

Tiểu Bộ Kinh – Chánh văn và nội dung tổng quát
Tiểu Bộ kinh có nhan đề “Tiểu Bộ”, nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ “Tiểu” ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn…, đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau.

Tương Ưng Bộ Kinh – Chánh văn và nội dung tổng quát
Khi nghiên cứu, hoằng truyền kinh điển, nhà Phật thường có câu: DĩThánh giáo vi minh cảnh chiêu kiên tự tâm, dĩ tự tâm vi trí đăng chiêu kinh u chr (以 聖教爲明鏡照見自心,以自心爲智燈照經幽旨),nghĩa là lấy Phật pháp làm tâm gương sáng soi vào tự tâm, lây tự tâm làm ngọn đèn trí soi tỏ chô thâm sâu của kinh điên. Những Phật sự được chư Tôn đức trong Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã và đang thực hiện, thực sự là những việc làm trân quý. Việc ấy không chỉ làm sáng bản tâm của mỗi hành giả nghiên cứu mà còn chuyển hóa lời Phật dạy một cách dễ hiểu, dễ học, dễ hành, gần gũi với cuộc sống đời thường. Thông qua đó, môi hành giả có được cách tiêp cận, tu tập, thực hành lời Phật dạy, thành tựu nhiều kết quả hơn.

Tăng Chi Bộ Kinh – Chánh văn và nội dung tổng quát
Từ việc nghiên cứu kinh điển, nhìn lại Phật giáo Việt Nam, chúng ta mới thấy, Phật giáo Việt Nam với chiều dài lịch sử trên dưới 2000 năm đồng hành cùng dân tộc, đã tạo nên những giá trị Phật giáo đặc biệt, đóng vai trò trụ cột trong việc gìn giữ nền văn hóa Việt thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, làm cho dân tộc Việt Nam trở nên vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến nước nhà vào thời đại Lý – Trần, vẫn đang tiếp tục đồng hành cùng đất nước trong thời kỳ hội nhập với phương châm “Đạo pháp – Dân tOc.” Chính vì vậy? những Phật sự của chư Tôn đức trong Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đang thực hiện có ý nghĩa hét sức quan trọng trong việc “kế vãng khai lai, truyên trì đạo mạch”, không chỉ làm cho Phật pháp xương minh, trường ton ở the gian mà còn góp phan làm cho Phật giáo Việt Nam tiếp nối truyền thống tốt đẹp từ ngàn xua, phát triển lên một tầm cao mới. Hy vọng mỗi hành giả chúng ta nỗ lực hơn nữa để thành tựu giải thoát và hoàn thành sứ mệnh “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự.”

Trung Bộ Kinh – Chánh văn và nội dung tổng quát
Trung bộ Kinh (P. Majjhima Nikāya, C. 中部經) là bộ kinh quan trọng thứ hai trong năm bộ Kinh Pali (Pāḷi Nikāya) của Phật giáo Thượng tọa bộ (Therāvāda); là tuyển tập 152 bài Kinh có độ dài trung bình (Collection of Middle-length Discourses) trong Kinh tạng Pali (Sutta piṭaka), tương ứng với 220 bài Kinh Trung A-hàm (S. Madhyama Āgama, C. 中阿含經, Zhōng Ahánjīng). Khái niệm “trung” (majjhima, 中) có nghĩa đen là “trung bình, vừa” về số lượng chữ của từng bài kinh trong bộ này. Trên thực tế, Trung bộ Kinh là tuyển tập kinh Pali có số trang nhiều gần gấp 3 lần so với Kinh Trường bộ.

