Đại luận về Giai trình về Đạo Giác Ngộ – Truyền thừa Nananda
Chúng tôi rất hoan hỉ các cơ sở quảng bá Phật giáo cũng như người tu học hay tìm hiểu Phật giáo được chuyển dụng rộng rãi bản dịch này với mục tiêu đem lại lợi ích cho người tu học, tìm hiểu về Phật giáo cũng như là vì mục đích đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Cửa Tùng Đôi Cánh Hài – Thích Nhất Hạnh
Trước mặt chàng, con đường mòn lên núi đã bị đôi cánh cửa tùng khép chặt. Chàng đưa tay cố đẩy. Nhưng hai cánh cửa kiên cố vẫn im lìm không lay chuyển dưới sức mạnh của đôi cánh tay chàng. Chàng lấy làm lạ. Ngày xưa chẳng bao giờ sư phụ chàng lại cho đóng chặt cửa lên núi như thế này. Chỉ có một con đường đưa tới am sư phụ mà thôi, nhưng bây giờ lại bị đóng chặt. Hớn hở chàng vỗ tay vào đốc kiếm, phi thân nhảy qua, nhưng chàng không nhảy qua khỏi. Một mãnh lực gì níu lấy thân chàng trở lại, khiến chàng không cất mình lên khỏi hai cánh cửa tùng.
Có và Không – Thích Như Điển
Tác phẩm nầy được viết xong ngày nào, tôi chưa rõ; nhưng bao giờ cũng thế, tôi cố gắng hoàn thành trong mùa an cư kiết hạ. Vì lẽ những ngày tháng còn lại trong năm khó mà hoàn chỉnh được một tác phẩm. Nhìn lịch thì thấy mùa an cư đã trôi qua 20 ngày rồi. Nghĩa là tôi chỉ còn lại 70 ngày nữa thôi và trong 70 ngày đó cũng còn lắm công chuyện để phải giải quyết nữa.
Cốt lõi cội Bồ Đề – Hoàng Phong chuyển ngữ
Vào những ngày cuối năm 1961 bước sang đầu năm 1962, một nhóm tu học Phật Pháp của nhân viên bệnh viện Siriraj ở Bangkok có mời một nhà sư Thái Lan là Buddhadasa Bikkhu đến thuyết giảng trong ba ngày. Nội dung của ba buổi thuyết giảng được ghi lại và in thành một quyển sách nhỏ. Mãi đến năm 1983 tức là 21 năm sau đó thì quyển sách này được dịch sang tiếng Anh với tựa đề là “Heartwood of the Bodhi tree” (Cốt lõi của cội Bồ-đề).
Công đức phóng sinh – Pháp sư Viên Nhân
Qua những lời giảng giải và những câu chuyện có xưa, có nay, hội đủ các yếu tố cổ kim, tác giả hy vọng có thể giúp cho tất cả mọi người đều thấy rõ đựơc giá trị của việc cứu vật phóng sinh cũng như sự nguy hại của việc giết hại sinh mạng mà sớm có một sự chuyển hướng tốt đẹp trong đời sống.
Con đường chuyển hóa – Ứng dụng Bát Chánh Đạo trong cuộc sống – Thích Nhật Từ
Tính năng hiệu quả của Bát Chánh Đạo giúp cho hành giả vượt lên hai phong cách sống: Một bên làhưởng thụ các khoái lạc giác quan, đỉnh cao làđời sống tình dục vợ chồng; một bên lànỗ lực khổhạnh, ép cơ thể, làm cho mất đi các hứng thúgiác quan. Từ đó lầm nhận rằng, đây chính là con đường giải thoát. Bát Chánh Đạo giúp ta xa lánh hai thái cực, hai phong cách sống vừa nêu, giúp cho con người phát triển tầm nhìn chân chính, ứng dụng lòng tin vào tư duy chân chính.
Con đường an vui – Thích Nhật Từ
Thế gian thường nói “An cư lạc nghiệp” đề cập chủ yếu về phương diện vật chất. An cư tạo thái độ an tâm và lạc nghiệp để hướng đến hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc phần lớn đặt trên nền tảng của điều kiện vật chất, khi đầy đủ điều kiện này, an vui sẽ có mặt. An vui bị điều kiện hóa theo cách thức trên có lúc làm chúng ta vui nhưng cũng có lúc làm ta lo sầu, thậm chí khổ đau. Do vậy, ngoài những giá trị an vui vật chất, nhà Phật còn dạy cần phải tô bồi thêm những giá trị an vui về tinh thần.
Con đường đến tĩnh lặng – Dalai Lama
Cuộc đời là một dòng chảy với nhiều biến cố: Khi thuận, khi nghịch; khi tốt, khi xấu; khi hạnh phúc, lúc khổ đau; khi hài lòng, lúc bất mãn; khi được thăng hoa, lúc thì tuyệt vọng v.v… Người thiếu kinh nghiệm làm chủ tâm sẽ bị cuốn hút theo thủy triều của cảm xúc. Những khổ đau, sầu não, buồn chán và tuyệt vọng làm cho cuộc sống trở nên ảm đạm hơn. Thưởng thức các tư tưởng minh triết trong quyển sách này như một sự thay thế tích cực, vốn có khả năng giúp người đọc thoát khỏi bế tắc, chuyển tâm đến các giải pháp khôn ngoan. Đọc và thưởng thức trí tuệ hằng ngày của đức Dalai Lama sẽ giúp người đọc ngộ ra được nhiều điều thú vị và những chân lý bình dị trong đời sống. Các viên ngọc trí tuệ này là người bạn đồng hành của ta trong mọi quyết đoán, định hướng nghề nghiệp, tương giao xã hội, điều chỉnh nhận thức, thay đổi hành vi và chuyển hóa nỗi đau.
Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng – Thích Nhất Hạnh
Thầy Pháp Tạng là tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm, Pháp Tạng có nghĩa là kho tàng của chánh pháp. Tổ thứ hai là thầy Trí Nghiễm. Trên thầy Trí Nghiễm là thầy Đỗ Thuận, sơ tổ của tông Hoa Nghiêm. Sau tổ Pháp Tạng có tổ Trừng Quán và sau tổ Trừng Quán có tổ Tông Mật. Đó là năm vị tổ của tông Hoa Nghiêm gọi là Hoa Nghiêm Ngũ Tổ. Tông Hoa Nghiêm thừa hưởng nhiều giáo lý của các ngài Mã Minh và Long Thọ nên có khi người ta nhận hai ngài này là hai vị tổ đầu tiên, trước thầy Đỗ Thuận. Nhưng kỳ thật tông Hoa Nghiêm chỉ có năm vị tổ.
Con đường chuyển hóa – Thích Nhất Hạnh
Sau đây là những lời mà tôi đã được nghe đức Thế Tôn dạy, hồi người còn đang cư trú Kammasadhamma, nơi một ấp phố của giống dân Kuru. Một hôm Đức Thế Tôn gọi các vị khất sĩ…