Chư kinh tập yếu – Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến

Chúng tôi đã có cơ may được gặp gỡ, tiếp xu c với nhiều vị thiền đức, cao tăng. Mỗi vị thường chỉ chuyên tu, hành trì một vài bộ kinh Phật, cho dù kiến thức các vị có thể là rất bao quát. Điều đó cho thấy việc hành trì kinh điển vốn quý ở chỗ tinh thông, không cốt ở chỗ nhiều mà không đạt lý.

Cẩm nang của người Phật tử

Tập sách Cẩm nang của Người Phật Tử (Buddhism 101 – Questions and Answers) dưới hình thức vấn đáp này là một tổng hợp của các chủ đề giáo lý căn bản dành cho những người mới tìm hiểu đạo Phật. Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâm và bước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo…

Sổ tay mục lục Tam Tạng Pali

Quyển “Sổ tay mục lục Tam tạng Pali được biên soạn với mục đích giúp độc giả tra cứu nhanh về xuất xứ cua các bản văn Kinh, Luật, Luận PãỊi, đối chiếu tựa đề Việt – PãỊi – Hán, giúp sinh viên khoa Phật học và người học Phật làm quen với văn học PãỊi gồm Tam tạng, chú thích, sớ giải và văn học PãỊi ngoài Tam tạng và các tác phẩm PãỊi chưa phân loại.

Giới thiệu các bài kinh Phật Pali cho người tại gia

Bài nghiên cứu này có thể hữu ích cho những Tăng, Ni, sinh viên Phật giáo, và những người muốn có hiểu biết “tổng quan” về các kinh Phật đã nói cho những người tại gia. Nó cũng giúp ích cho những người muốn nghiên cứu sâu hơn trong quá trình học Phật giáo của mình với những số liệu, thông tin, thống kê, và những nhận định có được sau quá trình khảo sát khá nhiều công phu của tác giả. Một số nhận-định (có được từ kết quả khảo sát rõ ràng) có thể làm quý vị thấy ngạc nhiên vì chúng có thể khác so với những suy đoán và hiểu biết trước giờ của quý vị.

Tài liệu chỉ dẫn cho người Bắt đầu học Phật

Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam là dung hội cả hai truyền thống Phật giáo lớn của thế giới với nhiều tông phái, hệ phái khác nhau. Trước thực tiễn kinh sách Phật học và văn hóa Phật giáo vô cùng phong phú, đa dạng như hiện nay, người tự tìm hiểu Phật pháp sẽ lúng túng và mất thời gian nếu không được định hướng đúng đắn.

Hiểu về Tam Giới để tìm con đường GIẢI THOÁT

Chúng sinh ở cõi Vô Sắc giới không phải chịu bất tác ý khổ (không đạt được ham muốn nên buồn khổ) bởi họ đã trừ hết những ham muốn về giới tính, thể xác. Họ cũng không phải chịu hoại khổ (do không còn thể xác nên không lo bản thân bị hư hoại). Nhưng họ vẫn chịu hành khổ (không thoát được luân hồi), tức là đến một lúc nào đó tuổi thọ của họ sẽ hết và họ sẽ phải chết đi, luân hồi sang kiếp khác.