Primary Menu
Secondary Menu

The Life of Nagarjuna – Cuộc đời của Tổ sư Long Thọ

CUỘC ĐỜI CỦA TỔ SƯ LONG THỌ
Nguyên tác: Biography of Nagarjuna – Alexander Berzin
Tuệ Uyển chuyển ngữ

[ENGLISH BELOW]

Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không từ Văn Thù Sư Lợi, trong khi Vô Trước (cùng với Thiên Thân) truyền thừa những giáo nghĩa bao la của những sự thực hành bồ tát từ Di Lặc.

Long Thọ – Nagajuna sinh ra trong một gia đình bà la môn chắc chắn khoảng giữa đầu hay đầu thế kỷ thứ hai sau Tây lịch ở miền Nam Ấn Độ, trong vương quốc Vidarbha, ngày nay là vùng Maharashatra và Andhra Pradesh. Ngài đã được tiên đoán trước trong nhiều kinh điển khác nhau, như Kinh Lăng Già. Lúc sinh ra, một vị tiên tri dự đoán ngài sẽ chỉ sống trong bảy ngày, nhưng nếu cha mẹ ngài cúng dường đến một trăm vị sa môn, ngài có thể sống đến bảy tuổi. Lo sợ cho sự sống của ngài, vào lúc bảy tuổi, cha mẹ Long Thọ-Nagajuna đưa ngài đến Đại học Tu viện Na Lan Đà ở miền Bắc Ấn, nơi ngài gặp vị đạo sư Phật giáo Saraha. Saraha nói với ngài rằng nếu trở thành một vị xuất gia và trì tụng mật ngôn A Di Đà, ngài sẽ sống trường thọ. Long Thọ-Nagajuna làm như thế và rồi thì gia nhập tu viện, nhận một tên là “Shrimanta.”

Tại Na Lan Đà, Long Thọ-Nagajuna học kinh điển hiển giáo và mật điển tantra với Ratnamati – một hóa thân của Văn Thù Sư Lợi – và, với Saraha, đặc biệt Tantra Bí Mật. Thêm nữa, ngài học thuật giả kim với một vị Bà la môn, và đạt đến khả năng biến sắt thành vàng. Dùng khả năng này, ngài có thể nuôi dưỡng những tu sĩ của Na Lan Đà trong nạn đói. Cuối cùng, Long Thọ-Nagajuna trở thành Viện trưởng của Na Lan Đà. Ở đấy, ngài đã tống xuất tám nghìn tu sĩ, những người không giữ gìn giới luật xuất gia một cách thích đáng. Ngài cũng đánh bại năm trăm người không phải Phật tử trong tranh luận.

Hai người trai trẻ, là hóa thân của những đứa con của long vương, đến Na Lan Đà. Họ có trong họ những hương thơm tự nhiên của trầm hương. Long Thọ-Nagajuna hỏi làm thế nào như thế và họ thú nhận với ngài họ là ai. Long Thọ-Nagajuna rồi thì yêu cầu tinh dầu trầm hương cho bức tượng của nữ Bồ Tát Tara và sự giúp đở của dòng dõi rồng để dựng chùa chiền. Họ trở lại thế giới rồng và yêu cầu cha của họ, và ông nói rằng ông chỉ có thể giúp nếu Long Thọ-Nagajuna đến thế giới của họ dưới biển để giảng dạy cho họ. Long Thọ-Nagajuna đã đi, tiến hành nhiều lễ cúng dường, và dạy cho loài rồng.

Long Thọ-Nagajuna đã từng biết rằng loài rồng có bộ Kinh Một Trăm Nghìn Bài Kệ Bát Nhã Ba La Mật Đa và thỉnh cầu cho một bản. Khi Đức Phật thuyết giảng về Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, tuệ trí toàn thiện, hay tỉnh thức phân biệt sâu xa, loài rồng đã đem về long cung để bảo quản, chư thiên một bản khác, và những chúa dạ xoa của thịnh vượng một bản nữa. Long Thọ-Nagajuna đem về bản một trăm nghìn bài kệ, mặc dù long chúng giữ hai chương cuối cùng để bảo đảm rằng ngài sẽ trở lại để giảng dạy cho họ xa hơn. Sau này, hai chương cuối cùng được bổ xung vào với hai chương cuối cùng của Kinh Một Trăm Nghìn Bài Kệ Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là tại sao hai chương cuối cùng của hai văn kiện duyệt lại là giống nhau. Long Thọ-Nagajuna cũng đem về đất sét của rồng và xây dựng nhiều chùa chiền và tháp miếu với nó.

