KINH HỘ TRÌ – BẢN TIẾNG VIỆT
Trích từ Bộ kinh Hộ Trì của Đại học Quốc tế Hoằng Pháp Phật giáo Theravāda
PHẦN KHAI KINH
1. KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT!
Kính lễ đến Ngài là đức Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, đấng Chánh Đẳng Chánh Giác. (Ba lần)
2. QUY Y TAM BẢO
Con xin quy y Phật.
(Con đi đến nương nhờ đức Phật).
Con xin quy y Pháp.
(Con đi đến nương nhờ giáo Pháp).
Con xin quy y Tăng.
(Con đi đến nương nhờ chư Tăng).
Lần thứ nhì, con xin quy y Phật.
Lần thứ nhì, con xin quy y Pháp.
Lần thứ nhì, con xin quy y Tăng.
Lần thứ ba, con xin quy y Phật.
Lần thứ ba, con xin quy y Pháp.
Lần thứ ba, con xin quy y Tăng.
3. ÂN ĐỨ C PHẬT
Thật vậy, bậc đáng kính trọng ấy là: “A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”.
4. ĐẢNH LỄ ĐỨC PHẬT
Con luôn luôn đảnh lễ chư Phật thời quá khứ, chư Phật thời vị lai, và chư Phật thời hiện tại.
Con không nương nhờ một nơi nào khác (không có nơi nào khác là nơi nương nhờ của con), đức Phật là nơi nương nhờ cao quý của con. Do lời chân thật này, xin cho con được sự thắng lợi và sự hạnh phúc.
Con xin đê đầu đảnh lễ bụi bặm cao quý và tối thượng ở hai bàn chân (của đức Phật). Lỗi lầm nào của con đã xúc phạm đến chư Phật, xin đức Phật hãy tha thứ việc ấy.
5. ÂN ĐỨC PHÁP
Giáo Pháp được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, hoàn toàn hiển nhiên, có kết quả ngay lập tức, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt về hướng (Niết Bàn), và nên được hiểu biết tự cá nhân bởi các bậc trí có trí.
6. ĐẢNH LỄ PHÁP
Con luôn luôn đảnh lễ các giáo Pháp thời quá khứ, các giáo Pháp thời vị lai, và các giáo Pháp thời hiện tại.
Con không nương nhờ một nơi nào khác, Pháp Bảo là nơi nương nhờ cao quý của con. Do lời chân thật này, xin cho con được sự thắng lợi và sự hạnh phúc.
Con xin đê đầu đảnh lễ đức Pháp cao quý và có ba loại. Lỗi lầm nào của con đã xúc phạm đến các Pháp, xin đức Pháp hãy tha thứ việc ấy.
7. ÂN ĐỨC TĂNG CHÚNG
“Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã khéo được huấn luyện. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện đúng đắn. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện có phương pháp. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện làm tròn nhiệm vụ. Điều trên có nghĩa là thế này: bốn cặp hạng người (bốn đôi Đạo Quả), tám hạng người tính đơn (bốn Đạo và bốn Quả là tám).
Tăng chúng đệ tử ấy của đức Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được thân cận, đáng được cúng dường, đáng được lễ bái, là nơi để gieo nhân phước báu của thế gian không gì hơn được”.
8. ĐẢNH LỄ TĂNG CHÚNG
Con luôn luôn đảnh lễ chư Tăng thời quá khứ, chư Tăng thời vị lai, và chư Tăng thời hiện tại.
Con không nương nhờ một nơi nào khác (không có nơi nào khác là sự nương nhờ của con), Tăng Bảo là nơi nương nhờ cao quý của con. Do lời chân thật này, xin cho con được sự thắng lợi và sự hạnh phúc.
Con xin đê đầu đảnh lễ đức Tăng tối thượng gồm có hai hạng (Phàm Tăng và Thánh Tăng). Lỗi lầm nào của con đã xúc phạm đến chư Tăng, xin đức Tăng hãy tha thứ việc ấy.
PHẦN CHÁNH KINH
CHỦ NHẬT:
Bố cáo kinh Hộ Trì
1. Xin thỉnh chư thiên trong ta bà thế giới xung quanh hãy tụ hội đến đây. Xin các Ngài hãy lắng nghe Chánh Pháp của của bậc Mâu Ni Vương, (là Chánh Pháp) đưa đến cõi trời và giải thoát.
2. Xin các người có đạo đức! Đây là thời khắc để lắng nghe giáo Pháp. (Ba lần)
3. Kính lễ đến Ngài, đức Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, đấng Chánh Đẳng Chánh Giác. (Ba lần)
4. Những vị chư thiên có tâm thanh tịnh, đã quy y Tam Bảo, đang hiện hữu trên đất liền và trên hư không, hoặc ở thế giới này hoặc ở thế giới khác; là những vị luôn cố gắng thành tựu những phẩm chất đạo đức; chư thiên đang sống tại đỉnh Tu Di Sơn Vương được làm bằng vàng chói lọi; là những bậc hiền trí. Xin thỉnh chư thiên có sự hòa hợp hãy đến đây để lắng nghe, để phát sanh sự an lạc từ những lời dạ y cao thượng của đức Mâu Ni, và để phát sanh sự an lạc.
5. Xin các vị Dạ Xoa (Yakkha), chư thiên và các vị Phạm Thiên trong tất cả các vũ trụ (ta bà thế giới) hoan hỷ công đức mà chúng tôi đã làm đây, là duyên lành mang lại tất cả các sự thịnh vượng.
6. Sau khi hoan hỷ việc (phước) này; xin các ngài hòa hợp và vui thích trong giáo Pháp, và đặc biệt không có sự biếng nhác trong những việc hộ trì (giáo Pháp).
7. Xin bậc hiền trí (vị chúa của chư thiên) hãy luôn luôn phát triển sự hưng thịnh của giáo Pháp và thế gian. Xin các chư thiên luôn luôn hộ trì cả giáo Pháp (sāsana) và thế giới (này).
8. Cầu mong tất cả chúng sanh đều được hạnh phúc. Xin cho những người tùy tùng cùng tất cả thân bằng quyến thuộc của con không có những điều rủi ro, và tâm tư được thoải mái.
9. Xin chư thiên hãy nắm giữ sự bảo vệ (chúng sanh) khỏi các vị vua (xấu), hay kẻ trộm, hay khỏi con người, hay các phi nhân, hay khỏi lửa, hay nước, hay ma quỷ, hay gậy gộc, hay gai góc, hay chòm sao, hay các dịch bệnh của đất nước, hay những lời dạy sai, hay tà kiến, hay từ kẻ bất hảo. Khỏi những con voi dữ, khỏi những con ngựa dữ, khỏi những con nai dữ, khỏi những con bò dữ, khỏi những con chó dữ, khỏi những con rắn rít dữ, khỏi những con bò cạp dữ, khỏi những con rắn nước dữ, khỏi những con hổ báo dữ, khỏi những con gấu dữ, khỏi những con linh cẩu dữ, khỏi những con heo dữ, khỏi những con trâu dữ, khỏi những con Dạ Xoa dữ, khỏi những con yêu tinh dữ.
