

Chứng đạo ca – ấn bản 1987
Thiền sư Vĩnh gia Huyền giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn. Thuở nhỏ học tập kinh luận và chuyên ròng về phép chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng.
Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tim đến. Hai người trò chuyện hăng say.
Sách nghe Giác nói lời nào cũng thầm hiệp ý chư tổ bèn hỏi rằng: nhân giả được pháp với thấy nào ?
Giác đáp: tôi nghe kinh luận phương đẳng, mỗi mỗi đều có thầy truyền dạy. Sau do kinh Duy Ma mà ngộ được tâm Phật, nhưng chưa có người chứng minh cho…

Chư kinh tập yếu – Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến
Chúng tôi đã có cơ may được gặp gỡ, tiếp xu c với nhiều vị thiền đức, cao tăng. Mỗi vị thường chỉ chuyên tu, hành trì một vài bộ kinh Phật, cho dù kiến thức các vị có thể là rất bao quát. Điều đó cho thấy việc hành trì kinh điển vốn quý ở chỗ tinh thông, không cốt ở chỗ nhiều mà không đạt lý.

Chơn Lý – Tổ sư Minh Đăng Quang
Chơn lý là bộ sách giáo lý ghi lại những bài thuyết pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang giảng dạy hoằng hóa trong suốt mười năm (1944-1954) hành đạo nhiều nơi tại các tỉnh thành thuộc hai miền Đông vàTây Nam bộViệt Nam. Đến ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) Tổ sư thọ nạn vàvắng bóng. KểtừđóbộChơn lýlàhiện thân, làdấu ấn, làpháp bảo cao quýmàTổ sư lưu lại cho hàng môn đồtứchúng đệ tử hệ phái Phật giáo Khất sĩViệt Nam.

Chết vào thân trung ấm và tái sinh – theo truyền thống Phật giáo Tây tạng
Có người chết đi sau khi đã kéo dài mạng sống đúng với thọ mạng của mình để trả các nghiệp lực gây ra từ các đời trước, các lực đó là nhân làm thành nền tảng của kiếp sống này. Cũng có người chết đi trước kỳ hạn thọ mạng của mình vì không hội đủ các nhân duyên để giữ mạng sống lại, ví dụ như thiếu những điều kiện tối thiểu để thọ mạng tiếp tục. Chết như thế gọi là chết ngoài kỳ hạn, hoặc chết do thọ báo công đức đã kiệt tận; nghiệp lực để tạo ra đời này vẫn còn đó, nhưng các ngoại duyên do công đức tích tập từ các đời trước thì không còn nữa….

Chết đi về đâu – Thích Nhật Từ
“Chết đi về đâu” không nhằm giải đáp “cảnh giới đi về” của mọi người và mọi loài mà nhằm phân tích dưới góc độ Phật học sự tương thích về nhân quả và nghiệp của con người trong tiến tình tái sinh.

Chân Ngôn Tông Nhật Bản
Thật sự khi người ngoại quốc chứng kiến những gì xảy ra như thế; đánh giá đây là sinh hoạt thực tiễn của tôn giáo chăng. Thật ra đây không phải là sự sai lầm của người Nhật. Vậy câu hỏi được đặt ra: niềm tin Tôn Giáo của người Nhật Bản như thế nào?…

Chánh niệm | Mindfulness in plain English – Bhante Henepola Gunaratana
Thượng tọa Henepola Gunaratana thọ cụ túc giới vào năm 12 tuổi, trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, quận Kurunegala thuộc quốc gia Miến Điện. Thầy bổn sư của ngài là thượng tọa Kiribatkumbure Sonuttara Mahathera…

Chánh hạnh niệm Phật vãng sanh – Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật
Còn chướng ngại thì khó vãng sanh. Cho nên từ xưa đến nay có rất nhiều sách được soạn ra nhằm mục đích quảng diễn để giải nghi, phá chấp cho hành giả Tịnh độ, như : Luận Vãng Sanh của ngài Thiên Thân, luận Tịnh Độ của ngài Ca Tài, luận Thập Nghi của đại sư Thiên Thai Trí Khải, Tây Phương Yếu Quyết của ngài Khuy Cơ, An Lạc Tập của ngài Đạo Xước, Tịnh Độ Hoặc Vấn của Thiên Như Duy Tắc, Quán Niệm Pháp Môn của đại sư Thiện Đạo; Vãng Sanh Yếu Tập của Nguyên Tín, Niệm Phật Bách Vấn của Ngộ Khai…

Cẩm nang của người Phật tử
Tập sách Cẩm nang của Người Phật Tử (Buddhism 101 – Questions and Answers) dưới hình thức vấn đáp này là một tổng hợp của các chủ đề giáo lý căn bản dành cho những người mới tìm hiểu đạo Phật. Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâm và bước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo…

Bụt Sử Lược Biên – Ấn bản năm 1913
Cách hơn một ngàn năm nay có một người chân tu đắc đạo xứ Dewaha dùng chữ Pali mà chép sự tích của Bụt Gaudama, nay ta dọn ra đây cho chư khán quan nhàn lảm…