Thuyết: Prophecies.
4) Kệ Tha: Verses.
5) Nhơn Duyên: Introductory Parts.
6) Tuyển Lục: Selections—Quotations.
7) Bổn Khởi: Story of the Past.
8) Thử Thuyết: This is said.
9) Sanh Khởi: Birth Places.
10) Quảng Giải: Detailed Explanations.
11) Vị Tằng Hữu: Wonderful Dharmas.
12) Thuyết Nghĩa: Explanation of Meaning.

(C) NHỮNG BỘ KINH QUAN TRỌNG KHÁC – OTHER IMPORTANT SUTRAS

1) Kinh A Di Đà Bổn Nguyện—Sukhavati Vyuha Sutra: Longer Sukhavativyuha Sutra—Longer Amitabha Sutra.

2) Kinh A Di Đà Đại Bổn—Amitayurdhyana Sutra (skt):

Kinh Quán Vô Lượng Thọ—Còn được gọi là Kinh Đại Bổn Di Đà hay Kinh Vô Lượng Thọ. Also called “Major Amitabha Sutra” which the T’ien-T’ai takes as the major of the three Pure-Land sutras.

3) Kinh A Di Đà Tiểu Bổn—Sukhavati-vyuha (skt):

Kinh A Di Đà Tiểu Bổn là một bản toát yếu hay trích yếu của Đại phẩm Đại Vô Lượng Thọ Kinh (Sukhavati-Vyuha).

The smaller text of Sukhavati-vyuha is a résumé or abridged text of the larger one.

4) Kinh A Dục Vương—Asokaraja Sutra (skt).

5) Kinh Anh Lạc: Ying-Lo-Ching—Bồ Tát Bổn Nguyện Anh Lạc Kinh. Bodhisattva’s Original Resolves Ying-Lo-Ching.

6) Kinh Bảo Tích: Ratnakuta Sutra (skt)—“Ratnakuta”. A Sanskrit term for “Pile of Jewels Sutra.”

7) Kinh Bát Châu Tam Muội—Pratyutpannabuddhasammukha Vasthitasamadhi Sutra.

8) Kinh Bát Đại Nhân Giác—Sutra on the Eight Awakenings of Great People:

9) Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh—Prajnaparamitahrdaya-Sutra:

Bát Nhã Ba La Mât Đa Tâm Kinh hay gọi tắt là Tâm Kinh, là phần kinh ngắn nhất trong 40 kinh tạo thành Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh. Đây là một trong những kinh văn quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa.

The Heart of the Prajna-Paramita-Sutra or Heart Sutra, the shortest of the forty sutras that constitute the Prajanparamita-sutra. It is one of the most important sutras of Mahayana Buddhism.

10) Bát Thiên Tụng: Asta-sahasrika-prajna-paramita-sutra (skt)—“Bài Tụng tám ngàn câu kệ về Bát Nhã Ba La Mật.” A Sanskrit term for “Eight Thousand Line Perfection of Wisdom Sutra.”

11) Kinh Biệt Giải Thoát: Pratimoksa (skt)—Code of monk’s rules—Disciplinary code—Biệt giải thoát giới—Giới luật (giới bổn).

12) Kinh Bồ Đề Hành Kinh—Bodhicaryavatara Sutra: “Bodhicaryavatara”, từ Bắc Phạn có nghĩa là “Nhập Bồ Tát Hạnh.” A Sanskrit term means “Entry into Bodhisattva Deeds.”

13) Kinh Bổn Duyên—Nidanakatha (skt): Kinh Bản Duyên là bản tiểu sử duy nhất của Đức Phật bằng tiếng Ba Li. Nidanakatha, the only biography of Gautama Buddha in Pali which forms the introduction of the Jatka commentary.

14) Kinh Bổn Sanh—Jataka (skt):

Kinh nói chi tiết về tiền thân Đức Phật, các đệ tử cũng như những kẻ chống phá Ngài. Kinh chỉ bày những hành động trong tiền kiếp ảnh hưởng thế nào đến những hoàn cảnh của cuộc sống hiện tại theo đúng luật nghiệp quả.

