Thích Quảng Đức – 60 năm ngọn nửa vẫn sáng
Bồ tát Quảng Đức, người con linh thiêng của “Non Nước Khánh Hòa” đã đi vào lịch sử như một huyền thoại với trái tim bất diệt. Hơn hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, có lẽ Ngài Quảng Đức là trường hợp hy hữu được tôn xưng lên hàng Bồ tát, điều đó nói lên vị trí độc sáng của Ngài trong thiền sử. Nhớ lại những ngày này cách đây 60 năm về trước tại miền Nam Việt Nam, Phật giáo đang trong cơn nguy khốn cùng cực vì sự bức hại tàn bạo của “Ngô triều”, khiến cho cơ đồ ngàn năm của lịch đại Tổ sư có nguy cơ bị tiêu vong.
43 Công Án của Trần Thái Tông – Nhất Hạnh dịch
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia.
Sớ nghi cúng lễ giao thừa Tết nguyên đán
Trước cảnh thiêng liêng của mùa Tuế Đán, chúng con thành tâm đảnh lễ:
Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam-mô Từ Thị Di Lặc Tôn Phật
Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam-mô Diệu Cát Tường Bồ-tát
Nam-mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát
Nam-mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát
Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát
Nghi cúng lễ Giao thừa – Thích Huyền Quang
XIN MỜI QUÝ VỊ TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY Lời Nói Đầu Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành…
Nghi thức hộ niệm cầu an – Thích Nhật từ
Trong Nghi thức hộ niệm cầu an này, ngoài việc thay đổi vị trí của các bài kinh, tôi phiên dịch và thay thế bổ sung 6 kinh khác gồm: (i) Kinh châu báu, (ii) Kinh ba dấu ấn thực tại, (iii) Kinh bảy điều giác ngộ, (iv) Kinh mười ba-la-mật, (v) Kinh tám điều giác ngộ của Bồ-tát, (vi) Kinh sám hối sáu giác quan. Tôi soạn và sưu tầm thêm một số bài sám nguyện với nội dung phong phú, bổ sung vào phần sám nguyện ở cuối nghi thức để người đọc tụng luân phiên thay đổi, mỗi ngày đọc một bài sám nguyện khác nhau.
Nghi thức cầu an Kinh Phổ Môn – Thích Nhật Từ
Nguyên tác của bản kinh được viết bằng tiếng Sanskrit. Có ba bản dịch chữ Hán: 1) Bản của ngài Trúc Pháp Hộ dịch mang tựa đề “Quan Thế Âm Bồ-tát” là phẩm thứ 23 trong Chánh Pháp Hoa Kinh, 2) Bản của ngài Cưu-ma-la thập dịch mang tựa đề “Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn Phẩm”, là phẩm thứ 25 trong kinh Hoa Sen Chánh Pháp (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh), và 3) Bản của hai ngài Xà-na quật-đa và Đạt-ma-cấp-đa dịch mang cùng tựa đề với bản Cưu-ma-la-thập, là phẩm thứ 24 trong Thiêm Phẩm Pháp Hoa Kinh. Trong ba bản Hán dịch, chỉ có bản thứ ba có đủ hai phần trường hàng (văn xuôi) và kệ trùng tụng (thi hoá phần văn xuôi). Kể từ khi bản dịch thứ ba ra đời, các ấn bản mới của ngài Cưu-ma-la-thập có bổ túc phần thi kệ của bản dịch thứ ba, như nội dung mà chúng ta sử dụng hiện nay. Trong bản dịch tiếng Việt, chúng tôi sử dụng bản chữ Hán của ngài Cưu-ma-la-thập và giữ nguyên phần trùng tụng. Là vì, có những điều được trình bày trong phần trùng tụng không có trong phần trường hàng và ngược lại.
Nghi thức cầu an Kinh Dược Sư – Thích Nhật Từ
Kinh Dược Sư gọi đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Tráng. Tại Trung Quốc còn có thêm bốn bản dịch khác là: 1) bản dịch đời Đông Tấn (năm 317-322) của ngài Miên-thi-lợi Mật-đa-la, 2) bản dịch đời Lưu Tấn (năm 457) của ngài Huệ Giản, 3) bản dịch đời Tuỳ (năm 615) của ngài Đạt-ma-cấp-đa, và 4) bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh (năm 707). Nhờ tính chất văn chương và dễ đọc tụng, bản của ngài Huyền Tráng được sử dụng phổ biến nhất trong các chùa Bắc Tông tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng nền văn hoá và văn tự của nước này.
Nghi thức tụng niệm lễ Giao thừa – Chùa Pháp Quang ấn hành
Tư thời đệ tử chúng đẳng, nhất tâm quy hướng Phật tiền, chân thành thiết lễ Giao Thừa Nguyên Đán minh niên, phủ phục thành tâm đảnh lễ cúng dường thập phương Chư Phật, vô lượng Bồ Tát Thánh Hiền, Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp Tôn Thần, Già Lam Thánh Chúng, thùy từ lân mẫn, chứng minh gia hộ: pháp âm phổ chiếu, Phật pháp thân truyền, thiền môn nghiêm tịnh, hải Chúng an hòa, bách gia hộ Đạo, trăm họ quy y, phước duyên tăng trưởng, hạnh nguyện viên dung.
Kinh Niệm Xứ Chặng Đường Giải Thoát Khổ Đau
Từ xưa đến nay, pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được
nhiều thế hệ Phật tử thay nhau thọ trì và tu tập. Thế nhưng
việc nhận thức được ý nghĩa cứu khổ từ Diệu Pháp này
vẫn còn nhiều điều phải suy xét.
Tùy theo mỗi truyền thống, mỗi trường phái, mỗi vị
thầy tổ mà pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được truyền thừa
một cách khác biệt. Điều này đã làm mất đi giá trị nhất
quán của Diệu Pháp Bốn Niệm Xứ, cũng là Chánh Niệm,
một chi phần trong Tám Chánh Đạo, tức Đạo Đế, tức Chân
lý về con đường diệt khổ.
Nghi thức Phật giáo Tết Nguyên Đán
Hôm nay năm cũ đã qua, năm mới vừa đến, giờ phút giao thừa, chúng con câu hội tại đạo tràng (nêu tên chùa), thành tâm đốt nén hương lòng, hướng về Tam bảo, hiến cúng cầu an. Cúi xin mười phương Tam bảo, nhủ đức từ bi, xót thương chiếu giám…