Bằng chứng lịch sử về Cuộc đời Đức Phật

Phật Thích Ca Mâu Ni có tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm, ất Đạt Đa Cù Đàm, Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm, Sĩ Đạt Đa Cù Đàm, Sĩ Đa Tha Cồ Đàm, Sĩ Đa Tha Cù Đàm, hay gọi tắt là Đức Phật, sinh vào khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

DOWNLOAD BẢN PDF TẠI ĐÂY

1. Danh hiệu và cuộc đời | the title (the name) and the life

NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT | 南無本師釋迦牟尼佛
NAMO SHAKYAMUNI BUDDHA | NAM MO LE BOUDDHA ÇÃKYA MUNI
शाक्यमुनिबुद्ध | སངས་རྒྱས་ཤཱཀྱ་ཐུབ་པ་
Tất Đạt Đa, cũng được gọi là Tất Đạt Đa Cồ Đàm hay Phật Thích Ca, hoặc gọi tắt là Đức Phật, là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xung quanh, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt khổ đau bản thân, nhận sự hạnh phúc tối thượng.

Tất Đạt Đa là đã tồn tại trên trái đất này và là một nhân vật lịch sử. Ông sinh ra vào khoảng năm 581 trước Công Nguyên và nhập diệt vào khoảng năm 501 trước Công Nguyên khi 80 tuổi, khoảng vài năm trước thời của Khổng Tử. Thân phụ của Ngài là vua Tịnh Phạn tông chủ của tộc Thích Ca, trị vì vương quốc nhỏ mà bây giờ là Nepal và kinh đô là Ca Tỳ La Vệ, Thân mẫu của Ngài là hoàng hậu Ma-da thuộc thị tộc Koli.

Tất Đạt Đa (tên hồi nhỏ của Đức Phật Thích Ca) được sinh ra tại vường Lâm Tỳ Ni, ngày nay thuộc Nepal. Đức Phật sinh ra là một Hoàng tử, nhưng từ khi còn nhỏ ông đã nhìn nhận và trăn trở về vấn đề khổ đau của con người. Ông khao khát tìm được con đường giải thoát khỏi những đau khổ ấy. Kinh điển Phật giáo đã mô tả bốn cuộc gặp gỡ của ông với hình ảnh sinh, lão, bệnh, tử. Cuối cùng ông từ bỏ cuộc sống vương giả, lìa bỏ cung điện vợ con ra đi tìm đường giải thoát chúng sinh.

Sau nhiều năm tu hành khổ hạnh không đạt kết quả, Tất Đạt Đa từ bỏ lối thực hành khổ hạnh. Tất Đạt Đa ngồi dưới gốc cây Bồ Đề và thực hành thiền định. Vào một buổi sáng ở tuổi 35, ông đã thực chứng giác ngộ hoàn toàn khi đang thiền định dưới gốc cây Bồ Đề. Tất Đạt Đa đã hiểu được bản chất của sự sống, hiểu được sinh tử luân hồi và con đường thoát khỏi sinh tử luân hồi. Chính điều này ông được gọi là Phật hay Bậc Giác Ngộ hoàn toàn. Từ đó ông đi khắp miền Ấn Độ giảng pháp giúp người thoát khổ cho đến khi nhập diệt ở tuổi 80.

Theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền thì Phật Thích Ca là ứng thân, Phật Tỳ Lô Giá Na là Pháp Thân. Như vậy Phật Thích Ca là hóa thân của Phật  Tỳ Lô Giá Na hiển thị để giáo hóa chúng sinh.

2. Nguồn gốc tài liệu | Sources of the Buddha’s life

Nguồn tài liệu về Cuộc đời Đức Phật khá khác nhau. Các tài liệu chính bao gồm:
– Kinh Phật Sở Hành Tán (Deeds of the Buddha – Buddhacarita)
– Kinh Phổ Diệu (The Extensive Play Sutra – Lalitavistara)
– Đại Sự (Great Matters – Mahāvastu)
– Nidānakathā (chương giới thiệu của bản luận giải kinh Bổn Sanh – jātakatthakathā)

Trong số này, Kinh Phật Sở Hành Tán (Buddhacarita) là tiểu sử đầy đủ đầu tiên, một bài sử thi được viết bởi nhà thơ Asvaghosa, có niên đại khoảng đầu thế kỷ thứ 1 hoặc 2 sau công nguyên. Trong Mật điển còn có bộ Bản tôn Thắng Lạc Kim Cương (Chakrasamvara). Trong bộ này, Đức Phật dạy Mật điển.

Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara) là bản sử thi lâu đời tiếp theo thuộc trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivādin)

Kinh Đại Sự (Great Matters – Mahāvastu – do những người Thuyết xuất thế bộ – Lokottaravādin thuộc phái Xuất Thế Bộ) là một bộ chính khác có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.

Cả kinh Phổ Diệu và Kinh Đại Sự đều không thuộc Tam Tạng Kinh Điển. Nhưng những kinh này đã bổ sung những chi tiết quan trọng.

Tiểu sử về Đức Phật thuộc trường phái Đàm Vô Đức Bộ được coi là đầy đủ nhất, và có tên là Kinh Phật Bản Hạnh Tập (佛 本 行 集 經).

Kinh Bổn Sanh mô tả tiền thân Đức Phật khi Ngài còn là một vị Bồ tát.

Các bộ kinh mô tả về Đức Phật Đản Sanh bao gồm:

– Kinh Nalaka (Nalaka Sutta) thuộc Kinh Tập (Sutta Nipata)
– Kinh Đại Bổn (Mahāpadāna Sutta) thuộc kinh Trường bộ (Nikaya Sutta)
– kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Acchariya-abbhutadhamma Sutta) thuộc kinh Trung bộ (Majjhima Nikaya)
– kinh Đại bát Niết-bàn (Mahàparinibbàna Sutta) thuộc kinh Trường bộ (Nikaya Sutta)
– kinh Đại bổn duyên (The original cause Sutra – Mahàpadàna sutta) thuộc kinh Trường A-hàm (Longer Āgama-sutra),
– kinh Phương quảng đại trang nghiêm (Means of Expansive and Great Adornment Sutra)
– kinh Phổ diệu (The Extensive Play Sutra – Lalitavistara)
– kinh Thái tử thụy ứng bản khởi (The Past Starts of Prince Magala/Saundarya/Udumbara Sutra)
– kinh Tu hành bản khởi (The Past Starts of Cultivation Sutra)
– kinh Quá khứ hiện tại nhân quả (The Cause and Effect of Past and Present Sutra)
– kinh Phật bản hạnh tập (Abhiniṣkramaṇa Sūtra)
– kinh Phật thuyết thập nhị du (The Buddha Speaks of the Twelve Roamings Sutra).

Ba bộ kinh quan trọng nhất được sử dụng như là tài liệu trích dẫn là:

– Kinh Đại Bổn (Mahāpadāna Sutta) thuộc kinh Trường bộ (Nikaya Sutta)
– kinh Đại bổn duyên (The Great Original Cause Sutra – Mahàpadàna sutta) thuộc kinh Trường A-hàm (Longer Āgama-sutra),
– kinh Phật bản hạnh tập (Abhiniṣkramaṇa Sūtra)

3. Tứ Thánh Địa Phật giáo | An overview of the Four Holy Places

Tứ Thánh Địa Phật Giáo (Tứ Động Tâm) bao gồm:
– Vườn Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal: nơi Đức Phật Đản Sanh
– Bồ Đề Đạo Tràng: Nơi Đức Phật thành đạo
– Vườn Lộc Uyển: Nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân đầu tiên
– Thành Câu Thi Na: nơi Đức Phật nhập Niết Bàn

Trong khi ngự tại rừng Long Thọ ở Câu Thi Na một vài tiếng đồng hồ trước khi Đức Phật nhập diệt, Đức Phật nói với Đại Đức A Nan về Tứ Động Tâm: “Có bốn động tâm làm cho người chiêm bái khởi tâm cảm xúc và tôn kính. Người có niềm tin chân chính nên đến để chiêm bái những nơi tâm linh ấy”.

Bản đồ vùng Népal, gần biên giới vùng Bắc Ấn Độ - Map of Nepal and borders of North India
Bản đồ vùng Népal, gần biên giới vùng Bắc Ấn Độ – Map of Nepal and borders of North India
3.1. Lâm Tỳ Ni – Nơi Đức Phật đản sanh | Lumbini, the birth-place of the Buddha

Vườn Lâm Tỳ Ni hiện giờ là Rummindei ở Né-Pal, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Đức Phật) đản sanh. Vườn nằm về hướng bắc cách Ba La Nại một trăm dặm Anh

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Hoàng Hậu Ma Da trên đường từ thành Ca Tỳ La Vệ về thăm quê ngoại tại Devadaha, đã hạ sanh Thái tử Tất Đạt Đa vào khoảng tháng tư năm 624 trước Tây lịch tại một khu vườn rất đẹp với nhiều cây Ta La xanh tươi, rợp bóng mát.