Trường Bộ Kinh – Chánh văn và nội dung tổng quát
Về số lượng, Trường bộ Kinh nhiều hơn 4 bài kinh so với bộ Kinh trường A-hàm trong văn học Hán tạng của phái Dharmaguptaka, vốn là bộ đầu tiên trong Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh (大正新脩大蔵経, Taishō edition). Có 6 bài kinh trong Trường bộ kinh không có kinh tương ứng trong Trường A-hàm gồm: Kinh số 06. Kinh Ma-ha-lê (Mahāli Sutta, 摩诃梨經), kinh số 07. Kinh Xà-lợi (Jāliya Sutta, 阇利經), kinh số 10. Kinh Tu-bà (Subha Sutta, 须婆經), kinh số 22. Kinh đại niệm xứ (Mahā-Satipatthāna Sutta, 大念處經), kinh số 30. Kinh tướng (Lakkhaṇa Sutta, 相經) và kinh số 32. Kinh A-tra-nang-chi (Āṭānāṭiya Sutta, 阿吒曩胝經).

Nghe đọc, tải xuống kinh Tương Ưng Bộ mp3
Tương Ưng Bộ Kinh là bộ kinh chính yếu thứ 3 trong tạng kinh Pali của Phật giáo truyền thống nguyên thủy.

Nghe đọc, tải xuống kinh Tăng Chi Bộ mp3
Tăng Chi Bộ Kinh là bộ kinh thứ 4 trong Tam Tạng Kinh Điển của truyền thống Phật giáo nguyên thủy. Bộ kinh chứ hàng ngàn bài giảng được Đức Phật thuyết giảng hoặc các đệ tử của Đức Phật ghi lại.

Nghe đọc, tải xuống kinh Trung Bộ mp3
Trung Bộ kinh là bộ kinh Phật mô tả xúc tích giáo lý một cách sâu sắc, toàn diện, được lồng ghép trong hoàn cảnh sống thực tế đa dạng và phong phú. Giáo lý trong bộ kinh bao gồm ở nhiều cấp độ, từ những lý luận đạo đức cuộc sống thường ngày cho đến những chỉ dẫn về thiền định và sự giải thoát. Qua bộ kinh người đọc cũng có thể mường tượng một khung cảnh thời xưa khi Đức Phật còn tại thế, Ngài sống với nhiều tầng lớp khác nhau: từ những người cao quý như vua và hoàng hậu tới những người dân thường giản dị, hay các vị giáo sỹ ngoại đạo, các tu sỹ tu khổ hạnh cho đến nhà triêt học gia giỏi.

Nghe đọc, tải xuống kinh Trường Bộ mp3
Trường bộ kinh là một trong số kinh điển chính yếu của tạng kinh Pali, được lưu truyền trong truyền thống Phật giáo nguyên thủy. Bộ kinh này là một trong số những tài liệu mà đã ghi lại những lời Đức Phật dạy nguyên thủy cách đây 2000 năm. Bộ kinh gồm 34 kinh dài hoặc trung bình nên được gọi là Trường Bộ

Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận
Cái cây Phật Giáo cũng thế: cả ba phần Căn Bản, Tiểu Thừa, Đại Thừa có hợp lại, có biểu lí và bổ sung cho nhau thì mới là cái cây Phật giáo hoàn toàn. Sau khi đọc xong ba bộ sách Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận và Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Bác sĩ Kimura Taiken, chúng tôi đã có ý nghĩ như thế. Do đó theo thiển kiến, quan điểm của các nhà Đại Thừa (Bồ Tát) xưa đối với các nhà Tiểu Thừa (La Hán) cũng như những thành kiến của các nhà Tiểu Thừa đối với các nhà Đại Thừa đều là sai lầm. Chẳng hạn quan niệm của các nhà Đại Thừa thường cho các nhà Tiểu Thừa là hạng “tiêu nha bại chủng” (dứt hạt giống Phật), nghĩa là hạng người ích kỷ, chỉ biết tìm cầu giải thoát cho riêng mình, không lo “hoằng pháp lợi sinh” để tiếp nối cái tinh thần truyền đạo của Phật v.v.. là quan niệm rất sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử. Khi đọc lịch sử truyền bá Phật pháp, không ai biết đến trường hợp Phú-lâu-na (Punna).