Narratives of birth stories detail past (previous) lives of the Buddha and of his followers and foes. The sutra shows how the acts of previous lives influence the circumstances of the present life according to the law of karma.

15) Kinh Bổn Sự—Itvritaka (skt): Narratives of past lives of the Buddha’s disciples.

Một trong mười hai bộ kinh, trong đó Đức Phật kể về những chuyện tiền thân của các đệ tử cũng như các địch thủ đương thời của Ngài.

One of the twelve classes of sutras in which the Buddha tells of the deeds of his disciples and other followers as well as his foes in previous lives.

16) Kinh Ca Lam (Ka La Ma): Kalama sutra.

Kinh nói về những lời khuyên nổi tiếng của đức Phật về việc những nhà lãnh đạo tầm cầu chơn lý trong việc trị quốc cho những người trong bộ tộc Ca-Lam (một bộ tộc ở vùng Đông Bắc Ấn Độ vào thời Đức Phật còn tại thế, theo lịch sử thì bộ tộc này là những người đã chấp nhận lời khuyên của đức Phật về việc những nhà lãnh đạo tầm cầu chơn lý trong việc trị quốc).

The sutra mentioned about the Buddha’s famous advice on the subject of authority in the search for Truth for the people in the tribe of Kalama (a tribe in north-east India in the time of the Buddha known to history as the recipients of the Buddha’s famous advice on the subject of authority in the search for Truth).

17) Chánh Kiến Kinh: Correct Vision Sutra.

18) Kinh Chuyển Pháp Luân—Dharma-cakra-pravartana-sutra (skt): Dhamma-chakka-ppavattana-sutta (p): The Wheel of the Dhamma.

Chuyển Pháp Luân hay những bài thuyết pháp tại vườn Lộc Uyển (nền tảng của vương quốc đạo đức). Theo truyền thống Phật giáo, đây là bài pháp đầu tiên của Đức Phật tại Sarnath ngay sau khi Ngài giác ngộ. Chủ đề của bài pháp là “trung đạo”, tránh hai cực đoan buông lung theo khoái lạc và khổ hạnh. Bài pháp cũng nói về Tứ Diệu Đế

The setting in motion of the Wheel of the Law, or sermons in the deer park (on the foundation of the Kingdom of Righteousness). According to Buddhist tradition, this is the first discourse of Sakyamuni Buddha in Sarnath shortly after his enlightenment. The central themes of the discourse are the “middle way” (madhyama-pratipad), which avoids the extremes of hedonism and asceticism, and the four noble truths (arya-satya).

19) Kinh Cô Khởi: Phúng Tụng—Gatha.

20) Kinh Di Bộ Tông Luân Luận: Samayabhedo Sutra.

Kinh được soạn bởi Ngài Thế Hữu vào khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt, sau được Ngài Huyền Trang dịch ra Hoa ngữ, nói về thời kỳ phân rẽ thành hai phái của Phật giáo là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ.

The sutra was composed by Vasumitra about 100 years after the death of the Buddha, later was translated into Chinese by Hsuan-Tsang. The sutra mentioned about the first division of Buddhism into two divisions: The Theravada (elder monks or intimate disciples) and Mahasanghika (general body of disciples).

21) Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: Saddharma-pundarika-Sutra (skt)—Wonderful Law Lotus Flower—The Lotus of the True Law

22) Kinh Du Già A Nậu Đa La: Hevajra-tantra (skt).

Một bản kinh mật chú quan trọng bằng Phạn ngữ, Tạng ngữ và Hoa ngữ. Bản kinh này được xếp loại trong Phật giáo Tây Tạng là thuộc vào loại “Mật chú tối thượng” trong các loại mật chú.

An important tantric text that exists in Sanskrit, Tibetan, and Chinese versions. It is classified in Tibet as belonging to the “highest yoga tantra” (anuttara-yoga-tantra) class of tantra.

