Cho đất nước đi lên – Thích Nhất Hạnh

Bảy bài được in lại trong tập sách này được tuyển chọn từ bảy mươi bài pháp thoại của cả chuyến đi, xếp theo thứ tự thời gian các buổi nói chuyện của Thiền sư tại trụ sở các tổ chức văn hóa, giáo dục, tôn giáo và chính trị ở ba thành phố lớn Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Người nghe là những cán bộ, nhân sĩ, trí thức hoạt động trong các giới chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo. Ngoài ra cũng có đông đảo khách mời trong và ngoài nước.

Chiếc bè Chánh Pháp – Hạnh Huệ

“Có một ông trưởng giả rất giàu có. Ông sống trong một ngôi nhà rất kiên cố, gồm có sáu cửa. Gia nhân trong nhà được ông xem như con cái của mình. Nhưng trong số đó lại có mười tên làm nội ứng, móc nối với bọn ăn cướp bên ngoài. Bọn chúng cứ lấy đồ trong nhà chuyền qua sáu cửa cho những tên cướp này. Một hôm, trưởng giả phát hiện ra mình bị mất của quá nhiều. Ông rất đau khổ. Nhưng ông không biết là ai đã hại mình như vậy.

Chết vào thân trung ấm và tái sinh – theo truyền thống Phật giáo Tây tạng

Có người chết đi sau khi đã kéo dài mạng sống đúng với thọ mạng của mình để trả các nghiệp lực gây ra từ các đời trước, các lực đó là nhân làm thành nền tảng của kiếp sống này. Cũng có người chết đi trước kỳ hạn thọ mạng của mình vì không hội đủ các nhân duyên để giữ mạng sống lại, ví dụ như thiếu những điều kiện tối thiểu để thọ mạng tiếp tục. Chết như thế gọi là chết ngoài kỳ hạn, hoặc chết do thọ báo công đức đã kiệt tận; nghiệp lực để tạo ra đời này vẫn còn đó, nhưng các ngoại duyên do công đức tích tập từ các đời trước thì không còn nữa….

Chân Ngôn Tông Nhật Bản

Thật sự khi người ngoại quốc chứng kiến những gì xảy ra như thế; đánh giá đây là sinh hoạt thực tiễn của tôn giáo chăng. Thật ra đây không phải là sự sai lầm của người Nhật. Vậy câu hỏi được đặt ra: niềm tin Tôn Giáo của người Nhật Bản như thế nào?…

Chánh hạnh niệm Phật vãng sanh – Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật

Còn chướng ngại thì khó vãng sanh. Cho nên từ xưa đến nay có rất nhiều sách được soạn ra nhằm mục đích quảng diễn để giải nghi, phá chấp cho hành giả Tịnh độ, như : Luận Vãng Sanh của ngài Thiên Thân, luận Tịnh Độ của ngài Ca Tài, luận Thập Nghi của đại sư Thiên Thai Trí Khải, Tây Phương Yếu Quyết của ngài Khuy Cơ, An Lạc Tập của ngài Đạo Xước, Tịnh Độ Hoặc Vấn của Thiên Như Duy Tắc, Quán Niệm Pháp Môn của đại sư Thiện Đạo; Vãng Sanh Yếu Tập của Nguyên Tín, Niệm Phật Bách Vấn của Ngộ Khai…

Cẩm nang của người Phật tử

Tập sách Cẩm nang của Người Phật Tử (Buddhism 101 – Questions and Answers) dưới hình thức vấn đáp này là một tổng hợp của các chủ đề giáo lý căn bản dành cho những người mới tìm hiểu đạo Phật. Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâm và bước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo…

Bảy Bản Tâm Kinh trong Đại Tạng

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh, thường được tụng trong mỗi buổi lễ tại các chùa. Bản kinh này là của Ngài Huyền Trang (cũng gọi là Huyền Tráng) dịch từ bản chữ Phạn vào đời Đường. Ngoài bản này, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng (Taisho Tripitaka) còn có sáu bản dịch khác. Trong “Tâm Như Trí Thủ Toàn Tập”, HT Trí Thủ đã ghi lại về các bản dịch này như sau:

Bát Chánh Đạo – Con đường đến Hạnh Phúc – Thiền sư Bhante Gunaratana

Quyển sách này sẽ không thành hình nếu không có sự tác động của bạn tôi, Douglas Durham, người đã ghi lại các bài giảng của tôi, để tạo ra bản thảo đầu tiên. Tôi cảm tạ ông về những công sức đã đóng góp.

Tôi cũng hàm ơn đệ tử Samaneri Sudhamma (có nghĩa là “Pháp Lành” ) đã duyệt lại bản thảo để làm rõ hơn Pháp chân thật của quyển sách. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các nhà biên tập, Brenda Rosen và John LeRoy, và người sắp mục lục, Carol Roehr.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những thiền sinh có mặt tại Hội Bhavana, những người đã kiên nhẫn chịu đựng sự vắng mặt lâu ngày của tôi khi tôi bận viết quyển sách này. Nguyện cho tất cả đều được phần công đức của quyển sách nhỏ khi nó đến được với bao người đang đi tìm hạnh phúc.