![Đạo ca Milarepa](https://namo84000.org/wp-content/uploads/2025/02/Dao-ca-Milarepa.jpg)
![Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày](https://namo84000.org/wp-content/uploads/2025/02/Dao-Phat-ap-dung-vao-doi-song-hang-ngay.jpg)
Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày
Cuối thế kỷ thứ sáu, một vị tăng sĩ Ấn Độ tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) sau khi vân du Trung Hoa, tới kinh đô Luy Lâu ở lại chùa Pháp Vân và thành lập phái thiền tông đầu tiên tại nước ta gọi là phái TỲ NI ĐA LƯU CHI. Vào đầu thế kỷ thứ chín, một vị thiền sư Trung Hoa tên là Vô Ngôn Thông sang nước ta, trú tại chùa Kiến Sơ và thành lập phái thiền tông thứ hai tại nước ta gọi là phái VÔ NGÔN THÔNG. Giữa thế kỷ thứ mười một cùng với Tháo Đường Thiền Sư, vua Lý Thánh Tông thành lập một phái thiền tông thứ ba gọi là phái THẢO ĐƯỜNG. Vào thế kỷ thứ mười ba, vua Trần Nhân Tôn sau khi xuất gia, lập một phái thiền tông thứ tư nữa gọi là phái TRÚC LÂM YÊN TỬ.
![Đạo Bụt nguyên chất – Thích Nhất Hạnh](https://namo84000.org/wp-content/uploads/2025/02/Dao-But-nguyen-chat-Thich-Nhat-Hanh.jpg)
Đạo Bụt nguyên chất – Thích Nhất Hạnh
Kinh tuy chỉ có sáu bài kệ, nhưng rất hay và rất đầy đủ. Đối tượng của tham dục là giàu sang, quyền lực, danh vọng và sắc dục. Chạy theo những đối tượng ấy ta có thể làm cho thân và tâm bệ rạc. Có ba hình ảnh tuyệt đẹp trong kinh này: Mang dục ý trong lòng thì cũng như một người đang trúng tên độc, không thể nào có an lạc. Phải tránh tham dục như tránh dẫm lên đầu một con rắn độc, bởi tham dục rất nguy hiểm. U mê vì tham dục phải gánh chịu nhiều đau nhức, như người đi trên biển cả bị vỡ thuyền. Kinh dạy phải thực tập thiền quán mới buông bỏ tham dục được một cách dễ dàng. Kinh cũng đưa ra ý niệm “bờ bên kia” tức là bờ giải thoát, bờ tự do.
![Luận Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh 大乘莊嚴經論](https://namo84000.org/wp-content/uploads/2025/02/Luan-Dai-Thua-Trang-Nghiem-Kinh-大乘莊嚴經論.jpg)
Luận Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh 大乘莊嚴經論
Luận Đại thừa trang nghiêm kinh (大乘莊嚴經論, Mahāyānasūtralaṃkāra), nằm trong Đại tạng kinh bản Đại chánh số 1604, gồm 13 quyển, 24 phẩm, do đại sĩ Vô Trước (無著, Asaṅga, 294 – 376) 1 luận giải. Theo truyền thuyết thì luận này được Vô Trước biên tập sau khi đã thụ giáo với bồ tát Di Lặc (Maitreya) trên cung trời Đâu Suất. Nói cách khác, luận này bao gồm những câu kệ của Di Lặc và những lời chú giải của Vô Trước. Phạn ngữ là Mahāyānasūtralaṃkāra, trong đó Mahāyāna là đại thừa (大乘), sūtra là kinh (經), ālaṃkāra là trang nghiêm (莊嚴).