MN010. Kinh Niệm xứ | Satipatthàna sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật khẳng định có một con đường thẳng tắt có khả năng làm cho chúng sinh trở nên thanh tịnh, chứng đắc được niết-bàn, tháo gở tất cả lòng tham đắm, cố chấp và khổ đau trên đời. Đó là bốn pháp quán niệm về thân thể, cảm xúc, tâm tưởng và đối tượng tâm tưởng như chúng đang là.
MN009. Kinh Chánh tri kiến | Sammàditthi sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Qua bài Kinh này, ngài Xá-lợi-phất đã giới thiệu 16 phương diện tiêu biểu của chánh kiến, cái nhìn phù hợp với bản chất của sự vật đang là, đặt trên nền tảng của của nguyên lý bốn chân lý thánh và mười hai nhân duyên. Nhờ có chánh kiến, con người nhổ lên gốc rễ của các khuynh hướng tham ái, sân hận và si mê, vốn nhấn chìm họ trong đau khổ và hệ luỵ.
MN008. Kinh Ðoạn giảm | Sallekha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy áp dụng phương pháp chánh quán với trí tuệ để diệt trừ các quan điểm sai lầm về ngã luận và thế giới luận. Đồng thời, ngài xác định rằng sự chứng đắc bốn thiền sắc giới và bốn thiền vô sắc giới chưa phải là thành quả đoạn trừ được phiền não lậu hoặc thật sự. Nhân đó, đức Phật đã dạy pháp môn chuyển nghiệp, pháp môn khởi tâm, pháp môn đối trị, pháp môn hướng thượng và pháp môn từ bỏ để giúp mọi người đạt được an vui và giải thoát.
MN007. Kinh Ví dụ tấm vải | Vatthùpama sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Thông qua ảnh dụ tấm vải, đức Phật khẳng định rằng tâm cấu uế không thể nào nhuộm được màu của an vui và giải thoát. Tẩy sạch các cấu uế của tâm, con người sẽ thiết lập được niềm tin bất động vào Phật Pháp Tăng. Khi ấy, hành giả không trọng vọng vào các con sông thiêng, ngày tốt xấu; tẩy tịnh tội lỗi của bản thân bằng các đức tính cao thượng.