Buddhavaṃsa (Phật Sử) và Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) là hai tập Kinh cuối cùng Tiểu Bộ (Khuddakanikāya). Chú Giải của tập Kinh Buddhavaṃsa (Phật Sử) có tên là Madhuratthavilāsinī được thực hiện do công của Ngài Buddhadatta và Chú Giải của tập Kinh Cariyāpiṭaka (Hạnh Tạng) có tên là Paramatthadīpanī do công của Ngài Dhammapāla. Cả hai tập Chú Giải đã được thực hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên.

Cuốn Đạo Vô Ngại Giải này được dịch trọn vẹn từ cuốn The Path of Discrimination do tỳ kheo Ñāṇamoli dịch từ Paṭisambhidāmagga, tiếng Pāḷi. Đây là quyển thứ 12 trong Khuddakanikāya, Bộ Kinh Tiểu. Tôi rất tiếc không dịch, dù là tóm lược, phần giới thiệu giá trị của giáo sư A. K. Warder.

Theo truyền thống Tích Lan, câu chuyện hiện tại, câu chuyện quá khứ, lời giải thích và phần kết hợp gồm thành tập Jàtaka atthakathà (Bổn Sanh sớ giải). Tập này được dịch sang tiếng Singala (Tích Lan), trừ các bài kệ vẫn giữ tiếng Pàli. Tập Jàtaka Atthakathà bằng tiếng Singala (Tích Lan) lại được dịch qua tiếng Pàli với danh từ là Jàtakassa Atthavannanà, mà nay chúng tôi đang dịch ra tiếng Việt Nam. Truyền thống xem rằng chính Buddhaghosa đã dịch từ tiếng Singala ra tiếng Pàli, nhưng truyền thống này chưa được các học giả đồng ý.

Qua hai quyển kinh nầy, chúng ta biết được các nỗ lực tu tập, đấu tranh nội tâm, thanh lọc tâm ý để đưa đến giác ngộ giải thoát. Cuộc đời tu hành của quý vị Tăng Ni như đã ghi lại trong hai quyển kinh là những tấm gương sáng ngời để chúng ta cùng suy gẫm và noi theo trên con đường hành đạo của mỗi người con Phật chúng ta.

Chuyện Ngạ quỷ (Petavatthu) là tập kinh song hành với tập chuyện Thiên cung, miêu tả cảnh giới đau khổ của những người đã tạo ác nghiệp từ Tăng chúng cho đến giới cư sĩ tại gia. Các loài quỷ (Peta) trong các chuyện này gồm hai loại: một loại Ngạ quỷ hoàn toàn chịu khổ đau mọi mặt, và một loại quỷ thần được hưởng một phần hạnh phúc do một số thiện nghiệp đã làm và một phần khổ đau do ác nghiệp đời trước.

Chuyện Thiên cung (Vimanavatthu) gồm bảy chương, trong đó có 4 chương miêu tả các lâu đài trên Thiên giới dành cho các nữ nhân và 3 chương dành cho nam nhân. Tất cả các vị này đều đã sống đời đạo hạnh, hành trì Ngũ giới và Bát quan trai giới cùng các việc thiện khác, tùy theo phương tiện khả năng của mình.

Trước hết, Tập Suttanipàta viết bằng một thể văn Pàli xưa nhất và cổ kính nhất, so sánh với các thể văn chúng ta thường được gặp trong các Bộ Dìgha Nikàya (Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Tăng Chi Bộ).