Hoặc, khỏi các mối sợ hãi hay các mối hiểm nguy khác, hay các bệnh tật, hay sự kém may mắn (thiên tai).
Kinh Hạnh Phúc
10. Loài người cùng với chư thiên đã tìm kiếm những điều hạnh phúc trong suốt mười hai năm. (Nhưng) họ không đạt được sự hạnh phúc có ba mươi tám điều hạnh phúc.
11. Xin các bậc hiền trí! Hãy để chúng tôi tụng đọc (những) điều hạnh phúc này đã được đức Phật (vh. chúa của các chư thiên) thuyết giảng có sự đoạn tận tất cả các điều ác; vì lợi ích cho tất cả thế giới.
12. Điều đã được tôi nghe như vậy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại tu viện của ông Anāthapiṇḍika, ở Jetavana, thành Sāvatthī. Khi ấy đêm đã khuya, có một vị trời, hào quang thù thắng chiếu sáng gần trọn cả Jetavana, đã đi đến đức Thế Tôn, sau khi đi đến, đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng một bên, vị trời ấy đã bạch với đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng:
13. Trong khi mong mỏi về điều phước lành, nhiều vị trời và loài người đã suy nghĩ về các hạnh phúc. Cầu xin Ngài hãy giảng về hạnh phúc tối thượng.
14. Sự không thân cận đối với những kẻ ngu1, thân cận đối với những người hiền trí, sự cúng dường đến những bậc đáng được cúng dường; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
15. Sự cư ngụ ở trú xứ thích hợp, tư cách có phước thiện đã được làm trướ c đây, sự quyết định đúng đắn cho bản thân; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
16. Sự học rộng (đa văn), sự thành thạo nghề nghiệp, giới luật được khéo nghiêm trì, và lời nói tốt đẹp; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
17. Sự phụng dưỡng cha mẹ, sự đối xử thân thiện vợ con, những nghề không lẫn lộn (nghiệp dữ); điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
18. Sự bố thí, nết hạnh đúng pháp (hành theo pháp), sự đối xử tử tế với hàng quyến thuộc, các hành động (thân, khẩu, ý) không lỗi lầm; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
19. Sự kiêng cữ và tránh xa các điều ác, việc chế ngự uống các chất say, không biếng nhác trong các pháp; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
20. Sự cung kính, nết hạnh khiêm tốn, sự tri túc , lòng bi ết ơn, tùy thời lắng nghe giáo Pháp; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
21. Sự nhẫn nại, việc dễ dạy, sự thấy các bậc Sa-môn, tùy thời đàm luận giáo Pháp; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
22. Sự thiêu đốt (ác pháp), thực hành phạm hạnh, sự thấy các Thánh Đế (Tứ Diệu Đế), và chứng ngộ Niết Bàn; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
23. Tâm của người nào không dao động khi xúc chạm với các pháp thế gian, không sầu khổ, không bợn nhơ, sự vắng lặng; điều ấy là hạnh phúc tối thượng.
24. Sau khi đã thực hành các điều như thế, (là) người chiến thắng ở tất cả các nơi, và đạt đến an vui ở mọi nơi. Điều đó là hạnh phúc tối thượng cho những người ấy.
_Kinh Hạnh Phúc đã được chấm dứt_
THỨ HAI
Kinh Châu Báu
25. Sau khi phát sanh tâm bi mẫn như Ngài Ānanda đang hộ trì Kinh Paritta trọn đêm cả ba canh, đi bộ dọc theo ba bức tường thành của thành phố Vesālī. Ngài đã quán chiếu tất cả những ân đức này của đức Phật bắt đầu từ khi phát nguyện (thành bậc Chánh Giác) của Như Lai, là thực hành ba mươi pháp pāramī (Ba-la-mật), bao gồm mười pháp pāramī, mười pháp trung pāramī, mười pháp thượng pāramī, năm pháp đại thí; ba pháp hành là thực hành lợi ích cho thế gian, thực hành lợi ích cho người thân (của Ngài) và thực hành lợi ích cho sự giác ngộ, sự giáng sanh vào bào thai trong kiếp chót, việc đản sanh, sự xuất gia, việc tu khổ hạnh; sự chiến thắng Ma Vương khi ngồi trên bồ đoàn dưới cội cây Bồ Đề, sự thấu triệt trí tuệ của một bậc Toàn Tri; sự vận chuyển pháp luân; chín pháp xuất thế gian (siêu thế).
26-27. Xin các bậc hiền trí! Bây giờ chúng tôi tụng kinh Paritta này mà nhiều vị chư thiên trong hàng tỷ vũ trụ (ta bà thế giới) đã chấp nhận (những điều đó), khiến cho nhanh chóng biến mất ba tai nạn do bệnh tật, phi nhân và nạn đói khát đang phát sanh ở thành phố Vesālī này.
28. Bất cứ hạng chư thiên nào cùng nhau tụ hội nơi đây, ở đất liền hay ở trên hư không; mong cho tất cả chư thiên đó được hoan hỷ; và cũng nên chăm chú lắng nghe lời tụng đọc (Phật ngôn) này.
29. Vì vậy, xin tất cả các hạng chư thiên hãy lắng nghe! Hãy có lòng bi mẫn đối với chúng sanh là loài người! Họ (loài người) mang lại cúng dường cả ngày lẫn đêm cho các vị (chư thiên). Do vậy, hãy hộ trì họ (loài người) một cách tinh cần.
30. Cho dù kho báu nào ở thế giới này hay ở thế giới khác; hay báu vật cao quý nào ở trên cõi trời. Báu vật đó không sánh bằng với Như Lai. Thật vậy, chư Phật là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
31. Sự kiên định của đức Sakyamunī đã thông suốt pháp thù diệu, bất tử, dứt khỏi tình dục, không còn phiền não. Do vậy, không có gì sánh bằng Pháp Bảo. Thật vậy, Pháp Bảo này là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
32. Đức Phật cao quý đã tán dương thiền định tinh khiết. Chư Phật đã nói là vô gián định (cho quả ngay lập tức). Không có gì sánh bằng thiền định ấy. Thật vậy, Pháp Bảo này là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