23) Kinh Du Già Sư Địa: Yogacharabhumi-Sutra (skt)

Kinh Đạt Ma Đa La Thiền Kinh—Đây là kinh điển do Đạt Ma Đa La và Phật Đại Tiên biên soạn để phổ biến về phương pháp thiền định cho các trường phái Tiểu thừa vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch.

This sutra is composed by Dharmatrata and Buddhasena in the 5th century AD on the methods of meditation for the Hinayana. The sutra was translated into Chinese by Buddhabhadra.

24) Kinh Duy Ma Cật: Vimalakirtinirdesa-Sutra

Kinh Duy Ma Cật là một bộ kinh Đại thừa quan trọng, đặc biệt cho Thiền phái và một số đệ tử trường phái Tịnh Độ.

The Vimalakirti Sutra, a key Mahayana Sutra particularly with Zen and with some Pure Land followers.

25) Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Bản Nguyện Công Đức: Bhaisaya-guru-vaiduryaprabhasapurvapranidhanavisesavistara.

26) Kinh Đại Bát Niết Bàn: Mahaparinirvana-Sutra.

27) Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni: Mahakaruna Dharani Sutra—A Sutra of the Esoteric Buddhist tradition—The Teaching of the powerful effect of the Avalokitesvara Maha-Bodhisattva Great Compassion Mantra.

28) Kinh Đại Bửu Tích: Maha Ratnakuta Sutra

Kinh được ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang Hoa ngữ, là một trong những kinh điển xưa nhất của Phật Giáo Đại Thừa.

The sutra was translated into Chinese by Bodhiruci, one of the oldest sutras of Mahayan.

29) Kinh Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Đà: Adhyardhasatika-Prajnaparamita-Sutra

Còn được gọi là “Lý Thú Kinh” hoặc “Bát Nhã Lý Thú Kinh.” Đây là tinh yếu giáo lý của Mật Tông, dạy cách tu hành thành Phật ngay trong đời nầy.

Also called “The Interesting Sutra” or “The Interesting Prajna Sutra.” It stressed on the essence of the Tantric schools that taught how to practice and become a Buddha in this very life.

30) Kinh Đại Nhựt: Mahavairocanabhisambodhisutra (skt)

Đây là một trong những kinh điển căn bản của Phật giáo Mật tông, còn được gọi là Kinh Đại Nhựt Như Lai.

This is one of the fundamental sutras in Tantric Buddhism. It is also called “Mahavairocana Sutra.”

31) Kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm: MahaVaipulya-Avatamsaka-Sutra—Buddhavatamsaka Sutra

Kinh điển Đại Thừa gồm những giáo lý căn bản của trường phái Hoa Nghiêm, nhấn mạnh ý tưởng về “Sự thâm nhập tự do lẫn nhau” của tất cả mọi sự vật.

The Sutra of the Garland of Buddhas. Mahayana sutra that constitutes the basis of the teachings of the Avatamsaka school (Hua-Yen), which emphasizes above all “mutually unobstructed interpenetration.”

32) Kinh Đại Sự: Mahavastu (skt)

Kinh Đại Sự, bộ kinh viết bằng thứ Phạn ngữ pha trộn (Pali), một tác phẩm dài 1325 trang, viết vào khoảng thế kỷ thứ nhất hay thứ nhì trước Tây Lịch, gồm ba tập. Tác phẩm nầy ghi lại những sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật trong những tiền kiếp như cuộc sống của một vị Bồ Tát, cũng như chi tiết về đời sống sau cùng của Ngài, và những câu chuyện về các đệ tử của Ngài do trường phái Tiểu thừa Lokottaravadin biên soạn. Mahavastu còn nói về Thập địa Bồ Tát mô tả cuộc đời của một vị Bồ Tát.

The Mahavastu is a text written in a hybrid Sanskrit, an extensive work covering 1,325 pages, composed as early as the first or second century B.C., in three volumes. This work is the Great Story or collection of stories (events) in previous existences of the historical Buddha Sakyamuni, as well as information about his final lifetime, stories about his chief disciples, and some discourses. Ten steps of the Bodhisattvas towards perfection (descriptions of the career of a bodhisattva) are set out in this work.

