Lược sử Đức Phật Di Lặc theo truyền thống Mật tông

Trong khi tu tập như Bồ tát, Ngài chuyên thiền quán về tâm đại từ. Ngài không chỉ giảng dạy đường tu này cho người khác, mà còn liên tục thiền quán về nó. Ngài thường đứng trước cổng thành và tư duy về lòng từ. Thời thiền của Ngài mạnh mẽ đến nỗi khi mọi người đến và đi qua cổng, nếu đến gần đủ để chạm vào chân Ngài, thì họ sẽ chứng ngộ tâm đại từ. Điều này khiến cho tất cả các bậc tôn quý trong mười phương hài lòng. Chư Phật hoan hỷ với công hạnh của Ngài, và thọ ký rằng trong những kiếp vị lai, với tư cách là một Bồ tát và một vị Phật, ngài sẽ được biết với Pháp danh “Từ Thị” (Di Lặc; Jhampa). Đây là cách Ngài thọ nhận Pháp danh.

Tư liệu về Phật Di Lặc – Phước Nguyên

Truyền thống bộ phái: Căn cứ vào các tài liệu Hán tạng, đại biểu là Trung A-hàm 13, kinh 66. Thuyết bản1, đơn hành bản tương đương: No. 44, Cổ lai thế thời kinh, cho thấy trong Phật giáo bộ phái, A-dật-đa (Ajita) và Di Lặc (Mettaya), là hai nhân vật khác nhau, cả hai vị này đều là Tỷ-kheo trong chúng Thanh văn được Phật Thích Ca thọ ký, một vị làm vua Chuyển luân và một vị làm Phật.

[457] PHẬT NÓI KINH THỜI DI LẶC ĐẾN

Lúc này trong đất đai Diêm Phù Lợi giáp vòng sáu mươi vạn dặm, khi Di Lặc ra đời thời đất đai Diêm Phù Lợi: Đông Tây dài bốn mươi vạn dặm, Nam Bắc dài ba mươi hai vạn dặm, đất đai đều sẽ sinh ra năm loại quả của cây cỏ. Bên trong bốn biển không có núi, gò lớn, hang hốc….đất đai bằng phẳng, cây cỏ đều dài lớn.

[454] PHẬT NÓI KINH DI LẶC HẠ SINH THÀNH PHẬT

Đại Trí Xá Lợi Phất (Śāriputra) hay tùy theo Đức Phật, chuyển bánh xe Pháp (Dharma-cakra), là vị Đại Tướng của Phật Pháp (Buddha-dharma), vì thương xót chúng sinh cho nên bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Như trong Kinh lúc trước lúc sau, nói Di Lặc (Maitreya) sẽ xuống đời làm Phật. Nguyện xin rộng nói Công Đức, Thần Lực, việc trang nghiêm cõi nước của Di Lặc. Chúng sinh dùng Thí (Dāna:Bố Thí) nào, Giới (Śīla) nào, Tuệ (Prajñā) nào, được thấy Di Lặc?”

[453] PHẬT NÓI KINH DI LẶC HẠ SINH

Bấy giờ A Nan (Ānanda) trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, bạch Phật rằng: “Đức Như Lai có kiến giải cao minh, không có việc gì chẳng xem xét, ba đời đương lai quá khứ hiện tại thảy đều thấu tỏ. Danh hiệu, tên họ của chư Phật quá khứ…Đệ Tử, Bồ Tát theo hầu nhiều ít thảy đều biết rõ. Một kiếp, trăm kiếp hoặc vô số kiếp thảy đều quán sát cũng lại như vậy. Tên họ của quốc vương, đại thần, người dân liền hay phân biệt. Như ngày nay, cõi nước hiện tại có ngần ấy thứ cũng lại biết rõ. Tương lai lâu xa, Di Lặc (Maitreya) hiện ra Chí Chân Đẳng Chính Giác (Arhate samyaksaṃbuddha: Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác), (Con) muốn nghe sự việc ấy, Đệ Tử theo hầu, cảnh Phật sung túc an vui, …trải qua bao nhiêu thời?”

[452] PHẬT NÓI KINH QUÁN DI LẶC BỒ TÁT, SINH LÊN TRỜI ĐÂU SUẤT

Bấy giờ Đức Thế Tôn vào lúc đầu đêm, cử động thân phóng ánh sáng. Ánh sáng ấy màu vàng ròng nhiễu quanh vườn Kỳ Đà (Jeṭārāma) giáp khắp bảy vòng, chiếu soi nhà của Tu Đạt (Sudatta) cũng màu vàng ròng. Có ánh sáng màu vàng ròng giống như đoạn mây, khắp nước Xá Vệ mỗi mỗi nơi chốn đều tuôn mưa hoa sen màu vàng ròng.

[349] KINH BỒ TÁT DI LẶC THƯA HỎI VỀ BẢN NGUYỆN

Nghe như vầy: Một thời Đức Phật dạo chơi đến nơi loài nai hay tụ họp, ở khoảng giữa cây Khủng Cụ trong núi Diệu Hoa tại nước Phi Kỳ cùng với chúng Đại Tỳ Khưu đến dự. Tỳ Khưu gồm có năm trăm người là tất cả bậc Hiền Thánh đã đạt Thần Thông và đều là các vị Tỳ Khưu đáng tôn kính.

[183] KINH NHÂN DUYÊN CHẲNG ĂN THỊT DO TÂM TỪ CỦA NHẤT THIẾT TRÍ QUANG MINH TIÊN NHÂN

Bấy giờ Đức Thế Tôn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ Khưu (Bhikṣu) đang Kinh Hành (Caṅkramana) trong rừng. Lại có năm trăm người của Phạm Chí (Brāhmaṇa: Bà La Môn) búi tóc, từ xa nhìn thấy Di Lặc có uy nghi an tường, tướng tốt trong sạch, cúi năm vóc sát đất như núi bạc sụp xuống, thành đống hoa vàng với mọi báu xen kẽ rực rỡ. Hoa vàng, đài vàng, bảy báu làm quả trái, ở trong đài các có âm thanh màu nhiệm…rồi nói Kệ rằng:

Thủ ấn, Chân ngôn của Bồ tát Di Lặc

Hình ảnh Đức Di Lặc không chỉ được đề cập đến trong kinh Nikāya4 và các bản Hán dịch A-hàm5, mà trong nhiều tác phẩm Đại thừa như Lalitavistara, Divyavadana và Mahavastu. Cần nói thêm rằng Ngài hiện trú tại nội viện cõi trời Tuṣita, tuyên thuyết những Pháp yếu mà Ngài đã thực nghiệm cho chư Thiên tại đây.