33. Có tám bậc (hay 108 bậc4) thánh nhân được người đức hạnh ca ngợi, có bốn đôi này.
Các vị đệ tử ấy của đức Thiện Thệ đáng được cúng dườ ng. Những sự bố thí đến những vị đó là có quả lớn. Thật vậy, Tăng Bảo này là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
34. Với tâm trí kiên định hợp lý, các ngài (bậc thánh Tăng) có sự ứng dụng hoàn hảo xuyên qua giáo Pháp của đức Cồ Đàm. Các ngài đã thoát khỏi những dục vọng. Các ngài đã đạt được mục đích, đã thể nhập bất tử. Các ngài đã đạt được sự cao tột, đang tận hưởng sự giải thoát. Thật vậy, Tăng Bảo này là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
35. Ví như trụ đá vững chắc được chôn trong lòng đất, không thể bị lay chuyển bởi những cơn gió từ tứ phương. Cũng ví như vậy, con đảnh lễ bậc hiền nhân, người mà thấy rõ Thánh Đế (Tứ Diệu Đế). Thật vậy, Tăng Bảo này là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
36. Những vị nào phát triển rõ ràng những Thánh Đế (Tứ Diệu Đế), đã được khéo thuyết giảng bằng trí tuệ sâu lắng, mặc dù các ngài thường dễ duôi nhưng các ngài cũng không nhận lãnh kiếp sống thứ tám6. Thật vậy, Tăng Bảo này là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
37. Với vị đầy đủ tri kiến (sơ đạo) chắc chắn, ba pháp đã được diệt trừ là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Thậm chí vị này cũng diệt trừ những phiền não khác.
38. Và vị ấy đã hoàn toàn thoát khỏi bốn đường ác đạo, không có thể phạm sáu ác hành8. Thật vậy, Tăng Bảo này là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
39. Mặc dù vị ấy làm việc ác nào bằng thân, bằng khẩu, hay bằng ý. Việc làm của vị ấy không thể che dấu. Những việc (do thân, khẩu và ý) đã được nói lên là không thể che dấu đối với người thấy Niết Bàn.
Thật vậy, Tăng Bảo này là châu báu thù diệu. Do sự chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
40. Cũng như những bụi cây trong rừng đâm chồi trên những ngọn cây trong cái nóng của tháng đầu mùa hạ. Cũng như thế ấy, giáo Pháp cao quý đã được chỉ ra, dẫn đến Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng. Thật vậy, Phật Bảo này là châu báu thù diệu. Do sự chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
41. Bậc Thù Thắng (đức Phật), bậc Liễu Tri Thù Thắng, bậc Thí Thù Thắng, bậc Mang Lại Thù Thắng, Bậc Vô Thượng đã giảng giải Pháp thù thắng. Thật vậy, Phật Bảo này là châu báu thù diệu. Do sự chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
42. Quá khứ (nghiệp cũ) đã chấm dứt, đời sống mới (tương lai) là không có, tâm đã lìa khỏi sự dính mắc kiếp sống (này). Các vị ấy có hạt giống đã hủy hoại, sự mong muốn (tái sanh) không tăng trưởng. Các bậc trí tuệ (ấy) giải thoát như ngọn đèn đã tắt.
Thật vậy, Tăng Bảo này là châu báu thù diệu. Do sự chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
43. Bất cứ hạng chư thiên nào đã tụ hội nơi đây, ở trên địa cầu hay hư không. Tất cả chúng ta hãy đảnh lễ bậc Giác Ngộ, Như Lai đã được cung kính bởi chư thiên và loài người. Mong cho được thạnh lợi.
44. Bất cứ hạng chư thiên nào đã tụ hội nơi đây, ở trên địa cầu hay hư không. Tất cả chúng con hãy đảnh lễ giáo Pháp Như Lai đã được cung kính bởi chư thiên và loài người. Mong cho được thạnh lợi.
45. Bất cứ hạng chư thiên nào đã tụ hội nơi đây, ở trên địa cầu hay hư không. Tất cả chúng ta hãy đảnh lễ giáo Pháp Như Lai đã được cung kính bởi chư thiên và loài người. Mong cho được thạnh lợi.
_Kinh Tam Bảo đã được chấm dứt_
THỨ BA
Kinh Từ Bi
46-47. Do nhờ oai lực của Kinh này, (mà) những hạng Dạ Xoa không dám hiện hình đáng sợ. Thật vậy, đối với người nào nỗ lực liên tục, không biếng nhác (tụng đọc và thực hành) ngày và đêm. Người này ngủ một cách an lạc, và người này không thấy ác mộng. Xin các bậc hiền trí! Chúng tôi hãy tụng kinh Paritta này có những ân đức như vầy.
48. Sau khi đã thấu hiểu căn bản của sự vắng lặng (Niết Bàn), bằng sự thiện xảo về lợi ích cần được làm. Là người có khả năng chất phát và khéo chánh trực, dễ dạy, nhu thuận, và không kiêu mạng.
49. Là người có sự tri túc, thanh đạm, không có rộn ràng, có ít việc, là người có căn thanh tịnh, tinh tế, không có sự kiêu căng, và không có sự quyến luyến gia đình (Phật tử).
50. Vị ấy không làm những việc (ác) gì dù nhỏ mà những bậc trí có thể khiển trách. Mong cho chúng sanh được sự an vui và an toàn. Mong tất cả chúng sanh được hạnh phúc.
51-52. Bất cứ chúng sanh nào yếu hay mạnh, hay không ngoại trừ ai, dài hoặc ngắn hay trung bình, l ớn hay nhỏ, ốm hay mập. Chúng sanh nào có thể thấy hoặc không thấy, những chúng sanh nào ở xa hay gần, đã sanh hoặc chưa sanh (trong thai bào); mong cho tất cả chúng sanh được hạnh phúc.
53. Đừng lừa đảo người khác, hay xem thường bất cứ người nào trong nơi đâu. Chớ nên mong muốn làm khổ người này hay người khác (lẫn nhau) với tưởng sân hận thù hằn.
54. Ví như người mẹ bảo vệ đứa con một của mình (cho dù phải nguy hiểm đến tánh mạng). Cũng vậy, hãy nên phát triển tâm tư vô lượng đến tất cả chúng sanh.
55. Hãy nên phát triển tâm từ vô lượng đến tất cả thế gian, bên dưới và bên trên, bên này sang bên kia (theo chiều ngang), không bị ngăn che. Thân thiện, không có thù oán.
56. Khi đang đứng, đang đi, đang ngồi hay đang nằm, cùng với tâm tư không mê mờ. Người này nên phát triển niệm tâm từ ấy. Ở đây, chư Phật gọi là Phạm trú.
57. Là người không có chấp thủ tà kiến, có giới hạnh, đã được thành tựu tri kiến. Người nên dứt bỏ sự tham luyến trong các dục. Thật vậy, người này chắc chắn không còn tái sanh vào bào thai nữa.
_Kinh Từ Bi đã được chấm dứt_
THỨ TƯ
Kinh Khandha
58-59. Xin các bậc hiền trí! Chúng ta hãy tụng kinh Paritta này, như là phương thuốc thần chú, hãy tiêu diệt được nọc độc kinh khủng của tất cả các loài rắn có nọc độc. Do phạm vi oai lực của kinh Paritta này, hãy ngăn chặn ngay cả những nguy hiểm khác còn dư sót của tất cả chúng sanh ở khắp mọi nơi trong bất cứ lúc nào.
