Đại luận về Giai trình về Đạo Giác Ngộ – Truyền thừa Nananda
Chúng tôi rất hoan hỉ các cơ sở quảng bá Phật giáo cũng như người tu học hay tìm hiểu Phật giáo được chuyển dụng rộng rãi bản dịch này với mục tiêu đem lại lợi ích cho người tu học, tìm hiểu về Phật giáo cũng như là vì mục đích đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Chứng đạo ca – ấn bản 1987
Thiền sư Vĩnh gia Huyền giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn. Thuở nhỏ học tập kinh luận và chuyên ròng về phép chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng.
Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tim đến. Hai người trò chuyện hăng say.
Sách nghe Giác nói lời nào cũng thầm hiệp ý chư tổ bèn hỏi rằng: nhân giả được pháp với thấy nào ?
Giác đáp: tôi nghe kinh luận phương đẳng, mỗi mỗi đều có thầy truyền dạy. Sau do kinh Duy Ma mà ngộ được tâm Phật, nhưng chưa có người chứng minh cho…
Chánh hạnh niệm Phật vãng sanh – Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật
Còn chướng ngại thì khó vãng sanh. Cho nên từ xưa đến nay có rất nhiều sách được soạn ra nhằm mục đích quảng diễn để giải nghi, phá chấp cho hành giả Tịnh độ, như : Luận Vãng Sanh của ngài Thiên Thân, luận Tịnh Độ của ngài Ca Tài, luận Thập Nghi của đại sư Thiên Thai Trí Khải, Tây Phương Yếu Quyết của ngài Khuy Cơ, An Lạc Tập của ngài Đạo Xước, Tịnh Độ Hoặc Vấn của Thiên Như Duy Tắc, Quán Niệm Pháp Môn của đại sư Thiện Đạo; Vãng Sanh Yếu Tập của Nguyên Tín, Niệm Phật Bách Vấn của Ngộ Khai…
Bảy Bản Tâm Kinh trong Đại Tạng
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh, thường được tụng trong mỗi buổi lễ tại các chùa. Bản kinh này là của Ngài Huyền Trang (cũng gọi là Huyền Tráng) dịch từ bản chữ Phạn vào đời Đường. Ngoài bản này, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng (Taisho Tripitaka) còn có sáu bản dịch khác. Trong “Tâm Như Trí Thủ Toàn Tập”, HT Trí Thủ đã ghi lại về các bản dịch này như sau:
Bát Nhã Tâm Kinh trực giải – HT Thích Thanh Từ
Bát Nhã Tâm Kinh là Tâm Tông của chư Phật, là cốt tủy của các kinh, là tuệ mạng của Bồ tát Đại thừa, là bản nguyên của Pháp giới chúng sanh. Bát Nhã sanh ra tất cả Như Lai, đáng được gọi là mẹ trí, phô diễn tạng giáo ba thừa, thật đáng mang hiệu vua tâm. Nghe đâu Kinh nầy được trích từ Kinh Đại Bát Nhã, văn tuy rất giản dị mà diệu nghĩa tròn đầy trùm khắp, lý thật nhiệm mầu để cho chân không hiển lộ. Pháp ấn nầy Phật Phật truyền nhau, tuệ đăng nầy Tổ Tổ trao nhau.
Bát Nhã Tâm Kinh giảng giải
Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, và hiện nay chúng ta đang đọc tụng, là bản của ngài Đường Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang, một Thánh sư đã đi tham khảo và thỉnh kinh bên Ấn Độ, mà phần đông Phật tử đều nghe tiếng. Từ xưa đến nay kinh đã được hơn năm chục nhà Trung Hoa chú giải. Ở Việt Nam, lần thứ nhất, dưới triều Minh Mạng, mới có một người đem kinh ra giải thích: đó là ngài Đạo Tuân Minh Chánh Thiền sư ở Chùa Bích Động, thuộc tỉnh Ninh Bình(1)
Kinh Bi Hoa – Lịch sử Đức Phật A Di Đà và các vị Bồ tát
Một thời Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật, nơi thành Vương Xá, cùng với đông đủ sáu vạn hai ngàn vị đại Tỳ kheo Tăng đều là bậc A La Hán, đã sạch các lậu, không còn phát sinh phiền não, đã được tự tại hoàn toàn, được tâm giải thoát, được huệ giải thoát, giống như voi chúa đã thuần thục hoàn toàn, việc làm đã xong, đã rũ bỏ gánh nặng, được tự lợi, cắt đứt các trói buộc; với trí tuệ chơn chánh giải thoát, tâm được tự tại đối với tất cả, đã đạt đến bờ bên kia, chỉ trừ tôn giả A Nan.