Lục Dục Thiên là sáu cõi trời Dục Giới (vẫn còn trong cảnh sắc dục). Còn gọi là Dục Giới Thiên, bao gồm Dục Giới Thiên, Sắc Giới Thiên và Vô Sắc Giới Thiên hợp lại, gọi là Tam Giới. Theo Phật giáo, chúng ta hiện tại đang ở trong phạm vi của Tứ Thiên Vương Thiên, là một trong sáu cõi trời Dục Giới. Bầu trời mà chúng ta đang nhìn thấy đây chính là trời Tứ Thiên Vương, do bốn vị Thiên Vương cai quản. Trời nầy nằm ở lưng chừng núi Tu Di. Đây là những cõi trời mà chúng sanh trong đó vẫn còn chấp trước vào luyến ái thân mật từ thấp đến cao. Các vị trời nầy nhờ phước báu tu tập ngũ giới và thập thiện nên được sanh thiên. Tuy nhiên, đây chỉ là những thiện căn hữu lậu, nghĩa là vẫn còn phiền não, mà hễ “gieo hữu lậu nhân thì luân hồi nan đoạn” (trồng nhân hữu lậu thì khó dứt luân hồi sanh tử).
Six Desire Heavens or Heavens of Desires (they are still in the region of sexual desire). The six Desire Heavens are the heavens of the Desire Realm. The Desire Realm, the Form Realm and the Formless Realm are called the Three Realms. According to Buddhism, we are under the Heaven of the Four Kings, which is one of the six Desire Heavens. The heaven which we can see directly is the Heaven of the Four Kings, ruled by the Four Great Heavenly Kings. This Heaven is located halfway up Mount Meru. These are Heavens in which the Heavenly beings are still attached to intimate relations from low to high. Owing to the cultivation of the five precepts and ten good deeds, beings earn the blessing of being born in this Heaven. However, these are good roots which have outflows. So it is difficult for them to end the cycle of birth and death. In the Surangama, the Buddha reminded Ananda about the six heavens, although they have transcended the physical in these six heavens, the traces of their minds still become involved. First, the heaven of the four kings (Catur-maha-rajakayika skt). The Heaven of the four Kings. It is described as half-way up Mount Sumeru.
Thứ nhất là Tứ Thiên vương Thiên. Có bốn vị thiên vương là Trị Quốc, Quảng Mục, Tăng Trưởng và Đa Văn. Cõi trời nầy ở giữa đường lên núi Tu Di. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Tám, Đức Phật đã nói với ngài A Nan về Tứ Thiên Vương như sau: “A Nan! Những người ở thế gian, không cầu thường trụ, chưa bỏ được ân ái thê thiếp, tâm không chạy theo tà dâm, lòng yên lặng, sáng sủa, sau khi chết, sanh gần mặt trời mặt trăng. Gọi là Trời Tứ Thiên Vương.”
First, the heaven of the four kings (Catur-maha-rajakayika skt). The Heaven of the four Kings. It is described as half-way up Mount Sumeru. In the Surangama Sutra, book Eight, the Buddha explained to Ananda about the Heaven of the four kings as follows: “Ananda! There are many people in the world who do not seek what is eternal and who cannot renounce the kindness and love they feel for their wives, but they have no interest in deviant sexual activity and so develop a purity and produce light. When their life ends, they draw near the sun and moon and are among those born in the heaven of the four kings.
Thứ nhì là Đao Lợi Thiên, còn gọi là Tam Thập Tam Thiên hay cõi Trời thứ Ba Mươi Ba, cảnh trời thắng diệu tuyệt vời không sao kể xiết. Cõi trời nầy ở ngay đỉnh núi Tu Di. Tầng trời nầy ở giữa, phía Đông có tám trời, phía tây có tám trời, phía bắc có tám trời, và phía nam có tám trời. Tổng cộng là ba mươi hai tầng trời bao quanh nó. Người ta nói rằng đây là một trong sáu cõi trời dục giới. Theo thần thoại Ấn Độ Giáo, thì cõi trời nầy nằm bên trên núi Tu Di, có 32 Thiên thành, mỗi bên có tám thành; thành trung tâm gọi là Hỷ Kiến Thành nơi trú ngụ của vua trời Đế Thích ngàn đầu ngàn mắt bốn tay, cung điện của ông gọi là Bì Xa, nơi cư ngụ của bà vợ Saci và 119.000 tỳ thiếp. Hằng tháng Tứ Thiên vương phải báo cáo với ông những thiện ác cõi thế gian.” Thọ mạng của chư thiên trên cõi trời này là 30 triệu năm. Người ta nói Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã viếng mẹ của Ngài ba tháng nơi cung trời này trong năm thứ bảy sau khi Ngài thành đạo để thuyết giảng Vi Diệu Pháp cho mẹ. Trời Đao Lợi dưới trời Trimurti, trời Phạm thiên, trời Visnu và Siva. Phật giáo nhận trời Đao Lợi như vị thần hộ pháp, tuy nhiên, vị trời nầy vẫn kém hơn Phật hay bất cứ ai đã đạt được giác ngộ. Theo Tỳ Kheo Bồ Đề trong Vi Diệu Pháp, vì truyền thuyết có ba mươi ba vị do Sakka lãnh đạo, tự hiến đời mình cho lợi ích của người khác, nên cả ba mươi ba vị đều được sanh vào cõi nầy và ngự trị trong cung Vejayanta tại kinh đô Sudassana. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói: “Những người ít dâm dục, mà lúc tịnh cư, chưa được hoàn toàn trong sạch. Sau khi chết, vượt khỏi mặt trời, mặt trăng, ở đỉnh nhân gian. Gọi là Đao Lợi Thiên.” Bốn cõi trời còn lại tọa lạc giữa núi Tu Di và những trời Phạm Giới.