60. Mong cho tâm từ của tôi đến với những Virūpakkha. Mong cho tâm từ của tôi đến với những Erāpatha. Mong cho tâm từ của tôi đến với những Chabyāputta. Và mong cho tâm từ của tôi đến với những Kaṇhāgotamaka.
61. Mong cho tâm từ của tôi đến những chúng sanh không chân. Mong cho tâm từ của tôi đến những chúng sanh hai chân.
Mong cho tâm từ củ a tôi đến những chúng sanh bốn chân. Mong cho tâm từ của tôi đến những chúng sanh nhiều chân.
62. Mong cho chúng sanh không chân đừng hại tôi. Mong cho chúng sanh hai chân đừng hại tôi. Mong cho chúng sanh bốn chân đừng hại tôi. Mong cho chúng sanh nhiều chân đừng hại tôi.
63. Tất cả chúng sanh, tất cả hữu tình (có hơi thở), tất cả sanh linh và không phân biệt. Mong cho tất cả chúng sanh thấy được những điều tốt. Đừng mang lại cho ai bất cứ những điều ác gì.
64. Vô biên là đức Phật, vô biên là giáo Pháp, vô biên là Tăng Chúng. Giới hạn là những loài bò sát như những con rắn, những bò cạp, những con rít, những con nhện, những con tắc kè, những con chuột.
65. Việc bảo vệ đã được tôi làm, sự hộ trì kinh Paritta đã được tôi thực hành, mong những chúng sanh hãy tránh xa. Con xin kính lễ Ngài là đức Thế Tôn. Con xin kính lễ bảy vị Phật2 Chánh Đẳng Chánh Giác.
_Kinh Khandha đã được chấm dứt_
Kinh Con Công
66-67. Mặc dù những người thợ săn đã cố gắng trong một thời gian dài, nhưng họ đã không thể bắt được bậc Đại Chúng Sanh, là vị đã tái sanh trong loài công; đang hoàn thiện các yếu tố đưa đến giác ngộ và đã được bảo vệ bởi kinh Paritta này. Xin các bậc hiền trí! Chúng tôi sẽ tụng kinh Paritta đã được tuyên bố này như là “Phạm Chú”.
68. Mặt trời này đã được mọc lên như là con mắt (để cho mọi loài có thể thấy), là vị vua duy nhất, có màu sắc vàng óng, có sự chiếu sáng khắp mặt đất. Vì vậy, con kính lễ mặt trời đó có màu sắc vàng óng, có sự chiếu sáng khắp mặt đất. Do đó, hôm nay đã được bảo vệ bởi mặt trời, chúng tôi sống cả ngày một cách an toàn.
69. Con kính lễ các vị Bà-la-môn (chư Phật) nào đã thâm hiểu tất cả các pháp, mong cho các ngài đó hộ trì cho con. Xin cung kính đến chư Phật; xin kính lễ đến sự giác ngộ; xin kính lễ đến những bậc đã được giải thoát; xin tôn kính về pháp giải thoát. Sau khi đã thực hành kinh Paritta này, con công trống đi tìm kiếm thức ăn.
70. Mặt trời đã được lặn xuống này như là con mắt (để cho các loài vật có thể thấy); là vị vua duy nhất, có màu sắc vàng óng, có sự chiếu sáng trên mặt đất. Thật vậy, con kính lễ mặt trời đó có màu sắc vàng óng, có sự chiếu sáng khắp mặt đất. Do vậy, hôm nay đã được bảo vệ bởi mặt trời, chúng tôi sống cả đêm một cách an toàn.
71. Con kính lễ các vị Bà-la-môn (chư Phật) nào đã thâm hiểu tất cả các pháp, mong cho các ngài đó hộ trì cho con. Xin cung kính đến chư Phật; xin kính lễ đến sự giác ngộ; xin kính lễ đến những bậc đã được giải thoát; xin tôn kính về pháp giải thoát. Sau khi đã thực hành kinh Paritta này, con công trống đã đi ngủ.
_Kinh Con Công đã được chấm dứt_
Kinh Chim Cút
72-73. Xin các bậc hiền trí! Chúng tôi tụng kinh Paritta này. Do nhờ oai lực của việc tụng đọc này, ngọn lử a rừng đã tránh xa bậc Đại Chúng Sanh là vị đã tái sanh làm con chim cút trong vòng luân hồi để hoàn thiện các yếu tố đưa đến giác ngộ. Kinh Paritta đã được đấng Cứu Tinh nói lên cho Ngài Sāriputta. Bài kinh này có đại oai lực đã được tồn tại hằng a-tăng-kỳ kiếp.
74. Trong thế gian, có giới đức, có sự chân thật, trong sạch, có lòng bi mẫn. Do lời chân thật này, tôi làm một hạnh chân thật cao thượng.
75. Sau khi suy niệm về oai lực của giáo Pháp; nhớ tưởng đến những bậc Chiến Thắng trong quá khứ. Dựa vào oai lực của sự chân thật, tôi đã quyết định một hạnh chân thật.
76-77. “Tôi có cánh, nhưng tôi không thể bay. Tôi có chân, nhưng tôi không thể đi. Và cha mẹ tôi đã đi khỏi. Này lửa rừng! Hãy lùi lại ngay!
Ngay khi tôi vừa làm một quyết định chân thật, ngọn lửa rừng lớn đang cháy đã lùi xa cách mười sáu karīsa, như ngọn lửa được nước dập tắt. Đối với tôi (Bồ Tát), không có gì bằng sự chân thật; điều này là Chân Thật Ba-la-mật của tôi.
_Kinh Chim Cút đã được chấm dứt_
THỨ NĂM
Kinh Ngọn Cờ
78-79. Do nhờ sự niệm tưởng đến kinh Paritta này, những chúng sanh đi đến sự an ổn ngay cả trên hư không, cho dù trên mặt đất, hoặc thậm chí khắp mọi nơi. Do nhờ oai lực kinh này mà vô số chúng sanh đã thoát khỏi tất cả rối rắm của sự nguy khốn, khởi sanh do Dạ Xoa, kẻ trộm v.v… Xin các bậc hiền trí! Nay chúng tôi tụng kinh Paritta này.
80. Điều đã được tôi nghe như vậy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại tu viện của ông Anāthapiṇḍika, ở Jetavana, thành Sāvatthī.
81. Tại chỗ ấy, đức Thế Tôn gọi các vị Tỳ khưu: “Này các Tỳ khưu!”. Các vị Tỳ khưu ấy đã đáp lại với đức Thế Tôn rằng: “Dạ vâng, thưa Ngài”. Đức Thế Tôn đã nói điều này: “Này các Tỳ khưu! Thuở xưa, có một cuộc bày binh của cuộc chiến giữa chư thiên và các A-tu-la”.
