Con đường chuyển hóa – Ứng dụng Bát Chánh Đạo trong cuộc sống – Thích Nhật Từ

Tính năng hiệu quả của Bát Chánh Đạo giúp cho hành giả vượt lên hai phong cách sống: Một bên làhưởng thụ các khoái lạc giác quan, đỉnh cao làđời sống tình dục vợ chồng; một bên lànỗ lực khổhạnh, ép cơ thể, làm cho mất đi các hứng thúgiác quan. Từ đó lầm nhận rằng, đây chính là con đường giải thoát. Bát Chánh Đạo giúp ta xa lánh hai thái cực, hai phong cách sống vừa nêu, giúp cho con người phát triển tầm nhìn chân chính, ứng dụng lòng tin vào tư duy chân chính.

Cuộc đời và Thân giác của HT thiền sư Kim Triệu Khippapanno

Đây chỉ là vài góp nhặt đơn sơ từ các lời chia sẻ trung thực giữa Thầy và trò hoặc từ những cảm nghĩ chân phƣơng của trò về Thầy nên nội dung sách có phần nào hơi riêng tƣ và giới hạn. Ước mong trong tương lai, các bậc tôn túc sẽ hợp soạn một quyển tiểu sử đúng nghĩa hơn với công đức và tầm vóc về sự nghiệp hoằng pháp của Ngài.

Chơn Lý – Tổ sư Minh Đăng Quang

Chơn lý là bộ sách giáo lý ghi lại những bài thuyết pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang giảng dạy hoằng hóa trong suốt mười năm (1944-1954) hành đạo nhiều nơi tại các tỉnh thành thuộc hai miền Đông vàTây Nam bộViệt Nam. Đến ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) Tổ sư thọ nạn vàvắng bóng. KểtừđóbộChơn lýlàhiện thân, làdấu ấn, làpháp bảo cao quýmàTổ sư lưu lại cho hàng môn đồtứchúng đệ tử hệ phái Phật giáo Khất sĩViệt Nam.

Bát Chánh Đạo – Con đường đến Hạnh Phúc – Thiền sư Bhante Gunaratana

Quyển sách này sẽ không thành hình nếu không có sự tác động của bạn tôi, Douglas Durham, người đã ghi lại các bài giảng của tôi, để tạo ra bản thảo đầu tiên. Tôi cảm tạ ông về những công sức đã đóng góp.

Tôi cũng hàm ơn đệ tử Samaneri Sudhamma (có nghĩa là “Pháp Lành” ) đã duyệt lại bản thảo để làm rõ hơn Pháp chân thật của quyển sách. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các nhà biên tập, Brenda Rosen và John LeRoy, và người sắp mục lục, Carol Roehr.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những thiền sinh có mặt tại Hội Bhavana, những người đã kiên nhẫn chịu đựng sự vắng mặt lâu ngày của tôi khi tôi bận viết quyển sách này. Nguyện cho tất cả đều được phần công đức của quyển sách nhỏ khi nó đến được với bao người đang đi tìm hạnh phúc.

Kinh Niệm Xứ Chặng Đường Giải Thoát Khổ Đau

Từ xưa đến nay, pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được
nhiều thế hệ Phật tử thay nhau thọ trì và tu tập. Thế nhưng
việc nhận thức được ý nghĩa cứu khổ từ Diệu Pháp này
vẫn còn nhiều điều phải suy xét.
Tùy theo mỗi truyền thống, mỗi trường phái, mỗi vị
thầy tổ mà pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được truyền thừa
một cách khác biệt. Điều này đã làm mất đi giá trị nhất
quán của Diệu Pháp Bốn Niệm Xứ, cũng là Chánh Niệm,
một chi phần trong Tám Chánh Đạo, tức Đạo Đế, tức Chân
lý về con đường diệt khổ.

Pháp Nhân Duyên Thánh Lý cứu khổ

Từ hơn hai ngàn năm qua đã có rất nhiều các luận thuyết đưa ra nhằm giải thích hệ thống Nhân Duyên (hay Pháp Duyên Khởi) của Đức Phật. Tuy nhiên, cho đến nay, Thánh Lý này vẫn còn ẩn chứa nhiều Diệu Pháp chưa được nhận thức thích đáng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên, trong đó, xét về mặt thực tế, có hai lý do chủ yếu:

Sổ tay mục lục Tam Tạng Pali

Quyển “Sổ tay mục lục Tam tạng Pali được biên soạn với mục đích giúp độc giả tra cứu nhanh về xuất xứ cua các bản văn Kinh, Luật, Luận PãỊi, đối chiếu tựa đề Việt – PãỊi – Hán, giúp sinh viên khoa Phật học và người học Phật làm quen với văn học PãỊi gồm Tam tạng, chú thích, sớ giải và văn học PãỊi ngoài Tam tạng và các tác phẩm PãỊi chưa phân loại.

Giới thiệu các bài kinh Phật Pali cho người tại gia

Bài nghiên cứu này có thể hữu ích cho những Tăng, Ni, sinh viên Phật giáo, và những người muốn có hiểu biết “tổng quan” về các kinh Phật đã nói cho những người tại gia. Nó cũng giúp ích cho những người muốn nghiên cứu sâu hơn trong quá trình học Phật giáo của mình với những số liệu, thông tin, thống kê, và những nhận định có được sau quá trình khảo sát khá nhiều công phu của tác giả. Một số nhận-định (có được từ kết quả khảo sát rõ ràng) có thể làm quý vị thấy ngạc nhiên vì chúng có thể khác so với những suy đoán và hiểu biết trước giờ của quý vị.