33) Kinh Đại Tập: Daishukyo (jap)—Maha-samnipata-sutra or Mahasamghata-sutra (skt)—Great Aggregation Sutra—Great Heap Sutra

34) Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì: Mahavairocanabhisambodhivikur-Vitadhisthanna-vaipulya-Sutrendra-Raja-Nama-Dharmaparyaya

35) Kinh Đạt Ma Đa La Thiền Kinh: Yogacharabhumi-Sutra.

36) Kinh Địa Tạng: Ksitigarbhapranidhana-Sutra (skt)—Past Vows of Earth-Store Bodhisattva.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện—Kinh Địa Tạng, nói về một vị Bồ Tát ở vào thời kỳ vô Phật, tức là thời kỳ giữa lúc Phật Thích Ca nhập diệt và Phật Di Lặc ra đời. Trong thời ký nầy không có một vị Phật nào cả; tuy nhiên, thế giới Ta Bà vẫn có Bồ Tát Địa Tạng với bổn nguyện rộng lớn là cứu độ mọi chúng sanh đau khổ của địa ngục.

Earth Store Sutra mentioned about the Buddhaless period, the period from the time the nirvana of the historical Buddha until the time the coming Buddha Maitreya descends. In this period, ther is no Buddha; however, the Saha world still has Earth-Store Bodhisatva who vows to save all beings in hells.

37) Kinh Giải Thâm Mật: Samdhinirmocana-Sutra—Explaining the Thought Sutra

Kinh điển Đại thừa từ Ấn Độ, có lẽ được biên soạn vào khoảng những thế kỷ thứ ba và thứ tư, trở thành nguồn kinh điển chính cho trường phái Du Già (Duy Thức). Đây cũng là kinh điển căn bản của Pháp Tướng Tông.

Indian Mahayana text, probably composed some time around the third to fourth centuries, which became the main scriptural source of the Yogacara school. This is also the basic sutra for the Dharmalaksana sect.

38) Kinh Hạ Sanh Di Lặc Thành Phật: Maitreyavyakarana Sutra

Kinh ghi lại rằng sau thời Phật Thích ca nhập diệt thì thế giới Ta Bà bước vào một thời kỳ không có Phật. Hiện thời Đức Di Lặc đang thuyết pháp trên cung trời Đâu Suất, Ngài sẽ xuất hiện và thành Phật trong hội Long Hoa.

The sutra mentioned that after the historical Buddha sakyamuni’s Nirvana, the whole Saha world entered a period without any Buddha (a Buddhaless period). At this time, the Buddha-to-be is still preaching in the Tushita. He will descend and become the Buddha in the “Long Hoa” assembly.

39) Kinh Hoa Nghiêm: Avatamsaka (skt)—The Garland Sutra—Flower Ornament Sutra

Hoa Nghiêm là một trong những bộ kinh thâm áo nhất của Đại Thừa, ghi lại những bài thuyết pháp của Đức Phật sau khi Ngài đã đạt giác ngộ viên mãn. Gandavyuha là tên phẩm kinh kể lại công trình cầu đạo của Bồ Tát Thiện Tài Đồng Tử. Bồ Tát Văn Thù hướng dẫn Đồng Tử đi tham vấn hết vị đạo sư nầy đến vị đạo sư khác, tất cả 53 vị, trụ khắp các tầng cảnh giới, mang đủ lốt chúng sanh. Đây là lý thuyết căn bản của trường phái Hoa Nghiêm. Một trong những kinh điển dài nhất của Phật giáo, cũng là giáo điển cao nhất của đạo Phật, được Đức Phật thuyết giảng ngay sau khi Ngài đại ngộ.

Avatamsaka is one of the profound Mahayana sutras embodying the sermons given by the Buddha immediately following his perfect enlightenment. The Gandavyuha is the Sanskrit title for a text containing the account of Sudhana, the young man, who wishing to find how to realize the ideal life of Bodhisattvahood, is directed by Manjusri the Bodhisattva to visit spiritual leaders one after another in various departments of life and in various forms of existence, altogether numbering fifty-three. This is the basic text of the Avatamsaka school. It is one of the longest and most profound sutras in the Buddhist Canon and records the highest teaching of Buddha Sakyamuni, immediately after enlightenment.

40) Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa: Vajracchedika-Prajna-Paramita (skt)

41) Kinh Kim Cang Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh: Sarva-tathagatatattvasamgrahama-Hayanabhisamayamahakaparaya

Kinh điển căn bản của Mật giáo, nói về các nghi thức đặc thù Mật giáo. Kinh được Ngài Bất Không dịch sang Hán tự

This is the basic sutra of the Tantric Buddhism, stressed on special tantric rituals. The sutra was translated by amoghavajra.

42) Kinh Kim Quang Minh: Suvarnaprabhasa-Sutra—The Sutra of Golden Light

Đây là bộ kinh Đại thừa cho rằng đọc tụng sẽ được sự hộ trì của Tứ Thiên Vương.

Golden Light Supreme King Sutra, A Mahayana sutra mentioned that those who recite it will receive the support and protect from the four heavenly kings.

43) Kinh Lăng Già: Lankavatara Sutra (skt)

44) Kinh Lăng Nghiêm: Surangama Sutra (skt)—Surangama-samadhi-nirdesa (skt)

45) Kinh Luận Nghị: Upadesa—Thuyết về Lý Luận—Discussions of doctrine.

46) Lục Tổ Đàn Kinh: Liu-Tsu-Ta-Shih-Fa-Pao-T’an Ching

Bộ kinh gồm nhiều chương chứa đựng những bài thuyết giảng của Lục Tổ Huệ Năng tại chùa Đại Phương.

This is one of the most influential works of the Ch’an tradition. It composes of chapters of discourses delivered by the sixth patriarch of Ch’an, Hui-Neng (638-713), at the Ta-Fan Temple.

47) Bài Kinh Về Lửa: Discourse on Fire.

48) Kinh Lý Thú: Adhyardhasatika-Prajnaparamita-Sutra (skt)

Kinh Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Đà—Còn được gọi là “Lý Thú Kinh” hoặc “Bát Nhã Lý Thú Kinh.”

Also called “The Interesting Sutra” or “The Interesting Prajna Sutra.”

49) Kinh Ma Đăng Già: Matangi-Sutra.

50) Kinh Ma Ha Tăng Chỉ Luật: Mahasanghika-Vinaya.

51) Kinh Na Tiên Tỳ Kheo: Sutra on Questions of King Milinda.

52) Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội: Samadhirajacandrapradipa-Sutra.

53) Kinh Nguyệt Thượng Nữ Kinh: Candrottaradarikapariprccha-Sutra.

54) Kinh Nhơn Duyên: Nidana—Narratives of the past which explain a person’s present state.

55) Kinh Nhơn Vương Bát Nhã Ba La Mật: Karunikaraja-Prajnaparamita-Sutra.

56) Kinh Niết Bàn: Parinirvana Sutra (skt)

Kinh Niết Bàn là bộ kinh cuối cùng mà Đức Phật thuyết trước khi Ngài nhập diệt.

Parinirvana Sutra was the last sutra which the Buddha preached before he passed away.

57) Kinh Nông Gia Phả Lợi Đọa: Kasibharadvaja Sutta.

58) Kinh Phạm Võng: Brahmajala (skt)—Brahma-Net Sutra, or Indra’s Net Sutra, Sutra of Net of Indra

Gọi đầy đủ là Phạm Võng Tỳ Lô Giá Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giai Phẩm Đệ Thập. Cũng được gọi là Phạm Võng Kinh Lư Xá Na, Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm Đệ Thập Phạm Võng Kinh, được ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 406 sau Tây Lịch.

Brahma-Net Sutra, or Indra’s Net Sutra, Sutra of Net of Indra. Also called the Brahmajala-sutra, translated into Chinese by Kumarajiva around 406 A.D.

59) Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới: Brahmajala Bodhisattva-Precepts Sutra (skt): Brahma-Net Sutra, or Indra’s Net Sutra, Sutra of Net of Indra

Gọi đầy đủ là Phạm Võng Tỳ Lô Giá Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giai Phẩm Đệ Thập. Cũng được gọi là Phạm Võng Kinh Lư Xá Na, Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm Đệ Thập Phạm Võng Kinh, được ngài Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 406 sau Tây Lịch.

Also called the Brahmajala-sutra, translated into Chinese by Kumarajiva around 406 A.D.

60) Kinh Pháp Bảo Đàn: Sutra of Hui-Neng—Platform Sutra—Sixth Patriarch Sutra—The Platform Sutra of the Sixth Patriarch’s Dharma Treasure, the basic text of the Southern Zen School in China.

61) Kinh Pháp Cú: Dharmapada (skt)—Dhammamapada (p)

Kinh Pháp Cú gồm những thí dụ về giáo lý căn bản Phật giáo, rất phổ thông trong các xứ theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy.

Kinh có 423 câu kệ, xếp theo chủ đề thành 26 chương. Kinh Pháp Cú bàn về các nguyên tắc chủ yếu của triết học Phật giáo và cách sống của người Phật tử nên được các tu sĩ trẻ tại các nước vùng Nam Á học thuộc lòng.

Dharmapada includes verses on the basics of the Buddhis teaching, enjoying tremendous popularity in the countries of Theravada Buddhism.

It consists of 423 verses arranged according to topics into 26 chapters. The Dharmapada contains the Buddha’s teachings or the essential principles of Buddhist philosophy and the Buddhist way of life, so it is learned by heart by young monks in Buddhist countries in South Asia.

62) Kinh Pháp Hoa: Suddharma-Pundarika Sutra—The Lotus Sutra—See Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

63) Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn: The sutra on the Avalokitesvara Chapter in the Suddharma-Pundarika Sutra.

64) Kinh Phân Biệt: Book of Treatise.

65) Kinh Phật Bổn Hạnh Tập: Buddhacarita (skt)—Life of Buddha

Kinh Phật Sở Hành Tán—Huyền thoại về cuộc đời và sở hành của Đức Phật, chuyện kể đầy đủ về cuộc đời của Phật Thích Ca, từ khi đản sanh cho đến Niết Bàn (Parinirvana).

The Sanskrit title of a poem mentioned a life and work of the Buddha from his birth to his parinirvana with much legendary matter.

66) Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni: The Unisha Vijaja Dharani Sutra.

67) Kinh Phật Sở Hành Tán: Buddhacarita

Kinh nói về tiểu sử của Đức Phật Thích Ca do Mã Minh Asvaghosa soạn thảo vào thế kỷ thứ nhất, và Đàm Vô Sám dịch sang Hoa ngữ vào thế kỷ thứ bảy

The Sutra of “Life of Buddha” composed by Asvaghosa in the first century and translated into Chinese by T’an Wu Ch’an in the seventh century.

68) Kinh Phổ Diệu: Lalita Vistara-sutra (skt)—Phương Đẳng Đại Trang Nghiêm Kinh—Sutra of Diffusion of Shining

69) Kinh Phổ Hiền Bồ Tát: The Sutra of Meditation of the Bodhisattva Universal Virtue.

70) Kinh Phương Quảng: Kinh Phương Đẳng—Vaipulya (for Mahayana)—An extensive exposition of principles of truth—Extensive discourses or Extensive sutras.

71) Kinh Quán Phật Tam Muội: Sutra on Buddha Samadhi Visualization.

72) Kinh Quán Vô Lượng Thọ: Amitayurdhyana Sutra.

Kinh quán Phật A Di Đà, vị Phật trường thọ. Đây là một trong ba bộ kinh chính của trường phái Tịnh Độ. Kinh diễn tả về cõi nước Tịnh Độ của Phật A Di Đà và phương pháp tu hành cho phái Tịnh Độ qua cuộc sống tịnh hạnh, trì trai giữ giới và niệm hồng danh Phật A Di Đà để gột rữa những ác nghiệp và vãng sanh Tịnh Độ.

