Nghi thức cầu an Kinh Dược Sư – Thích Nhật Từ

Kinh Dược Sư gọi đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Tráng. Tại Trung Quốc còn có thêm bốn bản dịch khác là: 1) bản dịch đời Đông Tấn (năm 317-322) của ngài Miên-thi-lợi Mật-đa-la, 2) bản dịch đời Lưu Tấn (năm 457) của ngài Huệ Giản, 3) bản dịch đời Tuỳ (năm 615) của ngài Đạt-ma-cấp-đa, và 4) bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh (năm 707). Nhờ tính chất văn chương và dễ đọc tụng, bản của ngài Huyền Tráng được sử dụng phổ biến nhất trong các chùa Bắc Tông tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng nền văn hoá và văn tự của nước này.

Nghi thức tụng niệm lễ Giao thừa – Chùa Pháp Quang ấn hành

Tư thời đệ tử chúng đẳng, nhất tâm quy hướng Phật tiền, chân thành thiết lễ Giao Thừa Nguyên Đán minh niên, phủ phục thành tâm đảnh lễ cúng dường thập phương Chư Phật, vô lượng Bồ Tát Thánh Hiền, Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp Tôn Thần, Già Lam Thánh Chúng, thùy từ lân mẫn, chứng minh gia hộ: pháp âm phổ chiếu, Phật pháp thân truyền, thiền môn nghiêm tịnh, hải Chúng an hòa, bách gia hộ Đạo, trăm họ quy y, phước duyên tăng trưởng, hạnh nguyện viên dung.

Kinh Niệm Xứ Chặng Đường Giải Thoát Khổ Đau

Từ xưa đến nay, pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được
nhiều thế hệ Phật tử thay nhau thọ trì và tu tập. Thế nhưng
việc nhận thức được ý nghĩa cứu khổ từ Diệu Pháp này
vẫn còn nhiều điều phải suy xét.
Tùy theo mỗi truyền thống, mỗi trường phái, mỗi vị
thầy tổ mà pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được truyền thừa
một cách khác biệt. Điều này đã làm mất đi giá trị nhất
quán của Diệu Pháp Bốn Niệm Xứ, cũng là Chánh Niệm,
một chi phần trong Tám Chánh Đạo, tức Đạo Đế, tức Chân
lý về con đường diệt khổ.

Nghi thức Phật giáo Tết Nguyên Đán

Hôm nay năm cũ đã qua, năm mới vừa đến, giờ phút giao thừa, chúng con câu hội tại đạo tràng (nêu tên chùa), thành tâm đốt nén hương lòng, hướng về Tam bảo, hiến cúng cầu an. Cúi xin mười phương Tam bảo, nhủ đức từ bi, xót thương chiếu giám…

Pháp Nhân Duyên Thánh Lý cứu khổ

Từ hơn hai ngàn năm qua đã có rất nhiều các luận thuyết đưa ra nhằm giải thích hệ thống Nhân Duyên (hay Pháp Duyên Khởi) của Đức Phật. Tuy nhiên, cho đến nay, Thánh Lý này vẫn còn ẩn chứa nhiều Diệu Pháp chưa được nhận thức thích đáng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên, trong đó, xét về mặt thực tế, có hai lý do chủ yếu:

Nghi thức tụng niệm Đức Di Lặc Thiên Tôn cầu vãng sanh Đâu Suất Thiên

Nguyện cầu Sư Tăng cha mẹ đời này đời trước, tri thức lành dữ, đàn việt lập chùa, mười phương tín thí, bà con quyến thuộc hoặc còn hoặc mất, sáu đạo chúng sanh hoặc oán hoặc thân. Nguyện giải tất cả những oan khiên, tiêu tất cả bao tội nghiệp, đồng chứng đạo Bồ-đề, đồng sanh cõi trời Đâu Suất Thiên.

Di Lặc Tam Kinh: Kinh Di Lặc Đại Thành Phật

Lúc bấy giờ bốn chúng đệ tử đều đến hội họp. Họ sửa sang đường lộ, rưới nước quét đất và đốt hương. Họ mang theo những phẩm vật để cúng dường Như Lai cùng chư Tỳ-kheo Tăng. Họ chăm chú chiêm ngưỡng Đức Như Lai, ví như hiếu tử nhìn người cha hiền, như đang khát thèm nước uống. Họ tưởng nhớ và yêu mến bậc Pháp phụ cũng lại như thế. Mỗi mỗi đều đồng nhất tâm muốn thỉnh Pháp Vương lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp. Với các căn bất động, tâm họ lần lượt lưu chảy về hướng của Phật.