Second, Trayastrimsha, or the Trayastrimsha Heaven. It is described as at the summit of Mount Sumeru. This Heaven is in the middle of eight heavens in its east, eight heavens in its west, eight heavens in its south, and eight heavens in its north, making thirty-two heavens surrounding it. It is said that this is the second of the desire-heavens, the heaven of Indra, on the summit of Meru. It is the Svarga of Hindu mythology, situated at the top of Meru with thirty-two deva-cities, eight on each side; a central city is Sudarsana, or Amaravati, where Indra, with 1,000 heads and eyes and four arms, lives in his palace called Vaijayanta, and revels in numberless sensual pleasures together with his wife Saci and with 119,000 concubines. There he receives the monthly reports of the four Maharajas as to the good and evil in the world.” The average lifespan of gods in this heaven is 30,000,000 years. It is said that Sakyamuni Buddha has visited there for three months during the seventh year after his awakening in order to preach the Abhidharma to his mother. This is the second level heaven of six heavens of desire, also called Heaven of Thirty-Three. The palace of Trayastrimsa Heaven, one of the ancient gods of India, the god of the sky who fights the demons with his vijra, or thunderbolt. He is inferior to the Trimurti, Brahma, Visnu, and Siva, having taken the place of Varuna, or sky. Buddhism adopted him as its defender, though, like all the gods, he is considered inferior to a Buddha or any who have attained bodhi. His wife is Indrani. According to Bhikkhu Bodhi in Abhidhamma, Tavatimsa is so named because, according to legend, a group of thirty-three noble-minded men who dedicated their lives to the welfare of others were reborn here as the presiding deity and this thirty-two assistants. The chief of this realm is Sakka, also known as Indra, who resides in the Vejayanta Palace in the realm’s capital city, Sudassana. In the Surangama Sutra, the Buddha said, “Those whose sexual love for their wives is slight, but who have not yet obtained the entire flavor of dwelling in purity, transcend the light of sun and moon at the end of their lives, and reside at the summit of the human realm. They are among those born in the Tryastrimsha Heaven.” The rest four Heavens are located between Mount Sumeru and the Brahmalokas.
Thứ ba là trời Tô Dạ Ma Thiên (Dạ Ma Thiên hay Tu Diệm Ma Thiên). Trong đó có cõi Trời Khoái Lạc. Trong tầng trời nầy chư Thiên vô cùng sung sướng. Cả ngày họ cứ ca hát. Ngày đêm sáu thời họ đều vui sướng, do đó Dạ Ma Thiên còn được gọi là Thời Phần, vì trong mỗi thời họ đều vô cùng sung sướng. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói: “Những người thỉnh thoảng có gặp cảnh dục, tạm thời có giao, qua rồi tâm không nhớ nghĩ đến nữa. Ở trong đời, động ít tĩnh nhiều. Sau khi chết, được rỡ ràng an trụ trong hư không. Ánh sáng mặt trời mặt trăng chiếu lên chẳng tới, tự chói sáng. Gọi là trời Tu Diệm Ma.”
Third, the heavens of Suyama. Among them, there is a heaven called “Extreme Happy Heaven”. Beings in the Suyama Heaven are extremely happy, and they sing songs from morning to night. They are happy in the six periods of the day and night, that is why people call “Suyama Heaven” the Heaven of Time Period, for every time period is joyful. In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who become temporarily involved when they meet with desire but who forget about it when it is finished, and who, while in the human realm, are active less and quiet more, abide at the end of their lives in light and emptiness where the illumination of sun and moon does not reach. These beings have their own light, and they are among those born in the Suyama Heaven.”