Lâm Tì Ni có nhiều kiến trúc đã được xây dựng, nhưng ngày nay không còn nhiều. Hiện tại còn trụ đá do vua A Dục dựng lên vào năm 249 hoặc 250 trước Công nguyên. Trên trụ đá có ghi: “Hai mươi năm sau ngày đăng quang vua Devanapiya Piyadasi (A Dục) đã đến đây để tỏ lòng sùng kính của mình với Phật, một vị hiền triết thuộc họ Thích Ca đã sanh ra ở Lâm Tì Ni. Nhà vua đã ra lệnh dựng một trụ đá và một bức phù điêu nhằm đánh dấu nơi đấng Chí Tôn sinh ra. Ngài miễn thuế và cắt giảm phẩm vật hằng năm.”

Những lời ghi khắc của vua A Dục trên trụ đá nầy là bằng chứng lịch sử vững chắc về nơi đản sanh của Đức Phật. Ngoài trụ đá ra, còn có một điện thờ cũ kỹ với hình ảnh đản sinh của Đức Phật được diễn tả trong các kinh điển, điện thờ Hoàng hậu Ma Da và giếng nước thiêng nơi mà Hoàng hậu Ma Da đã tắm khi hạ sanh Thái tử Tất Đạt Đa, các dấu tích của tu viện cổ, cây Bồ Đề thiêng. Ngày nay, Lâm Tỳ Ni là nơi hành hương quan trọng của Phật tử.

Vào ngày 7 tháng 12, năm 1997, cơ quan UNESCO đã công nhận vườn Lâm Tỳ Ni, một trong các Phật tích thiêng liêng nhất của Phật giáo là Di Sản Văn Hóa Thế Giới

Toàn cảnh vườn Lâm Tỳ Ni - Nơi Đức Phật đản sanh, view of Lumbini garden - the birth place of the Buddha
Toàn cảnh vườn Lâm Tỳ Ni – Nơi Đức Phật đản sanh | view of Lumbini garden – the birth place of the Buddha
Đền thờ Hoàng Hậu Ma Da bên phải giếng nước thiêng - Maya Devi Temple right on the side of the sacred pond in Lumbini garden
Đền thờ Hoàng Hậu Ma Da bên phải giếng nước thiêng – Maya Devi Temple right on the side of the sacred pond in Lumbini garden
Cây Bồ Đề thiêng và giếng thiêng - Sacred Bodhi tree and the sacred pond
Cây Bồ Đề thiêng và giếng thiêng – Sacred Bodhi tree and the sacred pond
Trụ Đá vua A Dục đã dựng lên tại vườn Lâm Tỳ Ni - Asoka’s Stone Pillar at Lumbini
Trụ Đá vua A Dục đã dựng lên tại vườn Lâm Tỳ Ni – Asoka’s Stone Pillar at Lumbini
Dòng chữ mà vua Asoka khắc trên trụ đá | Inscription on the Asokan Pillar in Lumbini, Nepal
Dòng chữ mà vua Asoka khắc trên trụ đá | Inscription on the Asokan Pillar in Lumbini, Nepal

Trụ đá vua A Dục dựng, đền thờ Hoàng hậu Ma Da và giếng thiêng - Asoka’s Stone Pillar at Lumbini, Maya Devi Temple, the sacred pond Trụ đá vua A Dục nằm về hướng Tây so với đền thờ Hoàng hậu Ma Da. Trụ đá được khai quật vào năm 1896, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Trụ đá là bằng chứng lịch sử đánh dấu nơi Đức Phật đản sanh Ashoka′s pillar on the western side of the Maya Devi temple. This pillar discovered in 1896 was erected during the reign of Emperor Ashoka (3rd century BC). It is believed to mark the place where Ashoka visited Lumbini

Trụ đá vua A Dục dựng, đền thờ Hoàng hậu Ma Da và giếng thiêng. Trụ đá vua A Dục nằm về hướng Tây so với đền thờ Hoàng hậu Ma Da. Trụ đá được khai quật vào năm 1896, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Trụ đá là bằng chứng lịch sử đánh dấu nơi Đức Phật đản sanh.

