Di Lặc Tam Kinh: Kinh Di Lặc Đại Thành Phật
Lúc bấy giờ bốn chúng đệ tử đều đến hội họp. Họ sửa sang đường lộ, rưới nước quét đất và đốt hương. Họ mang theo những phẩm vật để cúng dường Như Lai cùng chư Tỳ-kheo Tăng. Họ chăm chú chiêm ngưỡng Đức Như Lai, ví như hiếu tử nhìn người cha hiền, như đang khát thèm nước uống. Họ tưởng nhớ và yêu mến bậc Pháp phụ cũng lại như thế. Mỗi mỗi đều đồng nhất tâm muốn thỉnh Pháp Vương lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp. Với các căn bất động, tâm họ lần lượt lưu chảy về hướng của Phật.
Di Lặc Tam Kinh: Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Đường Nghĩa Tịnh
Và, khi bấy giờ có bậc đại trí là Xá Lỵ tử, là bậc pháp tướng, tối cao trong chúng vì thương thế gian, liền từ tòa ngồi, khoan thai đứng dậy, trễ áo vai hữu, gối hữu quỳ đất, chấp tay cung kính, bạch Thế Tôn rằng:“ Kính bạch Thế Tôn Kính mong Thế Tôn, rũ lòng chấp thuận.”
Di Lặc Tam Kinh: Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Cưu Ma La Thập
ạch đức Thế Tôn! Theo trình tự như trong kinh dạy, Bồ-tát Di Lặc sẽ hạ sanh làm Phật. Chúng con muốn nghe đức Thế Tôn dạy rõ về sự trang nghiêm cõi nước và thần lực công đức của Phật Di Lặc. Chúng sanh bố thí như thế nào? Giữ giới thế nào và được trí tuệ gì để được gặp Phật Di lặc?
Hình tướng Đức Di Lặc Thiên Tôn
Hình tượng về Phật Di Lặc, thường hiện diện ở Java, Miến Điện, Thái Lan và mọi miền đất Đông Nam Á như nơi các hành lang tháp ở Borobudur Java vào năm 680.
Pháp tu tín ngưỡng Đức Di Lặc Thiên Tôn
Vấn đề liên quan đến việc Bồ Tát Di Lặc được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký sẽ thành vị Phật nối tiếp Ngài trong thời tương lai đã được ghi nhận sớm nhất tại Ấn Độ trong bản Kinh Cakkavatti Sutta (Kinh Chuyển Luân Vương Thánh Vương Sư Tử Hống) ở Digha Nikaya (Trường Bộ 26) thuộc Kinh Tạng Pali.
Lược sử Đức Phật Di Lặc theo truyền thống Mật tông
Trong khi tu tập như Bồ tát, Ngài chuyên thiền quán về tâm đại từ. Ngài không chỉ giảng dạy đường tu này cho người khác, mà còn liên tục thiền quán về nó. Ngài thường đứng trước cổng thành và tư duy về lòng từ. Thời thiền của Ngài mạnh mẽ đến nỗi khi mọi người đến và đi qua cổng, nếu đến gần đủ để chạm vào chân Ngài, thì họ sẽ chứng ngộ tâm đại từ. Điều này khiến cho tất cả các bậc tôn quý trong mười phương hài lòng. Chư Phật hoan hỷ với công hạnh của Ngài, và thọ ký rằng trong những kiếp vị lai, với tư cách là một Bồ tát và một vị Phật, ngài sẽ được biết với Pháp danh “Từ Thị” (Di Lặc; Jhampa). Đây là cách Ngài thọ nhận Pháp danh.
Tư liệu về Phật Di Lặc – Phước Nguyên
Truyền thống bộ phái: Căn cứ vào các tài liệu Hán tạng, đại biểu là Trung A-hàm 13, kinh 66. Thuyết bản1, đơn hành bản tương đương: No. 44, Cổ lai thế thời kinh, cho thấy trong Phật giáo bộ phái, A-dật-đa (Ajita) và Di Lặc (Mettaya), là hai nhân vật khác nhau, cả hai vị này đều là Tỷ-kheo trong chúng Thanh văn được Phật Thích Ca thọ ký, một vị làm vua Chuyển luân và một vị làm Phật.
[457] PHẬT NÓI KINH THỜI DI LẶC ĐẾN
Lúc này trong đất đai Diêm Phù Lợi giáp vòng sáu mươi vạn dặm, khi Di Lặc ra đời thời đất đai Diêm Phù Lợi: Đông Tây dài bốn mươi vạn dặm, Nam Bắc dài ba mươi hai vạn dặm, đất đai đều sẽ sinh ra năm loại quả của cây cỏ. Bên trong bốn biển không có núi, gò lớn, hang hốc….đất đai bằng phẳng, cây cỏ đều dài lớn.
[456] PHẬT NÓI KINH DI LẶC ĐẠI THÀNH PHẬT
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật trụ ở núi Ba Sa (Núi Cô Tuyệt) tại nước Ma Già Đà (Magadha) là nơi chư Phật quá khứ thường giáng Ma. Trong Hạ an cư cùng với Xá Lợi Phất (Śāriputra) kinh hành (Caṅkramana) trên đỉnh núi, rồi nói Kệ rằng:
[454] PHẬT NÓI KINH DI LẶC HẠ SINH THÀNH PHẬT
Đại Trí Xá Lợi Phất (Śāriputra) hay tùy theo Đức Phật, chuyển bánh xe Pháp (Dharma-cakra), là vị Đại Tướng của Phật Pháp (Buddha-dharma), vì thương xót chúng sinh cho nên bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Như trong Kinh lúc trước lúc sau, nói Di Lặc (Maitreya) sẽ xuống đời làm Phật. Nguyện xin rộng nói Công Đức, Thần Lực, việc trang nghiêm cõi nước của Di Lặc. Chúng sinh dùng Thí (Dāna:Bố Thí) nào, Giới (Śīla) nào, Tuệ (Prajñā) nào, được thấy Di Lặc?”