Thứ tư là Đâu Suất Thiên. Đây còn gọi là Trời Hỷ Túc hay vui mừng thỏa mãn. Đâu Suất có nghĩa là Hỷ Túc vì chúng sanh trong cõi trời nầy lúc nào cũng hoan hỷ, lúc nào cũng đầy đủ mãn túc. Bởi vì họ biết tri túc nên lúc nào họ cũng khoái lạc. Từ sáng đến tối không bao giờ họ có cảm giác ưu sầu, phiền não hay bực dọc gì cả. Vì thế nên Trời nầy còn được gọi là “Tai Tức Thiên.” Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người thường thường yên tĩnh. Có cảnh dục đến chưa thể dứt hẳn. Sau khi chết, sanh lên trên nữa, không tiếp hạ giới cảnh nhân thiên. Đến kiếp hoại, ba tai họa là nước, lửa, gió không tới được. Gọi là Trời Đâu Suất.” Thứ năm là Lạc Biến Hóa Thiên. Đây là cõi trời hay thích biến hóa, còn gọi là Hóa Lạc Thiên. Tầng trời thứ năm là Hóa Lạc Thiên. Các vị trời nầy đạt được khoái lạc nhờ có năng lực biến hóa . Một khi họ nghĩ tới áo quần thì áo quần hiện ra; khi nghĩ tới ăn uống thì thực phẩm liền có. Vì họ biến hóa rất tự tại nên họ vô cùng sung sướng và khoái lạc. Lạc Biến Hóa Thiên, tầng trời thứ năm trong lục dục thiên, khoảng 640.000 do tuần bên trên núi Tu Di, ở trên Đâu Suất Thiên, nhưng dưới Tha Hóa Tự Tại Thiên. Cõi trời nầy lấy 800 năm trên cõi người làm một ngày một đêm. Thọ mệnh của chư thiên ở đây là 8000 năm tuổi. Chư thiên trên cõi trời nầy có thân cao tám do tuần, thân thường tỏa hào quang, hướng vào nhau mà cười khi giao hoan, con được hóa sinh từ nơi đầu gối của nam nữ, mới sinh ra là bằng trẻ 12 tuổi nơi cõi người. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người không có dâm dục tâm, đối với sự dục thấy vô vị không thiết. Lúc chết, sanh lên cảnh siêu việt biến hóa. Gọi là Trời Lạc Biến Hóa.”
The Fourth Heaven is the Tushita Heaven. Tushita means “Blissfully Content.” Beings in this Heaven are constantly happy and satisfied. Since they know to be content, they are always happy. From morning to night, they have no cares nor worries; no afflictions nor troubles. That is why this Heaven is also called the Heaven of Contentment. In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who are quiet all the time, but who are not yet able to resist when stimulated by contact, ascend at the end of their lives to a subtle and ethereal place; they will not be drawn into the lower realms. The destruction of the realms of humans and gods and the obliteration of kalpas by the three disasters will not reach them, for they are among those born in the Tushita Heaven.” The Fifth Heaven is the Transformation of Bliss Heaven (Nirmanarati—Joy-born heaven). Beings in this Heaven can obtain happiness by transformation. When they think about clothing, clothing appears. When they think about food, food appears. Freely performing transformations, they are extremely blissful. The fifth of the six desire-heaven, 640,000 yojanas above Meru; it is next above the Tusita (fourth devaloka). A day there is equal 800 human years; life lasts 8,000 years; its inhabitants are eight yojanas in height, and ligh-emitting; mutual smiling produces impregnation and children are born on the knees by metamorphosis, at birth equal in development to human children of twelve. In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who are devoid of desire, but who will engage in it for the sake of their partner, even though the flavor of doing so is like the flavor of chewing wax, are born at the end of their lives in a place of transcending transformations. They are among those born in the Heaven of Bliss by Transformation.”
Thứ sáu là Tha Hóa Tự Tại Thiên. Cõi trời có thể khiến tự tại biến hóa từ sự hỷ lạc của người khác. Tầng trời thứ sáu là Tha Hóa Tự Tại Thiên. Tha Hóa có nghĩa là chúng sanh trong cõi trời nầy vốn không có sự sung sướng khoái lạc, tuy nhiên, các ngài có năng lực biến hóa sự khoái lạc của các vị trời khác đem làm khoái lạc của chính mình. Vì sao họ lại biến hóa sự khoái lạc của người khác thành của mình? Bởi vì họ không tuân thủ theo bất cứ nguyên tắc nào, giống như những kẻ trộm cướp trên thế gian nầy vậy. Họ cướp đoạt tiền của và tài sản của người khác để dùng riêng cho mình, bất kể sự sống chết của kẻ khác. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy: “Những người không có tâm thế gian, mà làm việc ở thế gian. Siêu việt không làm sự giao. Lúc chết siêu xuất cảnh biến hóa và không biến hóa. Gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.”
The sixth Heaven is the Heaven of Transformation of Others’ Bliss (Parinimmita-vasavati p). Also called the Comfort Gained From The Transformation of Others’ Bliss. Beings in this Heaven have no happiness of their own, so they have to take the bliss of other gods and transform it into their own. Why do they do this? It is because they obey no rules. They are just like bandits in the human realm who seize the wealth and possessions of other people for themselves, not caring whether other live or die. In the Surangama Sutra, the Buddha said: “Those who have no kind of worldly thoughts while doing what worldly people do, who are lucid and beyond such activity while involved in it, are capable at the end of their lives of entirely transcending states where transformations may be present and may be lacking. They are among those born in the Heaven of the Comfort from others’ transformations.”
Reference:
Thiện Phúc – The Sorrowless flowers