
Sổ tay mục lục Tam Tạng Pali
Quyển “Sổ tay mục lục Tam tạng Pali được biên soạn với mục đích giúp độc giả tra cứu nhanh về xuất xứ cua các bản văn Kinh, Luật, Luận PãỊi, đối chiếu tựa đề Việt – PãỊi – Hán, giúp sinh viên khoa Phật học và người học Phật làm quen với văn học PãỊi gồm Tam tạng, chú thích, sớ giải và văn học PãỊi ngoài Tam tạng và các tác phẩm PãỊi chưa phân loại.

Giới thiệu các bài kinh Phật Pali cho người tại gia
Bài nghiên cứu này có thể hữu ích cho những Tăng, Ni, sinh viên Phật giáo, và những người muốn có hiểu biết “tổng quan” về các kinh Phật đã nói cho những người tại gia. Nó cũng giúp ích cho những người muốn nghiên cứu sâu hơn trong quá trình học Phật giáo của mình với những số liệu, thông tin, thống kê, và những nhận định có được sau quá trình khảo sát khá nhiều công phu của tác giả. Một số nhận-định (có được từ kết quả khảo sát rõ ràng) có thể làm quý vị thấy ngạc nhiên vì chúng có thể khác so với những suy đoán và hiểu biết trước giờ của quý vị.

Kinh Bổn Sanh – Tiền thân Đức Phật Thích Ca – trọn bộ 547 truyện
Đại tạng kinh Việt Nam Tiểu Bộ Kinh – Khuddaka Nikàya Chuyển ngữ tiếng Việt: GS Trần Phương Lan —o0o—…
Kinh Tiểu Bộ – Phật Sử, Hạnh Tạng
Buddhavaṃsa (Phật Sử) và Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) là hai tập Kinh cuối cùng Tiểu Bộ (Khuddakanikāya). Chú Giải của tập Kinh Buddhavaṃsa (Phật Sử) có tên là Madhuratthavilāsinī được thực hiện do công của Ngài Buddhadatta và Chú Giải của tập Kinh Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) có tên là Paramatthadīpanī do công của Ngài Dhammapāla. Cả hai tập Chú Giải đã được thực hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên.
Kinh Tiểu Bộ – Thánh Nhân Ký Sự | Apadānapāḷi
Apadānapāḷi là tựa đề của tập Kinh thứ mười ba thuộc Tiểu Bộ (Khuddakanikāya). Chúng tôi đề nghị tựa đề tiếng Việt là Thánh Nhân Ký Sự. Chú giải của tập Kinh Apadānapāḷi có tên là Visuddhajanavilāsinī, nhưng các chi tiết liên quan đến vị Chú Giải Sư không được tìm thấy.
Đạo Vô ngại giải | Paṭisambhidāmagga – The Path Of Discrimination
Cuốn Đạo Vô Ngại Giải này được dịch trọn vẹn từ cuốn The Path of Discrimination do tỳ kheo Ñāṇamoli dịch từ Paṭisambhidāmagga, tiếng Pāḷi. Đây là quyển thứ 12 trong Khuddakanikāya, Bộ Kinh Tiểu. Tôi rất tiếc không dịch, dù là tóm lược, phần giới thiệu giá trị của giáo sư A. K. Warder.
Kinh Tiểu Bộ – Nidesa, Nghĩa tích
Niddesa là danh từ nam tánh có ý nghĩa là “sự chỉ ra, sự phân tích” và được phát xuất từ động từ niddisati (ni+√dis+a) có ý nghĩa là “chỉ ra, giải ra, định rõ.” Chúng tôi chọn tựa đề tiếng Việt cho tập Kinh Niddesa là “Diễn Giải.”
Kinh Tiểu Bộ – Kinh Bổn Sanh, trọn bộ 547 truyện
Theo truyền thống Tích Lan, câu chuyện hiện tại, câu chuyện quá khứ, lời giải thích và phần kết hợp gồm thành tập Jàtaka atthakathà (Bổn Sanh sớ giải). Tập này được dịch sang tiếng Singala (Tích Lan), trừ các bài kệ vẫn giữ tiếng Pàli. Tập Jàtaka Atthakathà bằng tiếng Singala (Tích Lan) lại được dịch qua tiếng Pàli với danh từ là Jàtakassa Atthavannanà, mà nay chúng tôi đang dịch ra tiếng Việt Nam. Truyền thống xem rằng chính Buddhaghosa đã dịch từ tiếng Singala ra tiếng Pàli, nhưng truyền thống này chưa được các học giả đồng ý.
Kinh Tiểu Bộ Trưởng Lão Ni Kệ – trọn bộ
Trong khi đó, Trưởng Lão Ni Kệ là quyển thứ chín, gồm 73 tích truyện về cuộc đời các vị tỳ kheo ni đệ tử A-la-hán của Ðức Phật.
Trưởng Lão Ni Kệ – Phẩm 16 Đại Phẩm
Khi nghe quyết định của cha mẹ và bà con, nàng nói: ‘Bổn phận của tôi không phải trong đời sống gia đình, tôi sẽ xin xuất gia’, cha mẹ và các bà con không thể khuyên nàng từ bỏ quyết định của nàng. Nàng suy nghĩ: ‘Như vậy, ta sẽ được phép xuất gia’, và cương quyết theo chí nguyện của mình nàng cắt tóc, và dùng tóc ấy, theo phương pháp cảc Tỷ-kheo-ni thường dùng, nàng chú tâm vào tánh bất tịnh của sắc đẹp thân xác và chứng được Sơ thiền, Khi nàng ở trong định Sơ thiền cha mẹ và bà con nàng đến phòng nàng để nói chuyện gả chồng cho nàng.