Trụ đá vua A Dục dựng, đền thờ Hoàng hậu Ma Da và giếng thiêng - Asoka’s Stone Pillar at Lumbini, Maya Devi Temple, the sacred pond
Trụ đá vua A Dục dựng, đền thờ Hoàng hậu Ma Da và giếng thiêng.
Đền thờ Hoàng hậu Ma Da được bao quanh bởi dấu tích của tu viện cổ.
Đền thờ Hoàng hậu Ma Da được bao quanh bởi dấu tích của tu viện cổ.
Dấu tích của tu viện cổ.
Tượng Phật Thích Ca đản sanh ở phía Bắc của vườn Lâm Tỳ Ni, ở phía trước khi vào dấu tích khu tự viện cổ | Statue of Baby Buddha on the northern side of the Sacred Garden, before entering the monastic zone.
Tượng Phật Thích Ca đản sanh ở phía Bắc của vườn Lâm Tỳ Ni, quý vị sẽ chiêm bái trước khi vào dấu tích khu tự viện cổ | Statue of Baby Buddha on the northern side of the Sacred Garden, before entering the monastic zone.
Bên trong đền thờ Hoàng hậu Ma Da là di tích nền gạch cũ cổ xưa. Inside the Mayadevi Temple
Bên trong đền thờ Hoàng hậu Ma Da là di tích nền gạch cũ cổ xưa. Inside the Mayadevi Temple
Phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua A Dục vào năm 249 TCN đã dùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật. Phiến đá được bảo vệ bằng kính chống đạn tại đúng vị trí được tìm thấy. | Marker stone marking the exact spot of Lord Buddha's birth inside Mayadevi Temple, Lumbini
Phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua A Dục vào năm 249 TCN đã dùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật. Phiến đá được bảo vệ bằng kính chống đạn tại đúng vị trí được tìm thấy. | Marker stone marking the exact spot of Lord Buddha’s birth inside Mayadevi Temple, Lumbini
Phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua A Dục vào năm 249 TCN đã dùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật. Phiến đá được bảo vệ bằng kính chống đạn tại đúng vị trí được tìm thấy. | Marker stone marking the exact spot of Lord Buddha's birth inside Mayadevi Temple, Lumbini
Phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua A Dục vào năm 249 TCN đã dùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật. Phiến đá được bảo vệ bằng kính chống đạn tại đúng vị trí được tìm thấy. | Marker stone marking the exact spot of Lord Buddha’s birth inside Mayadevi Temple, Lumbini
3.2. Bồ Đề Đạo Tràng – Nơi Đức Phật giác ngộ.

Toàn cảnh Bồ Đề Đạo Tràng với Đền Bồ Đề và Cây Bồ Đề.
Toàn cảnh Bồ Đề Đạo Tràng – aerial view of Mahabodhi stupa complex

Bồ đề đạo tràng, gần bên bờ Ni Liên Thiền thuộc bang Bihar trung Ấn, còn gọi là Giác Thành vì đây là nơi Đức Phật đã đạt thành chánh quả.

Sau sáu năm khổ hạnh ép xác mà không có kết quả, Thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ cách tu khổ hạnh ép xác để xoay qua tu tập con đường trung đạo. Ngài đã tọa thiền dưới cội Bồ Đề, gần bờ sông Ni Liên Thiền, và phát đại nguyện rằng chỉ rời khỏi nơi nầy khi nào Ngài đạt được giác ngộ mà thôi. Những nỗ lực của Ngài đã được đền đáp sau bảy ngày thiền định, Ngài đã giác ngộ.

Nhiều lăng tẩm và đền đài nguy nga đã được dựng lên khắp nơi quanh đây. Nổi bật nhất là chùa Bồ Đề, là ngôi chùa đánh dấu nơi Đức Phật giác Ngộ. Chùa được xây dựng bởi Ashoka trong thế kỷ thứ ba và được khôi phục bởi người Anh trong năm 1880, ngôi đền đã nhận được sự công nhận của nó vào năm 2002 khi nó được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Chùa Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng

Đền Bồ Đề trước khi trùng tu.
 Đền Bồ Đề trước khi trùng tu. Nguồn: wikimedia

Đền Mahabodhi ở Bodh-Gaya cao gần 50 mét, gồm một thân thẳng hình kim tự tháp. Đền có nhiều tầng khác nhau. Trong đền có một tượng Phật mạ vàng với thủ ấn Xúc Địa.

the Mahabodhi shrine at Bodh-Gaya is approximately 160 feet high and consists of a straight pyramidal tower with many storeys. The shrine enshrines a great gilded figure of the Buddha touching the earth which symbolizes the supreme event of enlightenment.

Đường kinh hành bên cạnh Đại Tháp Bodhgaya - Inner Walking Meditation Route inside Bodhgaya
Đường kinh hành bên cạnh Đại Tháp Bodhgaya – Inner Walking Meditation Route inside Bodhgaya

Bên cạnh đền Bồ Đề là cây Bồ Đề—Bodhi-Tree – Cây Bồ đề hay cây trí tuệ (mà Trong Pháp Hiển Truyện gọi sai là cây Bối Đa) – dưới gốc cây nầy Phật đã đạt được đại giác là một trong những cây có tuổi thọ cao và được tôn sùng nhất trên thế giới.

The Bodhi Tree is beside of Mahabodhi Temple - Cây Bồ Đề bên cạnh đền Bồ Đề
The Bodhi Tree is beside of Mahabodhi Temple – Cây Bồ Đề bên cạnh đền Bồ Đề

Dưới cây Bồ Đề là tòa kim cang, nơi Đức Phật đã tọa thiền và thành đạo. Tòa Kim Cang được làm bằng đá và cát đỏ, được xây dựng bởi vua A Dục (Asoka) vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.

Tòa Kim Cang ở giữa cây Bồ Đề và đền Bồ Đề được vua A Dục xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên - Vajrasana [ Diamond Throne ] between Bodhi tree and Mahabodhi temple - the Diamond throne, built by Ashoka c.250 BCE
Tòa Kim Cang ở giữa cây Bồ Đề và đền Bồ Đề được vua A Dục xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên – Vajrasana [ Diamond Throne ] between Bodhi tree and Mahabodhi temple – the Diamond throne, built by Ashoka c.250 BCE.| source: wikimedia
Tòa Kim Cang ở giữa cây Bồ Đề và đền Bồ Đề – Vajrasana [ Diamond Throne ] between Bodhi tree and Mahabodhi temple

Tòa Kim Cang ở giữa cây Bồ Đề và đền Bồ Đề - Vajrasana [ Diamond Throne ] between Bodhi tree and Mahabodhi temple
Tòa Kim Cang ở giữa cây Bồ Đề và đền Bồ Đề – The Vajrasana [ Diamond Throne ] between Bodhi tree and Mahabodhi temple
Bên phải của tháp lớn là một tượng Phật lộ thiên xây giữa hồ sen có cửu long che chở. Tương truyền rằng khi Ngài tu thiền định có thần long che mưa che nắng cho Ngài.

Phật lộ thiên với chín con rồng bảo vệ Đức Phật - Mucalinda, Muchalinda or Mucilinda is the name of a nāga, a snake-like being, who protected the Gautama Buddha from the elements after his enlightenment.
Phật lộ thiên với cửu long che chở – Mucalinda, Muchalinda or Mucilinda is the name of a nāga, a snake-like being, who protected the Gautama Buddha from the elements after his enlightenment.

Xung quanh ngôi đền nầy hiện nay còn vô số di tích mà trong đó quan trọng nhất là những đoạn lan can bằng đá đại diện cho hai thời kỳ xây dựng khác nhau, thời kỳ đầu vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, và thời kỳ sau vào đầu triều đại Gupta.