Thế rồi, này các Tỳ khưu, Thiên vương Đế Thích đã nói chư thiên ở Đạo Lợi. “Nếu các người đã gia nhập cuộc chi ến của chư thiên, có thể khởi sanh sợ hãi, kinh khiếp, hay lông tóc dựng ngược; điều duy nhất lúc đó là các ngươi hãy nhìn đỉnh cao ngọn cờ của ta. Thật vậy, khi các ngươi đã nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào sẽ khởi sanh, nó sẽ tan biến”.
82. Nếu các ngươi không nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của ta, thì hãy nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati. Thật vậy, khi các ngươi đã nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào sẽ khởi sanh, nó sẽ tan biến.
83. Nếu các ngươi không nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati, thì hãy nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa. Thật vậy, khi các ngươi đã nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa; thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào sẽ khởi sanh, nó sẽ tan biến.
84. Nếu các ngươi không nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa, thì hãy nhìn đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Īsāna. Thật vậy, khi các ngươi đã nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Īsāna; thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào sẽ khởi sanh, nó sẽ tan biến”.
85. Lại nữa, này các Tỳ khưu, khi đã nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Đế Thích; hay đã nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Pajāpati; hay đã nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Varuṇa; hay đã nhìn lên đỉnh cao ngọn cờ của Thiên vương Īsāna. Thật vậy, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào sẽ khởi sanh, nó có thể tan biến hay không biến mất.
86. Đó là nguyên nhân gì? Thật vậy, này các Tỳ khưu, bởi vì Thiên vương Đế Thích Sakka, là người chưa hết tham, chưa hết sân, chưa hết si, còn rụt rè, còn hãi hùng, khiếp đảm, là người trốn chạy.
87. Và này các Tỳ khưu! Như Lai nói điều này: “Này các Tỳ khưu, nếu khi các ngươi đã được đi vào rừng, đã đi đến gốc cây, hoặc đã đi đến ngôi nhà trống, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào có thể khởi lên, thì các người hãy niệm tưởng đến Ta ngay lúc đó”.
88. Thật vậy, bậc đáng kính trọng ấy là: “A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”.
89. Thật vậy, này các Tỳ khưu, khi các ngươi niệm tưởng đến Ta, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào sẽ khởi sanh, nó sẽ tan biến.
90. Nếu các ngươi không niệm tưởng đến Ta, thì hãy niệm tưởng đến giáo Pháp.
91. “Giáo Pháp được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, hoàn toàn hiển nhiên, có kết quả ngay lập tức, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt về hướng (Niết Bàn), và nên được hiểu biết tự cá nhân bởi các bậc trí có trí.
92. Thật vậy, này các Tỳ khưu! Khi các ngươi ai niệm tưởng đến giáo Pháp, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào sẽ khởi sanh, nó sẽ tan biến.
93. Nếu các ngươi không niệm tưởng đến giáo Pháp, thì hãy niệm tưởng đến Tăng chúng.
94. “Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã khéo được huấn luyện. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện đúng đắn. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện có phương pháp. Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện làm tròn nhiệm vụ.
Điều trên có nghĩa là thế này: bốn cặp hạng người (bốn đôi Đạo Quả), tám hạng người tính đơn (bốn Đạo và bốn Quả là tám). Tăng chúng đệ tử ấy của đức Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được thân cận, đáng được cúng dường, đáng được lễ bái, là nơi để gieo nhân phước báu của thế gian không gì hơn được”.
95. Thật vậy, này các Tỳ khưu! Khi các ngươi niệm tưởng đến Tăng chúng, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược nào sẽ khởi sanh, nó sẽ tan biến.
96. Đó là nguyên nhân gì? Này các Tỳ khưu! Thật vậy, Như Lai là bậc Ứng Cúng, đấng Chánh Đẳng Chánh Giác, là người không còn tham, không còn sân, không còn si, không còn rụt rè, không còn hãi hùng, không khiếp đảm, là người không trốn chạy.
97. Đức Thế Tôn đã nói điều này. Sau khi đã thốt lên điều này, đức Thiện Thệ, bậc Đạo Sư đã nói lên điều khác như thế này:
98. “Này các Tỳ khưu, khi ở trong rừng, hoặc dưới gốc cây, hay trong ngôi nhà trống, hãy niệm tưởng đến đức Chánh Biến Tri, thời sự sợ hãi sẽ không khởi sanh cho các ngươi”.
99. Nếu các ngươi không niệm tưởng đến đức Phật, là vị Chúa Tể của thế gian, là bậc Tôn Quý của nhân loại, thời các người hãy niệm tưởng đến giáo Pháp, đã được khéo thuyết giảng, đưa đến giải thoát.
100. Nếu các ngươi không niệm tưởng đến giáo Pháp đã được khéo thuyết giảng, đưa đến giải thoát, thời các ngươi hãy niệm tưởng đến Tăng chúng là phước điền vô thượng.
101. Này các Tỳ khưu! Khi các ngươi niệm tưởng đến đức Phật, giáo Pháp và Tăng chúng như thế, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc dựng ngược sẽ không sanh khởi.
_Kinh Ngọn Cờ đã được chấm dứt_
THỨ SÁU
Kinh Āṭānāṭiya
102-103. Bậc Đại Hùng đã thuyết giảng kinh Paritta này để lánh xa sự tổn hại và được bảo vệ khỏi các phi nhân hung dữ không có tịnh tín đến giáo Pháp đáng tôn kính của bậc Cứu Tinh; luôn cả những người làm ác đối với bốn hội chúng . Do vậy, xin các bậc hiền trí, chúng tôi sẽ tụng kinh Paritta này.
104. Xin kính lễ đến đức Phật Vipassī là vị Hữu Nhãn, bậc vinh quang. Xin kính lễ đến đức Phật Sikhī là bậc có lòng từ mẫn đối với tất cả chúng sanh.
105. Xin kính lễ đến đức Phật Vessabhū là bậc đã rửa sạch tất cả những ô nhiễm (phiền não), là bậc Ẩn Sĩ. Xin kính lễ đến đức Phật Kakusandha là bậc đã đánh bại đạo quân Ma Vương.
106. Xin kính lễ đến đức Phật Koṇāgamana là bậc đã đoạn trừ điều ác, có đời sống phạm hạnh đã thành tựu. Xin kính lễ đến đức Phật Kassapa là bậc đã thoát khỏi tất cả các phiền não.
107. Xin kính lễ đến đức Aṅgīrasa (tên tộc đức Phật Gotama) của dòng Sakyaputta (Thích Tử), là bậc Vinh Quang, đã thuyết giảng giáo Pháp này làm tiêu tan tất cả khổ đau.