Một lần, khi Long Thọ-Nagajuna đang giảng dạy Bát Nhã Ba La Mật Đa, sáu con rồng đã đến và làm thành một bảo cái phía trên đầu ngài để che ngài khỏi nắng mặt trời. Do bởi điều này, ngài có tên là Long-Naga. Và từ sự kiện khả năng thiện xảo của ngài trong giảng dạy Phật Pháp đi thẳng tới trọng điểm của vấn đề, giống như những mũi tên của nhà cung thủ nổi tiếng Arjuna (tên một anh hùng của Ấn Độ cổ đại trong bộ kinh Ấn giáo Bhagavad Gita), ngài có tên là Arjuna. Vì thế, ngài trở thành được gọi là “Nagarjuna” hay Long Thọ.

Sau này Long Thọ đi lên miền Bắc Hải đảo (Bắc Lục địa) để giảng dạy. Trên đường, ngài đã gặp một số trẻ con đang nô đùa trên đường. Ngài tiên tri rằng một đứa trong chúng, tên là Jataka, sẽ trở thành một vị vua. Khi Long Thọ trở lại từ Bắc Hải đảo, cậu bé trong thực tế đã trưởng thành và trở thành vị vua của một vương quốc rộng lớn ở Nam Ấn. Long Thọ đã ở lại với vị vua trong ba năm, dạy dỗ ông, và sau đó dành những năm cuối cùng ở những nơi khác trong vương quốc ấy, tại Shri Parvata, ngọn núi thiêng liêng trông xuống ngày nay là Nagarjunakonda [1]. Long Thọ-Nagarjuna đã viết tác phẩm Quốc vương một Tràng Hoa Quý Báu – Bảo Hành Vương Chính Luận (Ratnavati). Đây cũng là vị vua mà Long Thọ viết tác phẩm Lá Thư Cho Một Người Bạn (Suhrllekha), vua tên là Udayibhadra.

Một số học giả phương Tây xác quyết Vua Udayibhadra với Vua Gautamiputra Shatakarni (trị vì 106- 130 sau Tây lịch) của triều đại Shatavahana (230 trước Tây lịch đến 199 sau Tây lịch), hiện nay là Andhra Pradesh. Một số xác quyết ông với vị vua kế là Vashishtiputra Pulumayi (130 – 158 sau Tây lịch). Thật khó khăn để xác định vị vua này một cách chính xác. Những vị vua triều đại Shatavahana là những người bảo trợ bảo tháp ở Amaravati, nơi Đức Phật thuyết Mật điển Thời Luân (Kalachakra Tantra) lần đầu tiên và nó gần Shri Parata.

Quốc vương Udayibhadra có một người con trai, Kumara Shaktiman, người muốn trở thành vua. Mẹ ông ta nói với ông rằng ông ta sẽ chẳng bao giờ có thể lên ngôi cho đến khi Long Thọ chết, vì Long Thọ và Quốc vương Udayibhadra có cùng tuổi thọ. Mẹ ông ta nói hãy thỉnh cầu Long Thọ cho thủ cấp của ngài và vì Long Thọ là người rất bi mẫn, không nghi ngờ gì nữa ngài sẽ đồng ý ban cho ông. Long Thọ thật sự đã đồng ý, nhưng Kumara không thể cắt đầu ngài với một thanh gươm. Long Thọ nói rằng trong tiền kiếp, ngài đã từng giết hại một con kiến trong khi cắt cỏ. Như một kết quả nghiệp báo, đầu của ngài chỉ có thể cắt rời với lá của của cỏ kusha. Kumara làm như thế và Long Thọ lìa đời. Máu từ cái đầu bị cắt đứt biến thành sửa và thủ cấp nói, “Bây giờ ta sẽ đi đến Cực Lạc Tịnh Độ, nhưng ta sẽ nhập vào thân thể này lần nữa.” Kumara đưa thủ cấp xa khỏi thân thể, nhưng như được kể lại rằng thủ cấp và thân thể đang đi đến gần lại với nhau mỗi năm. Khi chúng hợp lại, Long Thọ sẽ trở lại và giảng dạy lần nữa. Nói chung, Long Thọ đã sống sáu trăm năm.

Trong nhiều tác phẩm trên chủ đề kinh điển mà Long Thọ đã viết là

– Tập Họp Lý Luận, Collections of Reasoning – Nhập Trung Luận,
Madhyamakavata,
– Tập Họp Những Bài Kệ Tán, Collections of Praises.
– Tập Họp Những Giải Thích Mô Phạm, Collections of Explanations.

