Primary Menu
Secondary Menu

PHÁP HỘI QUAN ÂM – MỪNG XUÂN AN LẠC

Mừng xuân an lạc

Theo sự ghi nhận của Kinh Quán Âm Tam Muội và Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi thì Quán Âm Bồ Tát có sức uy thần chẳng thể tư nghị, ở vô lượng kiếp trước đã thành Phật rồi, hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai (Samyak-dharma-vidya Tathāgata). Nay vì nguyện lực Đại Bi mới thị hiện thân Bồ Tát để cứu khổ chúng sinh. Chính Quán Âm Bồ tát (Samyak Avalokitesvara) là tổng thể của tất cả Quán Âm.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – phẩm Phổ Môn

Đại Bi Thần Chú tiếng Việt – Thầy Trí Thoát

Đại Bi Thần Chú tiếng Phạn


Lục Tự Đại Minh Chú (Om Mani Padme Hum – Auṃ Maṇi Padme Hūṃ) – Thầy Trí Thoát tụng

Niệm Bồ tát Quan Thế Âm – Tăng Đoàn Làng Mai

Niệm Bồ tát Quan Thế Âm – Thầy Trí Thoát

I. THÁNH QUÁN ÂM (Ārya Avalokitasvara)

Là Đức Quán Âm thị hiện nơi cõi Tây Phương Cực Lạc, là vị Hiếp Thị của Đức Phật A Di Đà, được thờ phụng cùng Đức Phật A Di Đà và Đức Bồ tát Đại Thế Chí nên được gọi là Tam Thánh Tây Phương.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi rằng: “Bồ Tát thân dài tám mươi vạn ức na do tha hằng hà sa do tuần, màu da thịt trên thân là màu vàng tím, trên đỉnh có búi tóc, trên đầu đội mão Trời có viên ngọc báu Tỳ Lăng Già Ma Ni chế thành, đặc biệt là trong mão Trời có một Tôn Phật đứng A Di Đà Phật cao 25 do tuần…”

Thánh Quán Âm

II. THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUÁN ÂM (Sahasra-bhūja Avalokitasvara)

Theo Thiên Quang Nhãn Kinh, Thiên Thủ Kinh, Mẫu Đà La Ni Kinh… thì Thiên Thủ Quán Âm Bồ Tát là Thân Thần Biến của Thánh Quán Thế Âm (Ārya Avalokiteśvara ).

Theo Nghĩa Tịnh Thích Kinh thì Thiên Thủ Quán Thế Âm là Thân Sở Hóa của Đại Nhật Như Lai (Vairocana-tathāgata)
Theo Thiên Thủ Thiên Nhãn Kinh thì Thiên Thủ Quán Âm là hậu thân của Chính Pháp Minh Như Lai (Samyakdharma-vidya-tathāgata)

Vì Đức Hóa Tha Nghiệp Dụng của chư Phật vì thương xót Chúng Sinh mà thi hành tất cả sự nghiệp nhằm giúp cho đoạn trừ mọi mê vọng để tự chứng được bản tâm Tịch Tĩnh an nhiên của chính mình nên các vị Đạo Sư đã minh họa thân Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm giống như thân Thánh Quán Âm với mọi tướng tốt đẹp , đầy đủ ngàn mắt ngàn tay
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm

III. THANH CẢNH QUÁN ÂM (Nīlakaṇṭha Avalokitasvara)

Theo truyền thống Mật Giáo thì Tôn này vì muốn dứt trừ mọi sự sợ hãi, oán nạn cho tất cả chúng sinh nên đã ăn nuốt tất cả chất độc, mọi loại bất thiện uế ác … gom tại cổ mà có cái cổ màu xanh và sau này cái cổ màu xanh được biểu thị cho nghĩa Phiền Não tức Bồ Đề. Do đây mới có tên là Thanh Cảnh.

Thanh Cảnh Quán Âm

III. THẬP NHẤT DIỆN QUÁN ÂM (Ekādaśa-mukha Avalokitasvara)

Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh ghi nhận rằng: Tôn Tượng có 11 mặt, 4 tay.
– Bên phải: Tay thứ nhất cầm tràng hạt, tay thứ hai kết Thí Vô Úy Ấn.
– Bên trái: Tay thứ nhất cầm hoa sen, tay thứ hai cầm bình Quân Trì.
– 11 mặt gồm có: 3 mặt ngay phía trước có tướng tịch tĩnh (hay Từ Bi), 3 mặt bên trái có tướng uy nộ, 3 mặt bên phải có tướng ló răng nanh bén, 1 mặt phía sau có tướng cười giận, 1 mặt bên trên có tướng Như Lai (1 Hóa Phật của A Di Đà Phật) Trong mão trên mỗi đầu đều có vị Hóa Phật.
– Thân tượng có mọi loại anh lạc trang nghiêm

Thập Nhất Diện Quan Âm

Theo kinh Phật Thuyết Thập Nhất Diện Quán Thế Âm Thần Chú ghi nhận “Chân ngôn của Thập Nhất Diện Quán Tự Tại” là:
Namo buddhāya
Namo dharmāya
Namo sañghāya
Namo jñāna-sāgara-vairocanāya tathāgatāya
Namaḥ Ārya-avalokiteśvarāya bodhisatvāya mahā-satvāya mahā-kāruṇikāya
Tadyathā: Oṃ dhara dhara, dhiri dhiri, dhuru dhuru, iti vati, cale cale, pracale pracale, kusume kusuma vale, iri miri ciri citi jvalaṃāpanāya, bodhisatva mahā-kāruṇika svāhā

Cập nhật lần cuối: 30/12/2020