108. Trên thế gian, những bậc Giác Ngộ nào có được sự nguội lạnh (tham ái), đã thấy rõ rệt như thật các trạng thái. Thật vậy, những bậc Giác Ngộ này không có lời nói vu khống, là bậc Vĩ Đại, bậc đã dứt khỏi sự sợ hãi.
109. Họ sẽ thành kính đối với đức Phật Gotama, là bậc Minh Hạnh Túc, bậc Vĩ Đại, là vị đã được thoát khỏi sự sợ hãi, là bậc có sự lợi ích cho chư thiên và nhân loại.
110. Có bảy vị Phật này và các hàng trăm chục triệu chư Chánh Biến Tri khác; tất cả chư Phật bằng nhau hoặc không bằng nhau; tất cả chư Phật đều có đại thần thông.
111. Tất cả chư Phật đều có thập lực, đã đạt được tứ vô sở quý. Chư Phật đều thừa nhận địa vị hùng tráng cao tột.
112. Chư Phật rống lên tiếng rống sư tử, là những vị có sự tự tin ở gi ữa những hội chúng (tám loại hội chúng). Tất cả chư Phật chuyển Phạm Luân, trong thế gian không thể vận chuyển ngược lại.
113. Chư Phật là những vị Lãnh Đạo có 18 Phật Pháp, là chư Phật có đầy đủ 32 tướng chính và 80 tướng phụ (của bậc đại nhân).
114. Tất cả những bậc Long Tượng Mâu Ni có hào quang được chiếu sáng xung quanh. Chư Phật này là những bậc Toàn Giác, đấng Chiến Thắng, bậc Lậu Tận.
115. Chư Phật có đại hào quang, có đại năng lực, có đại trí tuệ, có đại oai lực, có đại bi mẫn, có sự sáng suốt; bậc mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.
116. Chư Phật là những Hòn Đảo; là những vị Cứu Tinh; những bậc Thiết Lập, những bậc Hộ Trì, những bậc An Toàn, những bậc Nhàn Cảnh, những đấng Bà Con, là những vị An Ủi lớn lao, là những chỗ Quy Y, là những bậc Tầm Cầu lợi lạc cho chúng sanh.
117. Tất cả chư Phật ấy là nơi nương tựa của thế gian cùng với thiên giới. Con cúi đầu đảnh lễ dưới những bàn chân của những bậc Vô Thượng Sĩ đó.
118. Con luôn luôn kính lễ các đức Như Lai ấy bằng lời nói và tâm tư; ngay cả trong khi đang nằm, đang ngồi, đang đứng và đang đi.
119. Xin chư Phật là vị kiến tạo an bình hãy luôn luôn hộ trì cho người được sự an vui. Do nhờ sự hộ trì của chư Phật, mong cho người được an toàn, giải thoát tất cả sợ hãi.
120. Mong cho người có được thoát khỏi tất cả bệnh tật, tránh khỏi tất cả sự buồn rầu, vượt qua tất cả sự hận thù và được mát mẻ (Niết Bàn).
121. Do nhờ sự oai lực của sự chân thật, giới luật, kiên nhẫn cùng từ tâm của chư Phật đó; mong chư Phật ấy cũng hộ trì cho chúng con không có bệnh tật và được an vui.
122. Có những phi nhân (Gandhabba) đại thần lực thuộc phần hướng Đông (của ngọn núi Meru), mong cho chư vị ấy cũng hộ trì cho chúng tôi không có bệnh tật và được an vui.
123. Có những chư thiên đại thần lực thuộc phần hướng Nam (của ngọn núi Meru), mong cho chư vị ấy cũng hộ trì cho chúng tôi không có bệnh tật và được an vui.
124. Có những vị Long Vương đại thần lực thuộc phần hướng Tây (của ngọn núi Meru), mong cho chư vị ấy cũng hộ trì cho chúng tôi không có bệnh tật và được an vui.
125. Có những vị Dạ Xoa đại thần lực thuộc phần hướng Bắc (của ngọn núi Meru), mong cho chư vị ấy cũng hộ trì cho chúng tôi không có bệnh tật và được an vui.
126. Có Dhataraṭṭha ở hướng Đông; Virūḷhaka ở hướng Nam; Virūpakkha ở hướng Tây; và Kuvera ở hướng Bắc.
127. Tứ Đại Thiên Vương ấy là những vị Hộ Trì thế gian và có danh xưng, mong cho chư vị ấy cũng hộ trì cho chúng tôi không có bệnh tật và được an vui.
128. Có chư thiên, Long Vương đại thần lực ngự trên hư không và cư trú trên mặt đất, mong cho chư vị ấy cũng hộ trì cho chúng tôi không có bệnh tật và được an vui.
129. Có chư thiên đại thần lực đang sống (có niềm tin) trong giáo Pháp này, mong cho chư vị ấy cũng hộ trì cho chúng tôi không có bệnh tật và được an vui.
130. Cầu mong cho các người tránh khỏi tất cả những hoạn nạn. Xin cho người dứt khỏi sầu muộn, bệnh tật. Xin cho những sự nguy khốn không có khởi sanh đến cho các người. Mong cho người có được sự an vui, và được sống lâu.
131. Cả bốn pháp là sống lâu, sắc tốt, an vui và sức mạnh được tăng trưởng đối với người thường quen đảnh lễ các bậc trưởng thượng.
_Kinh Āṭānāṭiya đã được chấm dứt_
THỨ BẢY
Kinh Ngài Aṅgulimāla
132. Đối với người tụng kinh Paritta này mà ngay cả nước rửa sạch chỗ ngồi cũng diệt trừ tất sự nguy hiểm.
133. Kinh Paritta này tác động đến việc sanh nở được dễ dàng ngay lập tức, đã được đấng Cứu Tinh nói lên cho Ngài Aṅgulimāla, có đại oai lực, đã được tồn tại trong một a-tăng-kỳ kiếp. Xin các bậc hiền trí! Chúng tôi tụng kinh Paritta này.
134. Này chị! Từ lúc tôi đã được sanh ra vào trong dòng Thánh, tôi không cố ý đoạt mạng sống của bất cứ chúng sanh nào, do sự lời chân thật này, mong cho chị và thai nhi được an toàn và an vui.
_Kinh Ngài Aṅgulimāla đã được chấm dứt_
Kinh Giác Chi
135-136. Sau khi thông suốt Bảy Pháp Giác Chi mà chúng diệt trừ tất cả khổ đau cho những ai đang luân chuyể n trong vòng luân hồi, đập tan được đạo quân Ma Vươ ng. Những chúng sanh cao thượng này đã đượ c thoát khỏi tam hữu, đã đạt đến không sanh, không già, không bệnh, không chết, và không sợ hãi.
135. Kinh Thất Giác Chi này có đầy đủ những ân đức như vậy, còn gồm thâu nhi ều lợi ích như là thần dược và thần chú. Xin các bậc hiền trí! Chúng tôi tụng kinh Thất Giác Chi này.
