

Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận
Cái cây Phật Giáo cũng thế: cả ba phần Căn Bản, Tiểu Thừa, Đại Thừa có hợp lại, có biểu lí và bổ sung cho nhau thì mới là cái cây Phật giáo hoàn toàn. Sau khi đọc xong ba bộ sách Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận và Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Bác sĩ Kimura Taiken, chúng tôi đã có ý nghĩ như thế. Do đó theo thiển kiến, quan điểm của các nhà Đại Thừa (Bồ Tát) xưa đối với các nhà Tiểu Thừa (La Hán) cũng như những thành kiến của các nhà Tiểu Thừa đối với các nhà Đại Thừa đều là sai lầm. Chẳng hạn quan niệm của các nhà Đại Thừa thường cho các nhà Tiểu Thừa là hạng “tiêu nha bại chủng” (dứt hạt giống Phật), nghĩa là hạng người ích kỷ, chỉ biết tìm cầu giải thoát cho riêng mình, không lo “hoằng pháp lợi sinh” để tiếp nối cái tinh thần truyền đạo của Phật v.v.. là quan niệm rất sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử. Khi đọc lịch sử truyền bá Phật pháp, không ai biết đến trường hợp Phú-lâu-na (Punna).

Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận
Trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, Phật giáo là sản phẩm thuộc thời kỳ thứ tư. Thời kỳ thứ nhất là thời đại Lê Câu Vệ Đà (Rg-veda-1,500-1,000 trước TL), chuyên sùng bái các hiện tượng thiên nhiên và là thời đại của dân tộc Aryan mở đường tiến thủ. Đứng về phương diện tư tưởng, ta có thể cho đó là thời đại “thần thoại vũ trụ quan”. Thời kỳ thứ hai là Gia Nhu Vệ Đà-thời đại Phạm ngữ (1,000-800 trước TL). Giống người Aryan từ các địa phương Ngũ Hà tiến vào lưu vực sông Hằng (Gange), thấy đất đai phì nhiêu mới sống cuộc đời định cư tại những khu vực dọc theo con sông ấy. Đó là thời đại mà chế độc xã hội hà khắc (bốn giai cấp) và những lễ nghi tôn giáo vô cùng phức tạp được thiết lập, tức là thời đại Bà La Môn giáo vậy.

Luận khởi tín Đại thừa – Thích Giác Quả
Luận Khởi Tín Đại Thừa do Bồ-tát Mã Minh sáng tác vào đầu thế kỷ thứ II Tây lịch. Trước luận Khởi Tín đã hiện hữu chủ thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi do các Luận sư A-tỳ-đàm đề xướng, nhưng chủ thuyết này chưa giải thích được nguồn gốc của Nghiệp phát xuất từ đâu. Sau đó nghi vấn này đã được chủ thuyết A-lại-da Duyên khởi giải quyết. Dù vậy, giáo nghĩa Duy thức vẫn chưa giải đáp toàn triệt những nghi vấn giữa Mê và Ngộ, giữa Tướng và Tánh, giữa Chúng sinh và Phật, đây là động cơ để luận Khởi Tín ra đời. Vậy chủ thuyết luận Khởi Tín là gì? Thuyết minh gì?

Đại Phật Sử – Tỳ Khưu Minh Huệ biên dịch
Sau cuộc kiết tập, tác giả chuyên tâm vào công việc biên soạn kinh sách. Theo lời yêu cầu của ông U Nu, Thủ tướng Miến Điện lúc bấy giờ, Ngài bắt tay vào công việc biên soạn bộ Mahā Buddhavaṃsa (Đại Phật Sử), là bộ sách bằng tiếng Miến Điện, nói về những kiếp sống của Chư Phật quá khứ, như đã ?ược kể lại trong bộ kinh Pāḷi Buddhavaṃsa thuộc Tiểu bộ kinh. Tác phẩm biên soạn gồm 6 bộ, ?được viết ra thành tám cuốn, khởi biên vào năm 1956 và hoàn thành năm 1969. Tác phẩm này là thành quả vĩ đ?ại nhất của tác giả và cũng là sự đóng góp to lớn cho văn học Phật giáo Miến Điện, được chư Tăng cũng như thiện tín nồng nhiệt tán dương.

Đại luận về Giai trình về Đạo Giác Ngộ – Truyền thừa Nananda
Chúng tôi rất hoan hỉ các cơ sở quảng bá Phật giáo cũng như người tu học hay tìm hiểu Phật giáo được chuyển dụng rộng rãi bản dịch này với mục tiêu đem lại lợi ích cho người tu học, tìm hiểu về Phật giáo cũng như là vì mục đích đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Cuộc đời thánh tăng Ananda
Ðây là cuốn sách thứ 3 trong loạt phiên dịch ra Việt ngữ, lịch sử của các đại tông đồ của đức Phật. Hai cuốn đầu là “Cuộc Ðời Ðức Xá Lợi Phất” và “Lịch Sử Ðức Mục Kiền Liên” đã được tái bản và ấn tống cách đây không lâu.

Cửa Tùng Đôi Cánh Hài – Thích Nhất Hạnh
Trước mặt chàng, con đường mòn lên núi đã bị đôi cánh cửa tùng khép chặt. Chàng đưa tay cố đẩy. Nhưng hai cánh cửa kiên cố vẫn im lìm không lay chuyển dưới sức mạnh của đôi cánh tay chàng. Chàng lấy làm lạ. Ngày xưa chẳng bao giờ sư phụ chàng lại cho đóng chặt cửa lên núi như thế này. Chỉ có một con đường đưa tới am sư phụ mà thôi, nhưng bây giờ lại bị đóng chặt. Hớn hở chàng vỗ tay vào đốc kiếm, phi thân nhảy qua, nhưng chàng không nhảy qua khỏi. Một mãnh lực gì níu lấy thân chàng trở lại, khiến chàng không cất mình lên khỏi hai cánh cửa tùng.

Có và Không – Thích Như Điển
Tác phẩm nầy được viết xong ngày nào, tôi chưa rõ; nhưng bao giờ cũng thế, tôi cố gắng hoàn thành trong mùa an cư kiết hạ. Vì lẽ những ngày tháng còn lại trong năm khó mà hoàn chỉnh được một tác phẩm. Nhìn lịch thì thấy mùa an cư đã trôi qua 20 ngày rồi. Nghĩa là tôi chỉ còn lại 70 ngày nữa thôi và trong 70 ngày đó cũng còn lắm công chuyện để phải giải quyết nữa.

Cốt lõi cội Bồ Đề – Hoàng Phong chuyển ngữ
Vào những ngày cuối năm 1961 bước sang đầu năm 1962, một nhóm tu học Phật Pháp của nhân viên bệnh viện Siriraj ở Bangkok có mời một nhà sư Thái Lan là Buddhadasa Bikkhu đến thuyết giảng trong ba ngày. Nội dung của ba buổi thuyết giảng được ghi lại và in thành một quyển sách nhỏ. Mãi đến năm 1983 tức là 21 năm sau đó thì quyển sách này được dịch sang tiếng Anh với tựa đề là “Heartwood of the Bodhi tree” (Cốt lõi của cội Bồ-đề).

Công đức phóng sinh – Pháp sư Viên Nhân
Qua những lời giảng giải và những câu chuyện có xưa, có nay, hội đủ các yếu tố cổ kim, tác giả hy vọng có thể giúp cho tất cả mọi người đều thấy rõ đựơc giá trị của việc cứu vật phóng sinh cũng như sự nguy hại của việc giết hại sinh mạng mà sớm có một sự chuyển hướng tốt đẹp trong đời sống.