Chuyển hóa cảm xúc – Thích Nhật Từ

Chuyển hóa cảm xúc Thích Nhật Từ

MỜI QUÝ VỊ TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY

Cảm xúc, trong tâm lý nhà Phật gọi là Vedana. Theo chữ Hán, chúng ta có thể dịch Vedana theo nghĩa như chữ “thọ”, có bản dịch là chữ “giác”, tức cảm giác. Còn trong tiếng Việt, Vedana, có ba nghĩa để dùng là cảm thọ, cảm giác và cảm xúc.

Khi dùng từ “cảm giác”, chúng ta dễ hình dung hơn, tức là cảm giác này đều được bắt nguồn từ sự xúc chạm nào đó. Sự tiếp xúc ở đây là tiếp xúc của các giác quan. Ví dụ, khi cặp mắt nhìn thấy hình thái, màu sắc, vóc dáng v.v… các sự vật. Sự tiếp xúc của cặp mắt có thể mang lại hai cảm giác hoàn toàn đối nghịch nhau, cảm giác thích và không thích.

Phản ứng kéo theo của cảm giác mới quan trọng. Thông qua cặp mắt, chúng ta thích một đối tượng nào đó, bỗng nhiên tất cả những gì liên quan đến đối tượng đó ta đều có cảm tình. Sự cảm tình này còn được gọi là hiện tượng lay lan tâm lý, lây từ sự kiện A, con người A kéo theo sự kiện B, con người B. Hiện tượng lay lan cảm xúc là một quy trình duyên khởi, quy trình này rất quan trọng trong đời sống con người.

Khi phân tích cảm xúc, chúng ta không thể bỏ qua bản chất của nó. Cảm xúc là gì? Theo nhà Phật, cảm xúc không phải là dòng chảy thường hằng bất biến. Trên thế giới, có một số nền văn hoá tôn giáo đã nhồi sọ con người, làm cho con người nghĩ rằng dòng chảy cảm xúc này là cố định, không thay đổi, nhưng trong thực tế, cảm xúc của mình hôm nay hoàn toàn khác với con người của mình vào ngày hôm sau, đó là chưa nói đến hoàn cảnh, môi trường, điều kiện v.v… cái mà có thể làm gia tăng sự thay đổi gấp bội trong mỗi con người. Tác động của môi trường là một trong những yếu tố quan trọng và mang tính quyết định, làm thay đổi dòng cảm xúc.

Add Comment