Đạo Phật hiện đại hóa – Thích Nhất Hạnh

Hiện đại hóa đạo Phật đã không phải là thế tục hóa đạo Phật mà còn là bồi dưỡng và phát triển giá trị xuất thế của đạo Phật để đạo Phật có đủ năng lực giác ngộ đưa đường chỉ lối cho cuộc đời. Hiện đại hóa đạo Phật đòi hỏi một mặt công trình tu chứng, một mặt công trình khảo sát về thực trạng của cuộc đời, để thực hiện công cuộc hành đạo đem đạo Phật vào cuộc đời. Công trình trước có tính cách xuất thế, công trình sau có tính cách nhập thế và giữa hai công trình có những tương quan mật thiết. Phải hiện đại hóa đạo Phật nếu chúng ta muốn đạo Phật có thể đóng góp thiết thực và hữu hiệu vào công cuộc xây dựng xã hội chúng ta.

Đạo Phật đi vào cuộc đời – Nhất Hạnh

Những con người giác ngộ đi vào cuộc đời bao giờ cũng đem theo tâm niệm giải thoát, không tham đắm, không cố chấp. Có như thế ta mới thấy được tính chất của sự vượt lên (transcendance) trong thái độ dấn thân vào cuộc đời (engagement) của những con người giác ngộ. Tính chất vô trước (détachement) của hành động là một bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự hiện hữu của giác ngộ.

Đạo Phật của tuổi trẻ – Thích Nhất Hạnh

Cầu nguyện Thượng Đế, cầu nguyện Mẹ Maria, cầu nguyện Chúa Kitô, và phương pháp cầu nguyện có thể gọi là phương pháp gần như duy nhất để thực tập trong giáo lý của Cơ Đốc giáo. Và khi tất cả mọi người trong gia đình cùng có chung một đối tượng, cùng cầu nguyện chung thì thế nào những khó khăn, những khổ đau của gia đình đó cũng sẽ giảm bớt. Gia đình đó có cơ hội được lành lặn và không bị tan rã. Tôi nghĩ rằng có ít nhất một phần sự thật trong các lời phát ngôn ấy. Tại vì khi chúng ta cùng có một niềm tin chung và biết cùng nhìn về một hướng thì gia đình chúng ta có nhiều cơ hội để tồn tại hơn mà không bị tan vỡ hay chia rẽ.