MN115. Kinh Ða giới | Bahudhàtuka sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Sau khi khẳng định người trí hiểu sâu về 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan và 6 nhận thức giác quan và thuyết tương duyên, đức Phật chỉ ra lý do người ngu dễ bị sợ hãi, thất vọng và hoạn nạn trong khi người trí thì không. Người trí hiểu rõ lạc, khổ, hỷ, ưu, xả, vô minh, vượt qua dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; thành tựu chánh kiến, không phạm tội lỗi, nhất là 5 tội trọng; thấy rõ vô thường và vô ngã, nhờ đó, sống an vui trong đời.
MN114. Kinh Nên hành trì, không nên hành trì | Sevitabba-asevitabba sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Phật dạy tiêu chí đánh giá bản chất hành động trên nền tảng giá trị và tác hại, từ đó, nên làm và không nên làm. Bất cứ hành động thân, hành động lời, hành động ý tưởng, hoặc khi các giác quan tiếp xúc trần cảnh mà làm tăng trưởng điều bất thiện, gây tạo khổ đau như thương tổn mạng sống, lấy của không cho, tà hạnh ngoại tình; nói láo, nói chia rẻ, nói thô tục, nói thị phi; vướng dính tham ái, giận dữ và tâm hảm hại… thì nên nỗ lực từ bỏ, vượt qua. Ngược lại, các hành động mang lại hạnh phúc và giá trị cho đời thì nên theo đuổi như lý tưởng sống.
MN113. Kinh Chân Nhân | Sappurisa sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Bất luận bối cảnh giai cấp và họ tộc, bậc chân tu theo Phật pháp sẽ đạt được an lạc, giải thoát và sự kính trọng. Bậc chân tu không khen mình, chê người về sự nổi tiếng, bốn vật cúng dường, học pháp giỏi, giữ giới hạnh, thiểu dục và giản đơn, chuyên hành khất, sống ở nghĩa địa, ngủ dưới gốc cây, hết tham, sân, si, chứng 9 cấp thiền định, đạt được trí tuệ, giải phóng khổ đau.
MN112. Kinh Sáu Thanh Tịnh | Chabbisodhana sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Bằng chánh trí, người tu sẽ giải thoát mình khỏi các lậu hoặc, vượt qua các chấp thủ về thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức; mắt và hình thái, tai và âm thanh, mũi với mùi; lưởi với vị, thân với vật xúc chạm, ý với những gì được hình dung. Vượt qua ngã mạn tùy miên, trở thành người tu chân chính; chặt đứt các trói buộc tâm (tham ái, sân hận, hôn trầm – thùy miên, trạo cử – hối quá, hoài nghi) và giải quyết khổ đau bằng bốn sự thật thánh, sống hạnh phúc và thong dong trong đời.
MN111. Kinh Bất Đoạn | Anupada sutta – kinh văn và nội dung tổng quát
Nhân dịp ca ngợi tôn giả Xá-lợi-phất đạt được đại tuệ và tu thiền sâu sắc, đức Phật dạy các cấp thiền…