Nghi thức tụng niệm Đức Di Lặc Thiên Tôn cầu vãng sanh Đâu Suất Thiên

Nguyện cầu Sư Tăng cha mẹ đời này đời trước, tri thức lành dữ, đàn việt lập chùa, mười phương tín thí, bà con quyến thuộc hoặc còn hoặc mất, sáu đạo chúng sanh hoặc oán hoặc thân. Nguyện giải tất cả những oan khiên, tiêu tất cả bao tội nghiệp, đồng chứng đạo Bồ-đề, đồng sanh cõi trời Đâu Suất Thiên.

Di Lặc Tam Kinh: Kinh Di Lặc Đại Thành Phật

Lúc bấy giờ bốn chúng đệ tử đều đến hội họp. Họ sửa sang đường lộ, rưới nước quét đất và đốt hương. Họ mang theo những phẩm vật để cúng dường Như Lai cùng chư Tỳ-kheo Tăng. Họ chăm chú chiêm ngưỡng Đức Như Lai, ví như hiếu tử nhìn người cha hiền, như đang khát thèm nước uống. Họ tưởng nhớ và yêu mến bậc Pháp phụ cũng lại như thế. Mỗi mỗi đều đồng nhất tâm muốn thỉnh Pháp Vương lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp. Với các căn bất động, tâm họ lần lượt lưu chảy về hướng của Phật.

Di Lặc Tam Kinh: Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Đường Nghĩa Tịnh

Và, khi bấy giờ có bậc đại trí là Xá Lỵ tử, là bậc pháp tướng, tối cao trong chúng vì thương thế gian, liền từ tòa ngồi, khoan thai đứng dậy, trễ áo vai hữu, gối hữu quỳ đất, chấp tay cung kính, bạch Thế Tôn rằng:“ Kính bạch Thế Tôn Kính mong Thế Tôn, rũ lòng chấp thuận.”

Di Lặc Tam Kinh: Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật – Cưu Ma La Thập

ạch đức Thế Tôn! Theo trình tự như trong kinh dạy, Bồ-tát Di Lặc sẽ hạ sanh làm Phật. Chúng con muốn nghe đức Thế Tôn dạy rõ về sự trang nghiêm cõi nước và thần lực công đức của Phật Di Lặc. Chúng sanh bố thí như thế nào? Giữ giới thế nào và được trí tuệ gì để được gặp Phật Di lặc?

Pháp tu tín ngưỡng Đức Di Lặc Thiên Tôn

Vấn đề liên quan đến việc Bồ Tát Di Lặc được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký sẽ thành vị Phật nối tiếp Ngài trong thời tương lai đã được ghi nhận sớm nhất tại Ấn Độ trong bản Kinh Cakkavatti Sutta (Kinh Chuyển Luân Vương Thánh Vương Sư Tử Hống) ở Digha Nikaya (Trường Bộ 26) thuộc Kinh Tạng Pali.

Lược sử Đức Phật Di Lặc theo truyền thống Mật tông

Trong khi tu tập như Bồ tát, Ngài chuyên thiền quán về tâm đại từ. Ngài không chỉ giảng dạy đường tu này cho người khác, mà còn liên tục thiền quán về nó. Ngài thường đứng trước cổng thành và tư duy về lòng từ. Thời thiền của Ngài mạnh mẽ đến nỗi khi mọi người đến và đi qua cổng, nếu đến gần đủ để chạm vào chân Ngài, thì họ sẽ chứng ngộ tâm đại từ. Điều này khiến cho tất cả các bậc tôn quý trong mười phương hài lòng. Chư Phật hoan hỷ với công hạnh của Ngài, và thọ ký rằng trong những kiếp vị lai, với tư cách là một Bồ tát và một vị Phật, ngài sẽ được biết với Pháp danh “Từ Thị” (Di Lặc; Jhampa). Đây là cách Ngài thọ nhận Pháp danh.