Con đã có đường đi – Thích Nhất Hạnh
Bất cứ một nền đạo đức luân lý nào cũng luôn luôn dựa trên nền tảng của một cái thấy sâu sắc về thực tại, thực tại nội tâm cũng như thực tại thế giới. Siêu hình học là nền tảng của đạo đức học. Đạo đức học của đạo Bụt phát sinh từ một suối nguồn tuệ giác mà Bụt Thích Ca và các hành giả kế tiếp đã đạt tới được nhờ kinh nghiệm thiền quán sâu sắc. Nguồn suối tuệ giác ấy được gọi là Chánh kiến (Right View), là sự chứng ngộ. Tuệ giác ấy có khi được gọi là Duyên Sinh, là Tương Tức, là Không, là Vô Tướng, là Bát Nhã, là Bất Nhị, là Trung Đạo, là Vô Ngã…
Chuyện Phật đời xưa
Mục tiêu của soạn giả có thể dễ dàng thấy được qua hầu hết nội dung các câu chuyện, vì đã được chọn lọc một cách khá nhất quán xoay quanh trục chủ đề chính là các vấn đề luân lý, đạo đức. Bên cạnh đó, những vấn đề như đức tin, luật nhân quả và các phần giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới cũng được đưa vào.
Chuyển hóa sân hận – Thích Nhật Từ
Cơn giận dữ biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ, góc độ giọng nói thì sự giận dữ được thể hiện qua lời quát tháo, nguyền rủa tục tĩu, hăm dọa, hoặc lời đường mật nhưng chứa lưỡi dao, mảnh chai hay gai nhọn bên trong mà người giận dữ tặng đối phương. Biểu hiện không thiện cảm về giọng nói làm giá trị, ý nghĩa mối quan hệ, giao tế bị tổn thương, để lại vết hằn nội kết tạo khoảng cách ngày càng nhân rộng. Nó có thể trở thành dãy núi Trường Sơn hay Vạn Lý Trường Thành là tùy vào khả năng xử lý mâu thuẫn của hai bên. Sự ứng xử thiếu khôn ngoan sẽ tạo ra hố ngăn cách hoặc thiết lập thành hai đường ray xe lửa song song, sự nóng giận sẽ thiêu đốt mối quan hệ tình người!
Chuyển hóa cảm xúc – Thích Nhật Từ
Phản ứng kéo theo của cảm giác mới quan trọng. Thông qua cặp mắt, chúng ta thích một đối tượng nào đó, bỗng nhiên tất cả những gì liên quan đến đối tượng đó ta đều có cảm tình. Sự cảm tình này còn được gọi là hiện tượng lay lan tâm lý, lây từ sự kiện A, con người A kéo theo sự kiện B, con người B. Hiện tượng lay lan cảm xúc là một quy trình duyên khởi, quy trình này rất quan trọng trong đời sống con người.
Chứng đạo ca – ấn bản 1987
Thiền sư Vĩnh gia Huyền giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn. Thuở nhỏ học tập kinh luận và chuyên ròng về phép chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng.
Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tim đến. Hai người trò chuyện hăng say.
Sách nghe Giác nói lời nào cũng thầm hiệp ý chư tổ bèn hỏi rằng: nhân giả được pháp với thấy nào ?
Giác đáp: tôi nghe kinh luận phương đẳng, mỗi mỗi đều có thầy truyền dạy. Sau do kinh Duy Ma mà ngộ được tâm Phật, nhưng chưa có người chứng minh cho…
Chư kinh tập yếu – Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến
Chúng tôi đã có cơ may được gặp gỡ, tiếp xu c với nhiều vị thiền đức, cao tăng. Mỗi vị thường chỉ chuyên tu, hành trì một vài bộ kinh Phật, cho dù kiến thức các vị có thể là rất bao quát. Điều đó cho thấy việc hành trì kinh điển vốn quý ở chỗ tinh thông, không cốt ở chỗ nhiều mà không đạt lý.
Chơn Lý – Tổ sư Minh Đăng Quang
Chơn lý là bộ sách giáo lý ghi lại những bài thuyết pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang giảng dạy hoằng hóa trong suốt mười năm (1944-1954) hành đạo nhiều nơi tại các tỉnh thành thuộc hai miền Đông vàTây Nam bộViệt Nam. Đến ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) Tổ sư thọ nạn vàvắng bóng. KểtừđóbộChơn lýlàhiện thân, làdấu ấn, làpháp bảo cao quýmàTổ sư lưu lại cho hàng môn đồtứchúng đệ tử hệ phái Phật giáo Khất sĩViệt Nam.
Cho Đất nước mở ra – Thích Nhất Hạnh
Nếu nhìn cho kỹ, nhìn bằng con mắt của người phật tử, nhìn bằng con mắt của người biết tu, biết quán chiếu, thì khi thấy cây bắp non, mình cũng có thể thấy được hạt bắp ngày xưa đang có mặt trong cây bắp non đấy…
Cho đất nước đi lên – Thích Nhất Hạnh
Bảy bài được in lại trong tập sách này được tuyển chọn từ bảy mươi bài pháp thoại của cả chuyến đi, xếp theo thứ tự thời gian các buổi nói chuyện của Thiền sư tại trụ sở các tổ chức văn hóa, giáo dục, tôn giáo và chính trị ở ba thành phố lớn Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Người nghe là những cán bộ, nhân sĩ, trí thức hoạt động trong các giới chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo. Ngoài ra cũng có đông đảo khách mời trong và ngoài nước.
Chiếc bè Chánh Pháp – Hạnh Huệ
“Có một ông trưởng giả rất giàu có. Ông sống trong một ngôi nhà rất kiên cố, gồm có sáu cửa. Gia nhân trong nhà được ông xem như con cái của mình. Nhưng trong số đó lại có mười tên làm nội ứng, móc nối với bọn ăn cướp bên ngoài. Bọn chúng cứ lấy đồ trong nhà chuyền qua sáu cửa cho những tên cướp này. Một hôm, trưởng giả phát hiện ra mình bị mất của quá nhiều. Ông rất đau khổ. Nhưng ông không biết là ai đã hại mình như vậy.