Đề cao vai trò đạo sư, đức Phật khuyên các tăng sĩ siêng năng truyền bá 37 yếu tố giác ngộ. Để sống hạnh phúc trong cộng đồng, đức Phật khuyên không nên đào sâu sự bất đồng về quan điểm, cách hiểu, không phê phán, không khen mình, chê người; đề cao sự thực hành chánh pháp để trải nghiệm hạnh phúc của niết-bàn.

Đức Phật dạy không nên quy kết tất cả những gì gặp phải ở hiện tại đều có gốc rễ quá khứ, đồng thời khích lệ tu tập tinh tấn, thay vì khổ hạnh, để nhổ lên sự khổ đau bằng việc phân tích nguyên nhân khổ đau và trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây.

Bài Kinh phân tích sự giống và khác giữa người tại gia và người xuất gia về phương diện hành động và nghề nghiệp. Nếu người tại gia tạo ra giá trị sản lượng thì người xuất gia tạo ra giá trị tâm linh. Mặc dù không hình thù, vóc dáng, các giá trị tâm linh có thể cứu giúp con người giải quyết những khổ đau.

Bài Kinh giới thiệu hai quan điểm trái ngược về khái niệm bà-la-môn. Nếu quan niệm truyền thống cho rằng bà-la-môn là người sinh ra từ gia đình bà-la-môn thuần chủng bảy đời thì quan niệm cấp tiến cho rằng bà-la-môn là người có giới hạnh. Vượt lên trên hai quan điểm này, đức Phật đã mang lại nội dung mới cho bà-la-môn, khi so sánh bà-la-môn với thánh nhân trong Phật giáo.

Phần lớn các hành động phi pháp của con người phát xuất từ động cơ thõa mãn các nhu cầu hưởng thụ bản thân. Nhưng khi chịu hậu quả thì con người đỗ lỗi cho người thân và hoàn cảnh bắt buộc. Do với lý do nào, một hành động xấu đã được gieo sẽ đẩy người đó vào tù ngục. Biết vậy cần nỗ lực chuyển hóa nghiệp duyên để hạnh phúc hôm nay và tươi sáng đời sau.