Bảy Bản Tâm Kinh trong Đại Tạng

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh, thường được tụng trong mỗi buổi lễ tại các chùa. Bản kinh này là của Ngài Huyền Trang (cũng gọi là Huyền Tráng) dịch từ bản chữ Phạn vào đời Đường. Ngoài bản này, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng (Taisho Tripitaka) còn có sáu bản dịch khác. Trong “Tâm Như Trí Thủ Toàn Tập”, HT Trí Thủ đã ghi lại về các bản dịch này như sau:

Bát Nhã Tâm Kinh giảng giải

Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, và hiện nay chúng ta đang đọc tụng, là bản của ngài Đường Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang, một Thánh sư đã đi tham khảo và thỉnh kinh bên Ấn Độ, mà phần đông Phật tử đều nghe tiếng. Từ xưa đến nay kinh đã được hơn năm chục nhà Trung Hoa chú giải. Ở Việt Nam, lần thứ nhất, dưới triều Minh Mạng, mới có một người đem kinh ra giải thích: đó là ngài Đạo Tuân Minh Chánh Thiền sư ở Chùa Bích Động, thuộc tỉnh Ninh Bình(1)

Ban mai Xứ Ấn – trọn bộ 3 tập

Tôi đặt tên cho bộ sách là ‘BAN MAI XỨ ẤN’, bởi hình ảnh viii ban mai trên sông Hằng thiêng liêng đã thật sự gây cảm xúc cho tôi mạnh mẽ. Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được đề cập rất nhiều trong kinh Phật, được người dân Ấn tôn thờ như một nữ thần hoặc như một bà mẹ truyền ban sức sống và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại xa xưa nhất cho đến bây giờ, khi mặt trời bắt đầu chậm rải ló lên ở hướng đông phía bên kia đối diện sông Hằng. Ánh sáng choàng lên và nhuốm hồng mặt nước nhấp nhô gợn sóng lung linh như dát bạt…

Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX

Thế kỷ XX vừa mới trôi qua, cũng là thời điểm hoàn tất quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX tập II”. Tuy nhiên ban biên tập vẫn chưa thể kết thúc công việc ở giai đoạn này, còn lại rất nhiều danh Tăng mà chúng tôi chưa sưu tầm được, hoặc có tư liệu nhưng chưa đầy đủ.

A Hàm Kinh – mưa Pháp chuyển hóa phiên não

Bốn bộ A hàm xuất phát từ tiếng Phạn, Hán và Thượng Tọa Tuệ Sĩ cùng Tỳ Kheo Thích Đức Thắng đã dịch qua Việt Ngữ. Bốn bộ Nikaya xuất phát từ ngôn ngữ Pali và Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch qua Việt Ngữ. Vì xuất phát từ ngôn ngữ (Phạn và Pali) khác nhau nên văn phong chuyển dịch sang Việt Văn có ngắn dài khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung ý tưởng đều giống nhau. Nên nếu chúng ta hiểu bốn bộ A-hàm thì chúng ta cũng sẽ hiểu được bốn bộ Nikaya. Đó là lý do trong chương 1, tác giả có sự so sánh về cấu trúc cả hai bộ A-hàm và Nikaya.

Thích Quảng Đức – 60 năm ngọn nửa vẫn sáng

Bồ tát Quảng Đức, người con linh thiêng của “Non Nước Khánh Hòa” đã đi vào lịch sử như một huyền thoại với trái tim bất diệt. Hơn hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, có lẽ Ngài Quảng Đức là trường hợp hy hữu được tôn xưng lên hàng Bồ tát, điều đó nói lên vị trí độc sáng của Ngài trong thiền sử. Nhớ lại những ngày này cách đây 60 năm về trước tại miền Nam Việt Nam, Phật giáo đang trong cơn nguy khốn cùng cực vì sự bức hại tàn bạo của “Ngô triều”, khiến cho cơ đồ ngàn năm của lịch đại Tổ sư có nguy cơ bị tiêu vong.

Kinh Niệm Xứ Chặng Đường Giải Thoát Khổ Đau

Từ xưa đến nay, pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được
nhiều thế hệ Phật tử thay nhau thọ trì và tu tập. Thế nhưng
việc nhận thức được ý nghĩa cứu khổ từ Diệu Pháp này
vẫn còn nhiều điều phải suy xét.
Tùy theo mỗi truyền thống, mỗi trường phái, mỗi vị
thầy tổ mà pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được truyền thừa
một cách khác biệt. Điều này đã làm mất đi giá trị nhất
quán của Diệu Pháp Bốn Niệm Xứ, cũng là Chánh Niệm,
một chi phần trong Tám Chánh Đạo, tức Đạo Đế, tức Chân
lý về con đường diệt khổ.

Pháp Nhân Duyên Thánh Lý cứu khổ

Từ hơn hai ngàn năm qua đã có rất nhiều các luận thuyết đưa ra nhằm giải thích hệ thống Nhân Duyên (hay Pháp Duyên Khởi) của Đức Phật. Tuy nhiên, cho đến nay, Thánh Lý này vẫn còn ẩn chứa nhiều Diệu Pháp chưa được nhận thức thích đáng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên, trong đó, xét về mặt thực tế, có hai lý do chủ yếu: