Pháp tu tín ngưỡng Đức Di Lặc Thiên Tôn

Vấn đề liên quan đến việc Bồ Tát Di Lặc được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký sẽ thành vị Phật nối tiếp Ngài trong thời tương lai đã được ghi nhận sớm nhất tại Ấn Độ trong bản Kinh Cakkavatti Sutta (Kinh Chuyển Luân Vương Thánh Vương Sư Tử Hống) ở Digha Nikaya (Trường Bộ 26) thuộc Kinh Tạng Pali.

Lược sử Đức Phật Di Lặc theo truyền thống Mật tông

Trong khi tu tập như Bồ tát, Ngài chuyên thiền quán về tâm đại từ. Ngài không chỉ giảng dạy đường tu này cho người khác, mà còn liên tục thiền quán về nó. Ngài thường đứng trước cổng thành và tư duy về lòng từ. Thời thiền của Ngài mạnh mẽ đến nỗi khi mọi người đến và đi qua cổng, nếu đến gần đủ để chạm vào chân Ngài, thì họ sẽ chứng ngộ tâm đại từ. Điều này khiến cho tất cả các bậc tôn quý trong mười phương hài lòng. Chư Phật hoan hỷ với công hạnh của Ngài, và thọ ký rằng trong những kiếp vị lai, với tư cách là một Bồ tát và một vị Phật, ngài sẽ được biết với Pháp danh “Từ Thị” (Di Lặc; Jhampa). Đây là cách Ngài thọ nhận Pháp danh.

Tư liệu về Phật Di Lặc – Phước Nguyên

Truyền thống bộ phái: Căn cứ vào các tài liệu Hán tạng, đại biểu là Trung A-hàm 13, kinh 66. Thuyết bản1, đơn hành bản tương đương: No. 44, Cổ lai thế thời kinh, cho thấy trong Phật giáo bộ phái, A-dật-đa (Ajita) và Di Lặc (Mettaya), là hai nhân vật khác nhau, cả hai vị này đều là Tỷ-kheo trong chúng Thanh văn được Phật Thích Ca thọ ký, một vị làm vua Chuyển luân và một vị làm Phật.

Thủ ấn, Chân ngôn của Bồ tát Di Lặc

Hình ảnh Đức Di Lặc không chỉ được đề cập đến trong kinh Nikāya4 và các bản Hán dịch A-hàm5, mà trong nhiều tác phẩm Đại thừa như Lalitavistara, Divyavadana và Mahavastu. Cần nói thêm rằng Ngài hiện trú tại nội viện cõi trời Tuṣita, tuyên thuyết những Pháp yếu mà Ngài đã thực nghiệm cho chư Thiên tại đây.