138-139-140. Thất Giác Chi ấy tức là: Niệm Giác Chi, cũng vậy Trạch Pháp Giác Chi. Những pháp giác chi khác như là Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Định Giác Chi, Xả Giác Chi đã đượ c bậc Toàn Kiến Mâu Ni chân chánh thuyết giảng, đã được phát triển; đã được thực hành nhiều lần. Thất Giác Chi này hướng đến thắng trí, giác ngộ và Ni ết Bàn. Do nhờ lời chân thật này, mong cho bình an luôn luôn phát sanh đến người.
141. Một hôm, sau khi nhìn thấy Ngài Moggallāna và Ngài Kassapa bị bệnh tật đau khổ, đấng Cứu Tinh đã thuyết Thất Giác Chi.
142. Sau khi hoan hỷ bài thuyết giảng đó; ngay khi ấy, các Ngài đã thoát khỏi bệnh. Do nhờ lời chân thật này, mong cho bình an luôn luôn phát sanh đến người.
143-144. Vào một dịp khác, khi đấng Pháp Vương đang bị bệnh dày vò, cũng đã bảo Ngài Cunda tụng kinh Thất Giác Chi ấy một cách kính cẩn. Khi hoan hỷ tràn đầy, ngay lập tức, đức Phật đã lành bệnh ấy. Do nhờ lời chân thật này, mong cho bình an luôn luôn phát sanh đến người.
145. Những căn bệnh của ba vị Đại Ẩn Sĩ cao thượng đã được dứt khỏi, không còn tái phát lại nữa, giống như các phiền não đã được đoạn tận nhờ Thánh Đạo (đạt đến Niết Bàn). Do nhờ lời chân thật này, mong cho bình an luôn luôn phát sanh đến người.
_Kinh Giác Chi đã được chấm dứt_
Kinh Buổi Sáng
146. Do nhờ oai lực của đức Phật, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh hãy đều tiêu tan.
147. Do nhờ oai lực của giáo Pháp, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh hãy đều tiêu tan.
148. Do nhờ oai lực của Tăng chúng, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh hãy đều tiêu tan.
49. Tất cả chúng sanh đến đau khổ rồi, xin đừng cho có đau khổ; đến sợ hãi rồi, xin đừng cho sợ hãi; và đến sầu muộn rồi, xin đừng cho sầu muộn.
150. Cầu mong tất cả chư thiên tùy hỷ việc thành tựu phước báu đã được chúng tôi tạo trữ này, cho đặng thành tựu tất cả những hạnh phúc.
151. Cầu mong chư vị bố thí bằng niềm tin, hãy luôn luôn hộ trì giới luật, hãy là những người hoan hỷ việc tu thiền. Chư thiên đã đến rồi, xin thỉnh các ngài hồi quy.
152. Do nhờ oai lực mà tất cả chư Phật đã đạt đến Phật lực, cũng như năng lực của chư Phật Độc Giác, và của các vị A-la-hán, cầu mong cho con kết hợp trọn cả sự hộ trì.
153. Cho dù kho báu nào ở thế giới này hay ở thế giới khác; hay báu vật cao quý nào ở trên cõi trời. Báu vật đó không sánh bằng với Như Lai. Thật vậy, chư Phật là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
154. Cho dù kho báu nào ở thế giới này hay ở thế giới khác; hay báu vật cao quý nào ở trên cõi trời. Báu vật đó không sánh bằng với Như Lai. Thật vậy, giáo Pháp là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
155. Cho dù kho báu nào ở thế giới này hay ở thế giới khác; hay báu vật cao quý nào ở trên cõi trời. Báu vật đó không sánh bằng với Như Lai. Thật vậy, Tăng chúng là châu báu thù diệu; do lời chân thật này, mong cho được thạnh lợi.
156. Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả chư Phật, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
157. Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả các Pháp, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
158. Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả Tăng chúng, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
159. Đấng Cứu Tinh có lòng đại bi, sau khi đã thành tựu tất cả các pháp Ba-la-mật vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, Ngài đã đạt đến Vô Thượng Đẳng1 Giác. Do lời chân thật này, mong cho hạnh phúc luôn luôn đến người.
160. Sự tăng trưởng niềm hoan hỷ của dòng Sākya, là vị đã chiến thắng dưới cội cây Bồ Đề. Do điều này như vậy, mong cho được thắng lợi. Cầu mong cho người được thắng lợi và hạnh phúc.
161. Đức Phật hoan hỷ, đã đạt đến pháp cao thượng trên Bồ Đoàn bất khả chiến bại, là nơi thù thắng nhất trên mặt đất, là nơi tôn phong của tất cả chư Phật.
162. (Những việc thiện đã được làm trong ngày), là ngôi sao tốt lành, là hạnh phúc tốt đẹp, là buổi sáng bình an, là sự thức dậy tỉnh táo, là khoảnh khắc thanh bình, là sát na xán lạn, tích tắc hoàn hảo, và là sự cúng dường đến các vị hành phạm hạnh.
163. Thân nghiệp được phù hợp, khẩu nghiệp được phù hợp, ý nghiệp được phù hợp; đó là những ước nguyện phù hợp.
164. Khi người làm những việc thiện (phù hợp), họ thu hoạch được những quả lành. Những vị ấy đã được sự lợi ích, sự an vui, sự tiến hóa trong giáo Pháp của đức Phật; cầu mong cho người cùng với tất cả thân quyến không bệnh tật, được sự an vui.
_Kinh Buổi Sáng đã được chấm dứt_
PHẦN HOÀN MÃN
BỐN SỰ QUÁN TƯỞNG
1. Về Y Phục
Sau khi quán tưởng một cách chơn chánh, tôi thọ dụng y phục này chỉ để ngăn che cái lạnh; chỉ để ngăn che cái nóng; chỉ để ngăn che sự xúc chạm ruồi nhặng, muỗi mòng, gió, sức nóng của mặt trời (nắng), các loài rắn rít; cho việc che đậy sự hổ thẹn của cơ thể (lõa lồ).
2. Về Vật Thực
Sau khi quán tưởng một cách chơn chánh, tôi thọ dụng đồ ăn khất thực, không phải để vui đùa; không phải để say mê; không phải để trang điểm; không phải để làm đẹp; chỉ để cho thân này đượ c khỏe mạnh; chỉ để duy trì mạng sống; chỉ để chấ m dứt tổn thương; chỉ để trợ duyên phạm hạnh. Chính điều này là, tôi diệt trừ cảm thọ củ, không cho phát sanh cảm thọ m ới (thọ khổ), sẽ có sức khỏe cho tôi, là ngườ i không lỗi lầm, và là người được sống được an lạc.