Ảnh hàng rào trong viện Bảo tàng Ấn Độ – Bodh Gaya original railings, Indian Museum, Calcutta.
Bức ảnh lan can được chụp vào những năm 1880-1903 | 1880 -1903 photography of Bodh Gaya Sunga railing | Source: wikimedia
Bức ảnh lan can được chụp vào những năm 1880-1903 | 1880 -1903 photography of Bodh Gaya Sunga railing | Source: wikimedia

Tượng Phật trong Đền Bồ Đề với xúc địa ấn - the stutue of Sakyamuni Buddha in Bhumisparsha Mudra ["touching the ground pose"]
Tượng Phật trong Đền Bồ Đề với xúc địa ấn – the stutue of Sakyamuni Buddha in Bhumisparsha Mudra [“touching the ground pose”]

Tượng Phật trong Đền Bồ Đề với xúc địa ấn - the stutue of Sakyamuni Buddha in Bhumisparsha Mudra ["touching the ground pose"]
Tượng Phật trong Đền Bồ Đề với xúc địa ấn – the stutue of Sakyamuni Buddha in Bhumisparsha Mudra [“touching the ground pose”]

Ngôi đền nhỏ bên cạnh đền thờ Hoàng hậu Ma-da – Votive Stupa and Māyādevī Temple
Đền thờ Hoàng hậu Mada trong khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng, at the Mahabodhi Temple, Bodhgaya
3.3. Vườn Lộc Uyển – Nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên | Sarnath [(Mrgadava (skt)—Migadaya (p)] – the place where Sakyamuni Buddha preached his first discourse.

Ba La Nại, một trong những trung tâm Phật giáo nổi tiếng tại Ấn Độ, thuộc bang Uttar Pradesh, cách thành phố Varanasi khoảng 10 cây số. Sau khi chứng đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng, Đức Phật đã đi đến khu Lộc Uyển (Vườn Nai), tuyên thuyết bài pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, vận chuyển bánh xe pháp, được biết như là tứ diệu đế.

Tại đây, Vua A Dục (304 – 232 trước Công nguyên) đã viếng thăm vào khoảng 234 trước Công nguyên và cho xây dựng một tòa tháp. Sau này, tháp Chuyển Pháp Luân (Dhamek) đã được xây dựng bao quanh tháp nhỏ của vua A Dục nhằm đánh dấu sự truyền bá thông điệp của Đức Phật về từ bi và trí tuệ.

Tháp Chuyển Pháp Luân - Dhamekha Stupa
Tháp Chuyển Pháp Luân – Dhamekha Stupa
Tháp Chuyển Pháp Luân - Dhamekha Stupa
Tháp Chuyển Pháp Luân – Dhamekha Stupa

Tháp hiện tại có độ cao 31.3 m và có đường kính 28.3 m.

Tháp Hạnh Ngộ (Chaukhandi stupa) được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 4 – 6 sau Công nguyên, để đánh dấu nơi gặp gỡ của Đức Phật với 5 anh em Kiều Trần Như – 5 người bạn đồng tu của Đức Phật và cũng là 5 đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Tháp Hạnh Ngộ - Chaukhandi stupa
Tháp Hạnh Ngộ – Chaukhandi stupa

Tháp Xá Lợi Dharmarajika (Dharmarajika stupa) có niên đại khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, được xây dựng để lưu trữ xá lợi của Đức Phật.

Tháp Xá Lợi nhìn từ trên cao
Tháp Xá Lợi nhìn từ trên cao

Tháp Xá Lợi nhìn từ trên cao. Bao quanh thấp là dấu tích của các tu viện cổ. – The Dharmarajika Stupa, aerial view. The stupa is surrounded by remains of ancient monasteries.

Tháp Xá Lợi nhìn - The Dharmarajika Stupa
 Tháp Xá Lợi – The Dharmarajika Stupa

Trụ đá của vua A Dục (Asoka) | Asokan Pillar: dựng lên tại Sarnath để đánh dấu nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân lần đầu tiên. The Asokan Pillar was built to mark the place where Sakyamuni Buddha preached his first discourse

Trụ đá vua A Dục - Ashoka Pillar, Sarnath
Trụ đá vua A Dục – Ashoka Pillar, Sarnath
Dòng chữ trên trụ đá mà vua A Dục đã khắc -
Dòng chữ trên trụ đá mà vua A Dục đã khắc – Inscription on the Asokan Pillar in Sarnath
Trụ đá vua A Dục và tàn tích tu viện cổ – the Asokan Pillar and remains of ancient monasteries

3.4 Câu Thi Na (Câu Di Na Kiệt, Cứu Thi, Câu Thi Na Kiệt, Câu Thu Yết La, Giác Thành) – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn | Kusinagara (skt)—Kusinara (p) – the place where the Buddha entered his Mahaparinirvana.