Sáu Tập Họp của Lý Trí hay Nhập Trung Luận là:

– Những Bài Kệ Căn Bản của Trung Quán Luận, Tỉnh Thức Phân Biệt
– Discriminating Awareness – Prajna-nama- mulamadhyamaka-karika.

– Tràng Hoa Quý Báu – Precious Galand – Ratnavati.
– Hồi Tránh Luận Thích – Bác Bỏ Chống Đối – Vigrahavyavarti.
– Thất Thập KhôngTính Luận – Bảy Mươi Bài kệ Tánh Không – Sunyatasaptati.
– Quãng Phá Kinh Danh – Vaidalya sutra nama.
– Lục Thập Tụng Như Ý Luận – Yuktishashtika.

Bao gồm Tán Dương Kệ Tập là:

– Pháp Giới Tán – Dharmadhatu stava.
– Chân Đế tán – Paramartha stava.
– Siêu Thế Gian tán – Lokatita stava.

Bao gồm Mô Phạm Thích Tập là:

– Giác Ngộ Tâm Luận – Bodhicittavana.
– Tập Kinh Luận – Sutrasamuccaya.
– Lá Thư cho Một Người Bạn – Suhrllekha.

Cũng được cho là của Long Thọ là vài luận giải về mật điển Tantra Bí Mật, bao gồm:

– Phương tiện Thực chứng giản lược – Pindikrta sadhana.

– Phương pháp Thiền quán trên Tầng bậc Đầu tiên của Đại toàn thiện Bí mật tantra phối hợp với nguyên văn của nó – Shri-guhyasamaja-mahayogatantra-utpattikrama-sadhana-sutra- melapaka

– Năm Tầng bậc (Tầng bậc Hoàn tất) – Pancakrama.

Đệ tử nổi tiếng nhất của Long Thọ là Thánh Thiên (Aryadeva) tác giả của Bốn trăm Bài kệ Luận thuyết trên những Hành vi của Du già Bồ tát và vài luận giải của Tantra Bí mật.

[1] Nagarjunakonda (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng Nam Ấn Độ. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, người ta không được biết gì về ngôi tháp lớn ở Nagarjunakonda hay đồi Nagarjunakonda cho đến khi tháp nầy được phát hiện vào năm 1934. Tháp nằm trên mạn phía nam của sông Krishna trong quận Guntur. Đây cũng là một đại tháp vì có cất giữ di hài của Đức Phật, và có lẽ được xây vào thời vua A Dục. Tháp được tân tạo và xây cất bổ sung bởi Santisiri cùng các mệnh phụ khác trong hoàng tộc. Những người nầy được xem là đã có công giúp cho Phật giáo phát triển tại Andhra trong thế kỷ thứ 3. Tháp nầy ngày nay tuy đã đổ nát nhưng trông còn đồ sộ hơn tháp ở Amaravati. Hàng trăm công trình điêu khắc thực hiện theo phong cách Amaravati đã được tìm thấy tại đây. Qua các dòng chữ khắc trên các cây trụ Ayaga, người ta thấy rõ rằng Nagarjunakonda, thành phố cổ của Vijayapuri, có tầm quan trọng to lớn của một trung tâm Phật giáo đã có danh tiếng quốc tế. Nhiều tu viện đã được xây cất tại nơi nầy để làm nơi trú ngụ cho tu sĩ Phật giáo thuộc các tông phái khác từ nhiều nướcđến như Tích Lan, Kashmir, Gandhara, Trung Hoa, vân vân. Người dân Andhra giao thương với cả trong nước và nước ngoài, họ đã có sự tiếp xúc sâu xa với xã hội La Mã thời ấy. Điều nầy được chứng minh qua sự phát hiện những bản khắc và công trình điêu khắc mô tả một chàng lính râu ria mặc áo chẽn, quần tây, và nhiều vật dụng khác có nguồn gốc từ La Mã. Tại Andhra, các nơi như Guntapali, cách ga xe lửa Ellore chừng 28 dặm, và Sankaram, cách Anakapalli một dặm về phía Đông, là những địa điểm nổi tiếng vì các công trình kiến trúc trong đá. Các địa điểm khác trong vùng lân cận cũng được xem là có tầm quan trọng trong thời đại của Phật giáo, điều nầy được xác nhận qua sự hiện diện của các ngôi tháp cùng các di tích cổ tại đây. Các địa điểm đáng chú ý nhất trong số nầy là Goli, Chezarta, Gummatia, Bezwada, Garikapadu, Uraiyur, Kuvain, Chinve và Vidyadharpur. (Từ điển Phật học Thiện Phúc)
Biography of Nagarjuna
Alexander Berzin
February 2006
Tuệ Uyển chuyển ngữ
08-03-2010

The Life of Nagarjuna – Dr. Alexander Berzin

Nagarjuna (Klu-grub), together with Asanga (Thogs-med), were the two great pioneers of the Mahayana tradition. Nagarjuna transmitted the lineage teachings of the profound view of voidness from Manjushri, while Asanga transmitted the lineage teachings of the extensive bodhisattva practices from Maitreya.