Meditation Sutra, the sutra on the contemplation of the Buddha Amitabha, the buddha of Boundless Life. This si one of the three sutras that form the doctrinal basis of the Pure Land sect. It gives description of the Pure Land of the Buddha Amitabha and the pactice of this school through leading a pure life, observing moral rules and recitation of Amitabha’s name to wipe away all unwholesome deeds and attain rebirth in the Pure Land.

73) Kinh Sanh Kinh: Stories of the previous incarnations of the Buddha and his disciples.

74) Kinh Song Đối: Book of Pairs.

75) Kinh Tận Mạt Pháp: Sutra of the Ultimate Extinction of the Dharma.

76) Kinh Thắng Man: Srimala Sutra (skt).

77) Thập Địa Kinh: Dasabumika-sutra (skt).

78) Kinh Thí Dụ: Avadana—An exposition of the dharma through allegories.

79) Kinh Thọ Ký: Vyakarana—Prophecies by the Buddha regarding his disciples’ attainment of Buddhahood.

80) Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Surangama Sutra (skt).

81) Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội: Surangamasamadhi-Sutra.

82) Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật: Astasahasrika-Prajnaparamita-Sutra

Kinh gồm 10 quyển trong số 37 quyển của bộ Bát Nhã Ba La Mật. The sutra consists of 10 in the 37 volumes in the Great Prajnaparamita sutra.

83) Kinh Tô Tất Địa Yết La: Susiddhi-karamaha-tantra-sadhano-Payika-Pataka.

84) Kinh Tứ Thập Nhị Chương—Sutra in Forty-Two Sections:

Kinh Bốn Mươi Hai Chương. Kinh đầu tiên được dịch sang tiếng trung Hoa, kinh chứa đựng những lý thuyết chính yếu về Tiểu thừa như các khái niệm về ham muốn hay vô thường.

The first Buddhist written work in Chinese language, the essential teachings of the Lesser Vehicle, such as impermanence and desire or craving.

85) Kinh Từ Thiện: Metta-Sutta (p)—Maitri-Sutra (skt)—Sutra of Kindness

Đây là một trong những bản văn được biết rộng rãi nhất của Theravada và được tứ chúng của trường phái nầy trì tụng mỗi ngày

It is one of the most popular texts of the Theravada and recited daily by monks, nuns and lay people in this school. .

86) Kinh Tượng Tích Dụ: Mahahatthipadopama Sutta (p).

87) Kinh Ưu Bà Tắc Giới: Upasakasila-Sutra

Kinh gồm những điều dạy cho Phật tử tại gia tên Thiện Sanh, nói về những giới luật nên giữ gìn cho một nam Phật tử tại gia, cũng còn được gọi là “Thiện Sanh Kinh.”

The sutra contains Buddha’s teachings for Sujata, mentioned precepts observed by a layman. The sutra is also called “Sujuta-Sutra”.

88) Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh—Manjusripariprccha (skt):

89) Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên: Wonderful and Marvellous Dharmas—A Phù Đạt Ma—Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên.

Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, một trong mười hai bộ kinh Đại thừa. One of the twelve divisions of the sutras.

90) Kinh Viên Giác: Kinh nói về “Đại Giác Toàn Hảo. ” Sutra Of Perfect Enlightenment, a sutra that indicates the “perfect enlightenment.”

91) Kinh Vô Lượng Nghĩa: Sutra of Infinite Meanings.

92) Kinh Vô Lượng Quang: Sutra of Infinite Light.

93) Kinh Vô Lượng Thọ: Sukhavativyuha Sutra.

94) Kinh Vô Vấn Tự Thuyết: Udana—Kinh A Di Đà—An Exposition of Dharma by the Buddha without awaiting questions or requests from his disciples—Amitabha Sutra—See Kinh A Di Đà.

95) Kinh Vu Lan Bồn: Ullambana (skt)—The Ullambana Sutra. Festival of the hungry ghosts, celebrated in East Asia Buddhist countries such China, Japan and Vietnam.



Add Comment