Nơi Đức Phật nhập Niết bàn trong vườn Ta La (Đức Phật nhập diệt trong an nhiên vào tuổi 80 tại rừng Ta La phía bắc thành câu Thi Na, vào khoảng 543 năm trước Thiên Chúa). Đức Phật nằm nghiêng về bên phải, chân nầy đặt lên chân kia trong tư thế chánh niệm và làm củ tự thân, giữa rừng cây Ta La Song Thọ, bên bờ sông Hiranyavati, trong thành Câu Thi Na, Ngài nhắc nhở chúng đệ tử: “Hãy ghi nhớ rằng tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn chớ đừng buông lung.” Nói xong, Đức Phật nhập sâu vào thiền định và cuối cùng nhập Niết Bàn vào ngày trăng tròn tháng tư. Nhục thân của Phật được hỏa thiêu và một phần xá lợi của Ngài đã được tôn trí thờ trong một bảo tháp tại Câu Thi Na.

Tháp Niết Bàn (Parinirvana Stupa) và chùa Đại Bát Niết Bàn (The Mahaparinirvana Temple):

Chùa Đại Bát Niết Bàn là nơi tôn trí thờ tượng Phật trong tư thế nhập Niết bàn dài 6 m và được làm bằng đá cát đỏ nguyên khối dát vàng bên ngoài.

Tháp Niết Bàn được xây dựng để lưu giữ và thờ xá lợi của Đức Phật.

Tháp Niết Bàn - The Parinirvana Stupa [1] và Chùa Đại Bát Niết Bàn - The Mahaparinirvana Temple
Tháp Niết Bàn – The Parinirvana Stupa [1] và Chùa Đại Bát Niết Bàn – The Mahaparinirvana Temple [2]
Tượng Phật Nhập Niết Bàn bên trong chùa Đại Bát Niết Bàn tại thành Câu Thi Na | The Lying Statue of the Buddha inside the Kusinagara Stupa
Tượng Phật Nhập Niết Bàn bên trong chùa Đại Bát Niết Bàn tại thành Câu Thi Na | The Lying Statue of the Buddha inside the Mahaparinirvana Temple.
Tượng Phật Nhập Niết Bàn bên trong chùa Đại Bát Niết Bàn tại thành Câu Thi Na | The Lying Statue of the Buddha inside the Mahaparinirvana Temple.
Tượng Phật Nhập Niết Bàn bên trong chùa Đại Bát Niết Bàn tại thành Câu Thi Na | The Lying Statue of the Buddha inside the Mahaparinirvana Temple.

Tháp Trà Tỳ (Ramabhar Stupa, also called a Mukutbandhan-Chaitya) là nơi hỏa thiêu nhục thân của Đức Phật, nằm cách chùa Đại Bát Niết Bàn khoảng 1.5km về hướng đông.

Tháp Trà Tỳ - Ramabhar Stupa or Mukutbandhan-Chaitya
Tháp Trà Tỳ – Ramabhar Stupa or Mukutbandhan-Chaitya

Cách chùa Đại Bát Niết Bàn khoảng 400m là chùa Matha Kuar Shrine (tên chùa được đặt theo tên địa phương). Bên trong có bức tượng được tạc từ khối đá xanh khuyên khối, cao hơn 3m. Bức tượng mô tả Đức Phật Thích Ca đang ngồi dưới gốc cây Bồ Đề tay trái ấn thiền định tay phải ấn xúc địa.

chùa Matha Kuar Shrine
chùa Matha Kuar Shrine
Dòng chữ dưới bức tượng có niên đại khoảng thế kỷ thứ 10-11 sau Công nguyên
Dòng chữ dưới bức tượng có niên đại khoảng thế kỷ thứ 10-11 sau Công nguyên

Biên soạn bởi Thanh Tịnh Lưu Ly

Tài liệu tham khảo
1. Từ điển Phật học Thiện Phúc
2. Đại từ điển Phật Quang
3. Chinese Buddhist Encyclopedia
4. Dr. Alexander Berzin. Life of Shakyamuni Buddha
5. Giác Ngộ online. Suy niệm về truyền thuyết Đức Phật đản sanh
6. Thích Nhuận Châu dịch Việt. Lịch sử Văn học Phật giáo tiếng Sanskrit (J. K. Nariman – Literary history of Sanskrit Buddhism)
7. Thích Đồng Thành. Hiện tượng Bánh xe trong Phật giáo.
8. en.wikipedia.org
9. buddhist-pilgrimage.com

Add Comment