Nagarjuna was born into a brahmin family probably around the mid-first or early second century C.E. in South India in Vidarbha, a kingdom lying in present-day Maharashtra and Andhra Pradesh. He was predicted in various sutras, such as The Descent into Lanka Sutra (Lan-kar gshegs-pa’i mdo, Skt. Lankavatara Sutra). At birth, a soothsayer predicted he would live only seven days, but if his parents made offerings to a hundred monks, he could live to be seven years old. Fearing for his life, at age seven, his parents sent Nagarjuna to Nalanda Monastic University in North India, where he met the Buddhist master Saraha. Saraha told him that if he became a renunciate and recited the Amitabha mantra, he would lead a long life. Nagarjuna did so and then joined the monastery, receiving the name “Shrimanta.”

At Nalanda, Nagarjuna studied sutra and tantra with Ratnamati – an emanation of Manjushri – and, with Saraha, especially The Guhyasamaja Tantra (dPal gsang-ba ‘dus-pa’i rgyud). In addition, he learned alchemy from a brahmin, and gained the ability to transmute iron into gold. Using this ability, he was able to feed the Nalanda monks during famine. Eventually, Nagarjuna became the abbot of Nalanda. There, he expelled eight thousand monks who were not keeping the vinaya monastic rules of discipline properly. He also defeated five hundred non-Buddhists in debate.

Two youths, who were emanations of the sons of the naga king, came to Nalanda. They had about them the natural fragrance of sandalwood. Nagarjuna asked how this was so and they confessed to him who they were. Nagarjuna then asked for sandalwood scent for a statue of Tara and the nagas’ help in constructing temples. They returned to the naga realm and asked their father, who said he could help only if Nagarjuna came to their realm beneath the sea to teach them. Nagarjuna went, made many offerings, and taught the nagas.

Nagarjuna had known that the nagas had The Hundred Thousand Verse Prajnaparamita Sutra (Shes-rab-kyi pha-rol-tu phyin-pa stong-pa brgya-pa, Skt. Shatasahasrika-prajnaparamita Sutra) and requested a copy. When Buddha had taught Prajnaparamita, far-reaching discriminating awareness (the perfection of wisdom), the nagas had taken one version of it back to their realm for safekeeping, the gods another, and the yaksha lords of wealth yet another. Nagarjuna brought back the hundred thousand verse version, although the nagas kept the last two chapters to ensure that he would return and teach them further. Later, the last two chapters were filled in with the last two chapters of The Eight Thousand Verse Prajnaparamita Sutra (Shes-rab-kyi pha-rol-tu phyin-pa brgyad stong-pa, Skt. Ashtasahasrika-prajnaparamita Sutra) . This is why the last two chapters of these two recensions are the same. Nagarjuna also brought back naga clay and built many temples and stupas with it.

Once, when Nagarjuna was teaching Prajnaparamita, six nagas came and formed an umbrella over his head to protect him from the sun. Because of this, the iconographic representation of Nagarjuna has the six nagas over his head. From this event, he got the name Naga. And from the fact that his skill in teaching Dharma went straight to the point, like the arrows of the famous archer Arjuna (the name of the hero in the Hindu classic, Bhagavad Gita), he got the name Arjuna. Thus, he became called “Nagarjuna.”

Nagarjuna later traveled to the Northern Island (Northern Continent) to teach. On the way, he met some children playing on the road. He prophesied that one of them, named Jetaka, would become a king. When Nagarjuna returned from the Northern Island, the boy had in fact grown up and become the king of a large kingdom in South India. Nagarjuna stayed with him for three years, teaching him, and then spent his last years elsewhere in his kingdom, at Shri Parvata, the holy mountain overlooking modern-day Nagarjunakonda. Nagarjuna wrote for the King A Precious Garland (Rin-chen ‘phreng-ba, Skt. Ratnavali). This was the same king to whom Nagarjuna wrote A Letter to a Friend (bShes-pa’i spring-yig, Skt. Suhrllekha), namely King Udayibhadra (bDe-spyod bzang-po).

