MN105. Kinh Thiện Tinh | Sunakkhatta sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy rằng lời tuyên bố chứng đắc trí tuệ, có trường hợp là thật sự và có khi là do ngã mạn nên nói khống. Theo đức Phật, để đạt được thắng trí, mọi người tu tập tâm bất động trước cảnh cảnh, không chấp vào tính sở hữu, không để tham dục và sân hận chi phối, không ỷ lại chính mình, cam kết chữa lành mũi tên khổ đau bằng sự thực tập buông xả và không hận thù.
MN104. Kinh làng Sama | Sàmagàma sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Khẳng định tranh chấp là khổ đau, đức Phật dạy phân tích sáu nguyên nhân của tranh chấp gồm phẫn nộ – sân hận, hiềm hận – não hại, tật đố – xan tham, gian manh – xảo trá, ác dục – tà kiến, chấp thủ thế trí, cố chấp – khó thuyết phục. Đồng thời, đức Phật dạy 6 kỹ năng sống hòa hợp và 7 phương pháp vượt qua tranh chấp, bất đồng, nhằm góp phần xây dựng gia đình, cộng đồng và quốc gia hạnh phúc.
MN103. Kinh nghĩ như thế nào | Kinti sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đề cao vai trò đạo sư, đức Phật khuyên các tăng sĩ siêng năng truyền bá 37 yếu tố giác ngộ. Để sống hạnh phúc trong cộng đồng, đức Phật khuyên không nên đào sâu sự bất đồng về quan điểm, cách hiểu, không phê phán, không khen mình, chê người; đề cao sự thực hành chánh pháp để trải nghiệm hạnh phúc của niết-bàn.
MN102. Kinh Năm và Ba | Pancattaya sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Đức Phật dạy không nên quy kết tất cả những gì gặp phải ở hiện tại đều có gốc rễ quá khứ, đồng thời khích lệ tu tập tinh tấn, thay vì khổ hạnh, để nhổ lên sự khổ đau bằng việc phân tích nguyên nhân khổ đau và trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây.
MN101. Kinh Devadaha | Devadaha sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Kinh Devadaha (P. Devadahasuttaṁ, C. 天臂經) tương đương Trung A-hàm 19: Kinh Ni-kiền (尼乾經), (Đại Chánh 1: 442), có phần tương đồng với Kinh Trung bộ 26: Tiểu kinh ví dụ dấu chân voi.