3. Về Chỗ Ở
Sau khi quán tưởng một cách chơn chánh, tôi thọ dụng chỗ ở này chỉ để ngăn che cái lạnh; chỉ để ngăn che cái nóng; chỉ để ngăn che sự xúc chạm ruồi nhặng, muỗi mòng, gió, sức nóng của mặt trời (nắng), các loài rắn rít; chỉ để diệt trừ sự hiểm nguy của thời tiết và để hoan hỷ nơi ẩn cư.
4. Về Dược Phẩm
Sau khi quán tưởng một cách chơn chánh, tôi thọ dụng dược phẩm dành cho người bệnh; chỉ để diệt trừ những cảm thọ áp bức đã khởi sanh; chỉ để cho sức khỏe được tốt nhất.
PHÁT TRIỂN TÂM TỪ
1. Cầu mong cho tôi không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
2. Cầu mong cho tất cả chúng sanh đang sống trong đại học (tự viện) này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
3. Cầu mong cho chư thiên đang hộ trì đại học (tự viện) này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
4. Cầu mong cho tất cả chúng sanh đang sống trong thành phố này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
5. Cầu mong cho chư thiên đang hộ trì trong thành phố này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
6. Cầu mong cho những người phật tử chu cấp tứ vật dụng của tôi không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
7. Cầu mong cho những người kề cận của tôi không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
8. Cầu mong cho tất cả chúng sanh đang sống trong quốc độ này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
9. Cầu mong cho chư thiên đang hộ trì quốc độ này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
10. Cầu mong cho chư thiên đang hộ trì giáo Pháp này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
11. Cầu mong cho tất cả chúng sanh trong ta bà thế giới này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
12. Cầu mong cho chư thiên đang hộ trì ta bà thế giới này không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
Cầu mong cho tất cả chúng sanh, tất cả hữu tình, tất cả sanh linh, tất cả cái nhân, tất cả loài có sắc thân, tất cả gi ống cái, tất cả giống đực, tất cả bậc thánh, tất cả phàm phu, tất cả chư thiên, tất cả nhân loại, tất cả chúng sanh đọa xứ trong hướng Đông, hướng Tây, hướng Bắc, hướ ng Nam, hướ ng Đông Nam, hướng Tây Bắc, hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam, hướng dưới, hướng trên, không có oan trái, không có làm hại, không có khổ não, hãy tự giữ mình cho được sự an vui.
NIỆM THÂN
Trong tấm thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, x ương, tủy xươ ng, thận, tim, gan, bầy nhầy, bao tử, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, phẩn (vật thự c đã tiêu hóa), óc, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu.
NIỆM SỰ CHẾT
Tất cả chúng sanh đã chết, (đang) chết và sẽ chết; tôi cũng sẽ chết giống như vậy. Điều đó đối với tôi không có gì nghi ngờ.
ƯỚC NGUYỆN
Cầu mong cho toàn thể chúng sanh đang sống trên mặt đất t ừ những cõi trời cao nhất cho đến thấp nhất là địa ngục avīci (A-tỳ) trong toàn bộ ta bà thế gi ới không có làm hại, không có oan trái, không có đau khổ, và được thoát khỏi hiểm nguy.
Cầu mong cho toàn thể chúng sanh đang sống tron g nước t ừ những cõi trời cao nh ất cho đến thấp nhất là địa ngục avī ci (A-tỳ) trong toàn bộ ta bà thế giới không có làm hại, không có oan trái, không có đau khổ, và được thoát khỏi hiểm nguy.
Cầu mong cho toàn thể chúng sanh đang sống trên bầu trời từ những cõi trời cao nhất cho đến thấp nhất là địa ngục avīci (A-tỳ) trong toàn bộ ta bà thế giới không có làm hại, không có oan trái, không có đau khổ, và được thoát khỏi hiểm nguy.
Do nhờ oai lực của công đức đó đã được tạo, sau khi đã hiểu giáo Pháp của đấng Pháp Vương, cầu mong cho tất cả chúng sanh đạt được hạnh phúc. Bằng sự thực hành thanh tịnh và thực hành dễ dàng, cầu mong tất cả chúng sanh hãy đạt đến Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng, không sầu muộn, an nhiên.
Cầu mong cho Chánh Pháp được trường tồn. Mong tất cả chúng sanh hãy kính trọng giáo Pháp. Cầu cho mưa thuận gió hòa (vh. mưa đúng thời).
Những vị tiên đế nhân từ đã trị vì như thế nào, cầu mong đức vua này hãy trị vì quốc độ như con cháu của mình một cách đúng pháp như thế ấy.
TAM TƯỚNG
Khi người thấy với trí tuệ rằng: “Tất cả các hành là vô thường”; ngay khi ấy, người đó thoát khỏi đau khổ. Đó là con đường của sự thanh tịnh.
Khi người thấy vớ i trí tuệ rằng: “Tất cả các hành là khổ não”; ngay khi ấy, người đó thoát khỏi đau khổ. Đó là con đường của sự thanh tịnh.
Khi người thấy với trí tuệ rằng: “Tất cả các pháp là vô ngã”; ngay khi ấy, người đó thoát khỏi đau khổ. Đó là con đường của sự thanh tịnh.
GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT
Này các Tỳ khưu! Hãy nỗ lực một cách tinh cần! Hy hữu là sự xuất hiện của đức Phật trên thế gian. Khó khăn là được làm người. Hy hữu là có đầy đủ niềm tin. Hy hữu là được xuất gia. Hy hữu là được lắng nghe Chánh Pháp. Đức Thế Tôn đã giáo huấn như vậy mỗi ngày.
Này các Tỳ khưu! Ngay bây gi ờ đây (lời cuối cùng), Như Lai khuyên bảo các con rằng: “Các pháp hành đi đến hoại diệt, hãy nỗ lực một cách tinh cần!”.
HỒI HƯỚNG PHƯỚC BÁU
Cầu mong tất cả chư thiên tùy hỷ vi ệc thành tựu phước báu đã đượ c chúng tôi tạo trữ này, cho đặng thành tựu tất cả những hạnh phúc.
Cầu mong chư vị bố thí bằng niềm tin, hãy luôn luôn hộ trì giới luật, hãy là những người hoan hỷ việc tu thiền. Chư thiên đã đến rồi, xin thỉnh các ngài hồi quy.
Do nhờ oai lực mà tất cả chư Phật đã đạt đến Phật lực, cũng như năng lực của chư Phật Độc Giác, và của các vị A-la-hán, cầu mong cho con kết hợp trọn cả sự hộ trì.
CÚNG DƯỜNG TAM BẢO
Con xin thành kính cúng dường đức Phật bằng thực hành pháp và tùy pháp này.
Con xin thành kính cúng dường giáo Pháp bằng thực hành pháp và tùy pháp này.
Con xin thành kính cúng dường Tăng chúng bằng thực hành pháp và tùy pháp này.
Do sự th ực hành này, cầu mong cho con thật sự thoát khỏi già và chết (Niết Bàn).
Lành thay! Lành thay! Lành thay!
