Kinh Niệm Xứ Chặng Đường Giải Thoát Khổ Đau
Từ xưa đến nay, pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được
nhiều thế hệ Phật tử thay nhau thọ trì và tu tập. Thế nhưng
việc nhận thức được ý nghĩa cứu khổ từ Diệu Pháp này
vẫn còn nhiều điều phải suy xét.
Tùy theo mỗi truyền thống, mỗi trường phái, mỗi vị
thầy tổ mà pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được truyền thừa
một cách khác biệt. Điều này đã làm mất đi giá trị nhất
quán của Diệu Pháp Bốn Niệm Xứ, cũng là Chánh Niệm,
một chi phần trong Tám Chánh Đạo, tức Đạo Đế, tức Chân
lý về con đường diệt khổ.
Nghi thức Phật giáo Tết Nguyên Đán
Hôm nay năm cũ đã qua, năm mới vừa đến, giờ phút giao thừa, chúng con câu hội tại đạo tràng (nêu tên chùa), thành tâm đốt nén hương lòng, hướng về Tam bảo, hiến cúng cầu an. Cúi xin mười phương Tam bảo, nhủ đức từ bi, xót thương chiếu giám…
Pháp Nhân Duyên Thánh Lý cứu khổ
Từ hơn hai ngàn năm qua đã có rất nhiều các luận thuyết đưa ra nhằm giải thích hệ thống Nhân Duyên (hay Pháp Duyên Khởi) của Đức Phật. Tuy nhiên, cho đến nay, Thánh Lý này vẫn còn ẩn chứa nhiều Diệu Pháp chưa được nhận thức thích đáng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên, trong đó, xét về mặt thực tế, có hai lý do chủ yếu:
Sổ tay mục lục Tam Tạng Pali
Quyển “Sổ tay mục lục Tam tạng Pali được biên soạn với mục đích giúp độc giả tra cứu nhanh về xuất xứ cua các bản văn Kinh, Luật, Luận PãỊi, đối chiếu tựa đề Việt – PãỊi – Hán, giúp sinh viên khoa Phật học và người học Phật làm quen với văn học PãỊi gồm Tam tạng, chú thích, sớ giải và văn học PãỊi ngoài Tam tạng và các tác phẩm PãỊi chưa phân loại.
Giới thiệu các bài kinh Phật Pali cho người tại gia
Bài nghiên cứu này có thể hữu ích cho những Tăng, Ni, sinh viên Phật giáo, và những người muốn có hiểu biết “tổng quan” về các kinh Phật đã nói cho những người tại gia. Nó cũng giúp ích cho những người muốn nghiên cứu sâu hơn trong quá trình học Phật giáo của mình với những số liệu, thông tin, thống kê, và những nhận định có được sau quá trình khảo sát khá nhiều công phu của tác giả. Một số nhận-định (có được từ kết quả khảo sát rõ ràng) có thể làm quý vị thấy ngạc nhiên vì chúng có thể khác so với những suy đoán và hiểu biết trước giờ của quý vị.
[pdf, mobi, epub, azw3] Đức Phật Lịch Sử – H.W. Schumann
Quyển “Ðức Phật Lịch Sử” này phối hợp một công trình nghiên cứu uyên thâm về Kinh Tạng Pàli cũng như lịch sử Ấn Ðộ và tính cách quen thuộc thân thiết với môi trường Ấn Ðộ của vị học giả này.
Hạnh tu tập để vãng sanh cõi trời Đâu Suất của Đức Di Lặc Thiên Tôn
Chư thiên ở cõi trời này luôn sống trong hỷ lạc, vật chất sung mãn, tinh tấn tu tập Bát chánh đạo nên gọi là Hỷ lạc thiên. Các Bồ tát giáo hóa ở cõi này thường tu tập hỷ (một trong bốn tâm vô lượng) nên còn gọi là Hỷ túc thiên.
Nghi thức tụng niệm Đức Di Lặc Thiên Tôn cầu vãng sanh Đâu Suất Thiên
Nguyện cầu Sư Tăng cha mẹ đời này đời trước, tri thức lành dữ, đàn việt lập chùa, mười phương tín thí, bà con quyến thuộc hoặc còn hoặc mất, sáu đạo chúng sanh hoặc oán hoặc thân. Nguyện giải tất cả những oan khiên, tiêu tất cả bao tội nghiệp, đồng chứng đạo Bồ-đề, đồng sanh cõi trời Đâu Suất Thiên.
Tuyển tập ebook kinh điển thuyết về Đức Di Lặc theo hai truyền thống Nam truyền và Bắc truyền
Nội dung kinh công nhận sự xuất hiện và mô tả hoàn cảnh xuất hiện của Bồ tát Di-lặc thành Phật trong tương lai.
Di Lặc Tam Kinh: Kinh Di Lặc Đại Thành Phật
Lúc bấy giờ bốn chúng đệ tử đều đến hội họp. Họ sửa sang đường lộ, rưới nước quét đất và đốt hương. Họ mang theo những phẩm vật để cúng dường Như Lai cùng chư Tỳ-kheo Tăng. Họ chăm chú chiêm ngưỡng Đức Như Lai, ví như hiếu tử nhìn người cha hiền, như đang khát thèm nước uống. Họ tưởng nhớ và yêu mến bậc Pháp phụ cũng lại như thế. Mỗi mỗi đều đồng nhất tâm muốn thỉnh Pháp Vương lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp. Với các căn bất động, tâm họ lần lượt lưu chảy về hướng của Phật.