Cần phân biệt rõ giữa Đức Di Lặc Thiên Tôn và Thần Tài Thần Lộc

I. Đức Di Lặc Thiên Tôn

Đức Phật Di Lặc là vị Phật tương lai kế nhiệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng dương Phật Pháp ở cõi Sa Bà này. Danh hiệu Đức Phật Di Lặc được nhắc đến và công nhận ở các bộ kinh điển của cả hai trường phái Phật giáo Pali Nam truyền và Phạn ngữ Bắc truyền.

Đức Phật Di Lặc thuyết pháp - tại chùa Borobudur ở Java, Indonesia
Đức Phật Di Lặc thuyết pháp – tại chùa Borobudur ở Java, Indonesia

Đức Bồ tát Di Lặc hiện đang thuyết Pháp ở cõi trời Đâu Suất – là tầng trời thứ 4 trong cõi Dục Giới. Đến khi thọ mạng chúng sinh đến tám vạn tuổi, Đức Bồ tát Di Lặc sẽ giáng trần và thành Phật kế nhiệm Đức Phật Thích Ca truyền bá Phật Pháp ở cõi Sa Bà.

Hình tướng của Đức Phật Di Lặc và Bồ tát Di Lặc được thờ phụng theo nhiều cách khác nhau. Với hình tượng Phật, Đức Di Lặc đầy đủ 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp như Đức Phật Thích Ca không khác.

Đức Phật Di Lặc theo truyền thống Kim Cương Thừa (Vajrayana)
Đức Phật Di Lặc theo truyền thống Kim Cương Thừa (Vajrayana)
Tượng Phật Cổ Di Lặc
Lạc Sơn Đại Phật (tiếng Trung giản thể: 乐山大佛, phồn thể: 樂山大佛, bính âm: Lèshān Dàfó), còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi Sơn, và dòng sông chảy dưới chân của Phật.
Với chiều cao 71 mét, bức tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối. Thân của tượng Phật cao 59,98 m, đầu cao 14,7 m, rộng 10 m, mắt rộng 3,3 m, mũi dài 5,6 m, miệng rộng 3,3 m, tai dài 7 m, cổ cao 3 m, vai rộng 28 m, thân thể rộng 28,5 m, chân dài 10,3 m, rộng 9 m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và móng tay nhỏ nhất cũng đủ lớn để có thể đủ cho một người ngồi vào. Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, cao khoảng 16 m, rộng khoảng 6 m, thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí.
Khu Vực Nga Mi Sơn với phong cảnh đẹp, bao gồm cả khu vực có Lạc Sơn Đại Phật đã được liệt kê trong danh sách của UNESCO như là di sản thế giới kể từ ngày 6 tháng 12 năm 1996.
Theo Wikipedia

Với hình tướng Bồ tát, Đức Di Lặc có thể được thể hiện khác nhau theo các trường phái khác nhau.

Đức Bồ tát Di Lặc theo hình tướng hiển giáo

Phổ biến dân gian thờ phụng Đức Di Lặc Bồ tát qua hình tượng Bố Đại Hòa Thượng (Trung Quốc) với chiếc bụng lớn, khuôn mặt cười hoan hỷ rạng rỡ, tay trái cầm tràng hạt, tay phải cầm khánh ngọc. Hoặc tay phải cầm tràng hạt, tay trái cầm túi đãy

Đức Bồ tát Di Lặc theo hình tượng Bố Đại Hòa Thượng

Hoặc có thể Đức Bồ tát với hình tướng 5 đứa trẻ tượng trưng cho 5 dục đã dược giáo hóa.

Đức Bồ tát Di Lặc với 5 đứa trẻ tượng trưng cho Ngũ Dục đã giáo hóa

Tuy nhiên, dân giãn đã thay đổi nhiều phiên bản khác nhau của Đức Bồ tát Di Lặc như tay cầm túi tiền, tay nâng nén bạc hoặc vai gánh tiền và hũ bạc …. và đây là hình tượng dễ bị nhầm với vị thần tài được thờ phổ biến trong dân gian.

Biến thể không đúng của Đức Bồ tát Di Lặc dễ gây hiểu nhầm với thần tài thần lộc

II. Thần tài trong văn hóa dân gian

Thần tài thờ phụng rất phổ biến và lâu đời tại Trung Quốc. Thổ địa cũng là một trong các vị thần tài theo nguyên lý ngũ hành tương sinh: Thổ Sinh Kim. Thần tài trên trời có Tài Bạch Tinh Quân, dưới đất có Thần Tài Âm phủ.

Thần tài Tài Bạch Tinh Quân

Tại Việt Nam, đến cuối thế kỷ XIX sang đầu XX, thần Đất và thần Tài chưa được phân định rõ ràng và cho đến nay hai vị này vẫn được thờ song song không thể tách rời.

Bàn thờ Thần Tài Thần Đất Việt Nam

III. Cần phân biệt đúng để tránh bất kính với Bồ tát

Theo văn hóa dân gian, thần tài được thờ ở ngay cửa ra vào, dưới nền đất.

Nhưng thờ Bồ tát Di Lặc cần phải tuân thủ nguyên tắc của một vị Phật – Bồ tát Phật giáo. Trong chánh điện các ngôi chùa miền Bắc, Đức Bồ tát Di Lặc được thờ dưới hình tượng Bồ Đại Hòa Thượng được đặt bên phải chánh điện, bên trái đặt tượng Phật Thích Ca khổ hạnh hoặc tượng Bồ tát Quan Âm thị kính.

Chánh điện chùa Hà Cát, xã Hồng Thuận, Giao Thủy, Nam Định

Cần đặc biệt chú ý: KHÔNG được để tượng hay bàn thờ của Đức Di Lặc ở dưới thấp, ở dưới chân người đi lại, dưới nền đất … Nếu bị nhầm lẫn, quý vị có thể sẽ thể hiện sự bất kính với Đức Di Lặc – vị nhất sinh bổ xứ sẽ thành Phật trong tương lai.

Đặt tượng Bồ tát Di Lặc dưới thấp là không đúng

Add Comment