Some Western scholars identify King Udayibhadra with King Gautamiputra Shatakarni (ruled 106 – 130 C.E.) of the Shatavahana Dynasty (230 B.C.E. – 199 C.E.) in present-day Andhra Pradesh. Some identify him with the next king, Vashishtiputra Pulumayi (130 – 158 C.E.). It is difficult to identify him exactly. The Shatavahanas were patrons of the stupa in Amaravati, where Buddha had first taught The Kalachakra Tantra and which was close to Shri Parvata.

King Udayibhadra had a son, Kumara Shaktiman, who wanted to become king. His mother told him that he could never become king until Nagarjuna died, since Nagarjuna and the King have the same lifespan. His mother said to ask Nagarjuna for his head and since Nagarjuna was so compassionate, he would undoubtedly agree to give it to him. Nagarjuna did in fact agree, but Kumara could not cut his head off with a sword. Nagarjuna said in a previous life, he had killed an ant while cutting grass. As a karmic result, his head could only be cut off with a blade of kusha grass. Kumara did this and Nagarjuna died. The blood from the severed head turned into milk and the head said, “Now I will go to Sukhavati Pure Land, but I will enter this body again.” Kumara took the head far away from the body, but it is said that the head and the body are coming closer together each year. When they join, Nagarjuna will return and teach again. All in all, Nagarjuna lived six hundred years.

Among the many texts on sutra topics that Nagarjuna wrote are his Collections of Reasoning (Rigs-pa’i tshogs), Collections of Praises (bsTod-pa’i tshogs), and Collections of Didactic Explanations (gTam-pa’i tshogs).

The Six Collections of Reasoning (Rigs-tshogs drug) are:

Root Verses on the Middle Way, Called “Discriminating Awareness” (dBu-ma rtsa-ba shes-rab, Skt. Prajna-nama-mulamadhyamaka-karika)
Precious Garland (Rin-chen ‘phreng-ba, Skt. Ratnavali)
Refutation of Objections (rTsod-pa zlog-pa, Skt. Vigrahavyavarti)
Seventy Verses on Voidness (sTong-nyid bdun-bcu-pa, Skt. Shunyatasaptati)
Sutra Called “Finely Woven” (Zhib-mo rnam-‘thag zhes-bya-ba’i mdo, Skt. Vaidalya-sutra-nama)
Sixty Verses of Reasoning (Rigs-pa drug-cu-pa, Skt. Yuktishashtika).

Included among his Collections of Praise are:

Praise to the Sphere of Reality (Chos-dbyings bstod-pa, Skt. Dharmadhatu-stava)
Praise to the Deepest Truth (Don-dam-par bstod-pa, Skt. Paramartha-stava)
Praise to the Supramundane (Buddha) (‘Jig-rten-las ‘das-par bstod-pa, Skt. Lokatita-stava).

Included among Nagarjuna’s Collections of Didactic Explanations are:

A Commentary on (the Two) Bodhichittas (Byang-chub sems-kyi ‘grel-ba, Skt. Bodhichittavivarana)
Anthology of Sutras (mDo kun-las btus-pa, Skt. Sutrasamuccaya)
Letter to a Friend (bShes-pa’i spring-yig, Skt. Suhrllekha).

Also attributed to Nagarjuna are several commentaries to The Guhyasamaja Tantra, including:

Abbreviated Means for Actualization (sGrub-thabs mdor-byas, Skt. Pindikrta-sadhana),
Method for Meditating on the Generation Stage of the Mahayoga Tantra Guhyasamaja Mixed with Its Textual (Sources) (rNal-‘byor chen-po’i rgyud dpal gsang-ba ‘dus-pa’i bskyed-pa’i rim-pa’i bsgom-pa’i thabs mdo-dang bsres-pa, Mdo-bsres, Skt. Shri-guhyasamaja-mahayogatantra-utpattikrama-sadhana-sutra- melapaka)
The Five Stage (Complete Stage) (Rim-pa lnga-pa, Skt. Pancakrama).

Nagarjuna’s most famous disciple was Aryadeva (‘Phags-pa lha), author of Four Hundred Verse Treatise on the Actions of a Bodhisattva’s Yoga (Byang-chub sems-dpa’i rnal-‘byor spyod-pa bzhi-brgya-pa’i bstan-bcos kyi tshig-le’ur byas-pa, Skt. Bodhisattvayogacarya-catu:shatakashastra-karika) and several commentaries on The Guhyasamaja Tantra.

Source: studybuddhism



Add Comment